Trái Tim Của Bụt - Thích Nhất Hạnh - (bìa mềm)
214.600 đ
Uy tín
Giao toàn quốc
Được kiểm hàng
Chi tiết sản phẩm
Tình trạng
Mới
Công ty phát hành
Thái Hà
Ngày xuất bản
2023-10-01 00:00:00
Loại bìa
Bìa mềm
Số trang
596
Nhà xuất bản
Nhà Xuất Bản Tổng hợp TP.HCM
SKU
9057369632782

Trái tim của Bụt là những ghi chép tổng hợp những bài giảng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong Khóa học Phật Pháp Căn Bản tại Làng Mai, Loubes-Bernac, Pháp.
Những bài học đầu tiên khái quát lịch sử Phật Giáo từ sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn cho tới nay, với một khoảng thời gian khá dài như vậy mà trước đây kinh điển chỉ được truyền tụng bằng miệng và hơn 400 năm sau khi Bụt nhập diệt, kinh điển mới được chép thành văn, vì vậy sẽ có những điều sai lầm do nhiều thế hệ Phật tử đã nhớ sai, hiểu sai ý của Bụt.
Chính vì điều đó nên Sư ông Làng Mai đã căn dặn chúng ta cần phải học kinh điển một cách khôn ngoan, đừng bị kẹt trong những câu chữ từ kinh điển.
Phần trọng tâm nhất của cuốn sách bàn về gốc rễ của đạo Phật xoay quanh Nhị Đế – Tứ Diệu Đế – Bát chánh đạo – Duyên khởi. Thế nào là khổ, tập, diệt, đạo và ta áp dụng và nhân ra các giáo lý đó trong cuộc sống hiện tại. Chánh kiến, chánh niệm, chánh ngữ, chánh tinh tấ là gì? Chúng liên quan gì đến nhau và ảnh hưởng thế nào trong cuộc sống của chính mình.
Có một ý rất hay về khổ, tập, diệt, đạo như sau: “Những lúc đau răng thì khổ và ta nghĩ không đau răng là sướng. Nhưng đến khi không đau răng ta vẫn không biết sung sướng. Con người thường sống trong quên lãng như vậy. Sống trong hạnh phúc thì không nhìn thấy hạnh phúc, và sống trong khổ đau cũng không biết đó là khổ đau. Không nhận diện được đau khổ nên ta gánh cái khổ đó suốt đời.”
Qua những bài học được ghi chép lại, Thầy Thích Nhất Hạnh còn giảng dạy về cách để chúng ta tiếp nhận kiến thức mà không bị lầm đường lạc lối theo phương pháp văn – tư – tu. Văn là tiếp nạp những kiến thức mới, Tư là tư duy, nghiền ngẫm về những kiến thức đã được học và cuối cùng là Tu, tức đem những kiến thức đã học để áp dụng vào thực tế.
Học Phật không phải để tích lũy kiến thức và thấy nặng nề mà học để có thể hiểu được những cái sai lầm, để buông bỏ và thấy lòng nhẹ nhàng hơn khi học Phật Pháp, chúng ta phải làm cách nào để giáo lý của Bụt giúp cho tâm tư ta nhẹ nhàng hơn, chứ không phải làm cho ta nặng nề thêm.
Cuốn sách gồm 24 bài học, truyền tải một khối lượng lớn kiến thức nhưng bằng cách diễn đạt mạch lạc, logic và những ví dụ minh họa lồng ghép đời thực khiến chúng ta dễ dàng hiểu và tiếp thu.
Trích đoạn nội dung:
Chúng ta biết rằng hơn 400 năm sau khi Bụt nhập diệt, kinh điển mới được chép thành văn. Trước đó, kinh điển chỉ được truyền tụng bằng miệng, từ thế hệ này sang thế hệ khác bởi các vị kinh sư. Các vị kinh sư ngày xưa thuộc hết các kinh điển và có nhiệm vụ tụng đọc lại cho đại chúng nghe. Có những vị thuộc lòng tất cả tạng kinh. Ngoài các vị kinh sư còn có những vị luật sư. Các vị kinh sư thuộc kinh, những vị luật sư thì nhớ luật. Sự truyền thừa kinh và luật hoàn toàn căn cứ vào trí nhớ. Mãi đến thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch, kinh điển mới được ghi chép. Vì vậy trong thời gian bốn, năm trăm năm truyền thừa, nhiều điều sai lầm cũng được chép lại, lý do là nhiều thế hệ Phật tử đã nhớ sai, hiểu lầm và hành trì không đúng.
Chúng ta biết rằng ngay chính trong thời Bụt còn tại thế mà nhiều người vẫn không hiểu được lời Bụt dạy, vẫn diễn giải lời Bụt một cách sai lầm. Nhiều khi Bụt phải gọi người đó tới hỏi: “Thầy nghe như thế nào mà thầy nói như vậy?” Không những người ngoài đời hiểu lầm giáo lý của Bụt, mà cả trong giáo đoàn cũng có nhiều người hiểu lầm nữa. Đọc kinh Người bắt rắn, chúng ta đã thấy chính đệ tử của Bụt đã hiểu lầm Bụt, ngay trong khi Bụt còn tại thế. Vậy thì trong 400 năm, 500 năm sau ngày Bụt nhập diệt, truyền thừa lại những lời của Bụt bằng trí nhớ, bằng cách truyền miệng, thế nào cũng có sai lầm. Sai lầm không chỉ vì nhớ lầm, mà còn vì cách hiểu và hành trì không đúng. Khi hiểu sai rồi hành trì sai, thì những lời Bụt dạy truyền lại cũng sai luôn.
Vì vậy, chúng ta phải rất cẩn thận trong khi học đạo Bụt, và đừng bị kẹt vào những câu, những chữ ở trong kinh. Trong truyền thống Đại thừa có câu “y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan”, nghĩa là nếu quý vị nương vào kinh mà giải nghĩa từng chữ, từng câu một thì thế nào cũng nói oan cho các đức Bụt trong ba đời. Nhưng cũng phải biết câu thứ hai “ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết”, nghĩa là nếu quý vị bỏ một chữ trong kinh đi thì những điều quý vị nói sẽ có thể tương tự những điều ma quỷ nói. Một mặt mình không thể bỏ kinh được, một mặt mình không nên quá chấp vào từng chữ từng câu để cắt nghĩa. Đó là thái độ khôn ngoan của những người học Phật. Phải nương vào kinh, nhưng sử dụng kinh với tất cả sự thông minh và khôn khéo của mình thì mới không bị kẹt quá vào những câu, những chữ trong kinh điển.
Mục lục:
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BÀI THỨ NHẤT
Phải học kinh điển một cách khôn ngoan
Hai cách nhìn sự thật: sự phân biệt tục đế và chân đế
Tứ tất đàn: bốn tiêu chuẩn về sự thật
Bốn điều y cứ
Cây đuốc duyên khởi
Thiền hành
Nhận diện
Tiếp xúc
 
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BÀI THỨ HAI
Học phật phải thấy lòng nhẹ nhàng
Không cần chất chứa kiến thức
Khế lý cũng là khế cơ
Duyên khởi
Tương tức và tương nhập
 
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BÀI THỨ BA
Pháp thoại đầu
Bốn sự thật
Bốn sự thật tương tức
Trung đạo
Tính cách nền tảng
Tính cách nhập thế
Nghệ thuật nghe pháp thoại
Khổ và lạc
Tam chuyển
Tứ diệu đế là phép thực tập
Nhị đế
Tịch diệt
 
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BÀI THỨ TƯ
Niềm vui tương đối
Khổ thọ
Năm thủ uẩn
Hành trì thị chuyển
Rác và hoa
Niềm vui xuất thế
phật pháp căn bản – bài thứ năm
Chánh kiến
Chánh kiến về tứ diệu đế
Hạ thủ công phu
 
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BÀI THỨ SÁU
Quá trình văn tư tu
Đạo vượt trên ngôn ngữ
Kinh chánh kiến
Bốn loại thức ăn
Tưới tẩm hạt giống chánh kiến
 
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BÀI THỨ BẢY
Bát chánh đạo tương sinh tương tức
Chánh tư duy về vô thường, vô ngã
Tư duy ở trình độ xuất thế gian
 
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BÀI THỨ TÁM
Ái ngữ
Hạt giống của chánh ngữ
Bài thực tập chánh ngữ
Hạnh lắng nghe
 
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BÀI THỨ CHÍN
Chánh niệm và 51 tâm hành
Thực tập chánh niệm và chánh ngữ
Phép tu im lặng
Chánh niệm làm cơ bản
Như lý tác ý
 
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BÀI THỨ MƯỜI
Sống giây phút hiện tại
Chánh niệm làm sự sống có mặt
Chánh niệm là nuôi dưỡng
Chánh niệm làm vơi đau khổ
Chánh niệm để nhìn sâu và thấy rõ
 
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BÀI THỨ MƯỜI MỘT
Chánh niệm là tự làm chủ
Nhận diện đơn thuần
Chánh niệm là trở về
Kinh người biết sống một mình
Quán niệm thân trong thân
Rửa chén hay chép kinh trong chánh niệm
Hiện pháp lạc trú
Đâu chẳng phải là nhà
 
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BÀI THỨ MƯỜI HAI
Tiếp xúc với sự sống nhiệm mầu
Chuyển hóa xả thọ thành lạc thọ
Chánh niệm nuôi dưỡng các phần khác của thánh đạo
Năm giới
 
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BÀI THỨ MƯỜI BA
Như lý tác ý
Một bài thực tập quán hơi thở
Bài thực tập tiếp tục với hơi thở chánh niệm
Tịnh độ là ở đây
Học đời sống của bụt
Hạnh phúc ở trong ta
 
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BÀI THỨ MƯỜI BỐN
Quán chiếu cảm thọ
Nhận diện các tâm hành
Quán chiếu về tưởng để vượt thoát mê lầm
Niềm tin phải vững mạnh
 
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BÀI THỨ MƯỜI LĂM
Quán pháp trong pháp
Chánh tinh tấn
 
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BÀI THỨ MƯỜI SÁU
Tứ diệu đế và bát chánh đạo
Chánh định
Thảnh thơi
Bụt đang có mặt
Chánh định
 
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BÀI THỨ MƯỜI BẢY
Tam pháp ấn
Vô thường là vô ngã
Không, giả và trung
Niết bàn và vô tác
Tám chữ tháo tung
 
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BÀI THỨ MƯỜI TÁM
Ta đang làm gì đây?
Chuyển hóa tập khí
Thực tập năm cái lạy
 
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BÀI THỨ MƯỜI CHÍN
Tam-ma-địa và tam-ma-bạt-đề
Không giải thoát môn
Quán không trong năm lạy
Quán không trong khi ăn
Quán vô tướng
Áp dụng quán vô tướng trong cuộc sống
 
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BÀI THỨ HAI MƯƠI
Quán không, quán vô tướng
Quán vô tác vô nguyện
Áp dụng ba cửa giải thoát
Các cách trình bày khác về pháp ấn
 
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BÀI THỨ HAI MƯƠI MỐT
Bốn duyên và sáu nhân
Mười hai nhân duyên
Liên hệ giữa 12 nhân duyên
Mặt tích cực của mười hai nhân duyên
Thân thị hiện
Phật pháp căn bản – bài thứ hai mươi hai
Hộ trì sáu căn bằng chánh niệm
Tứ vô lượng tâm
 
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BÀI THỨ HAI MƯƠI BA
Tu tập từ quán
Quán chiếu để tự chuyển hóa
từ bi là hành động
Tứ vô lượng tâm và thiền quán
Phật pháp căn bản – bài thứ hai mươi tư
Niềm tin thể hiện trong đời sống
Tăng thân và pháp thân
Tam bảo là đối tượng tu học
Phật bảo
Pháp bảo
Tăng bảo
Tu tập trong tích môn thấy được bản môn
PHẬT PHÁP CĂN BẢN – BÀI THỨ HAI MƯƠI LĂM
Phụ lục – giới bản năm giới tân tu
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....