Giới thiệu 1kg Mì Gạo lứt giảm cân(nguyên liệu gạo lứt nương tự nhiên)hợp người ăn Eat clean, ăn kiêng,các bé ăn dặm
Mì CHŨ GẠO LỨT
Mì Chũ đặc sản Bắc Giang - Thơm ngon đến sợi cuối cùng
Mỳ Chũ Bắc Giang nổi tiếng nhờ sợi mỳ dai, mềm lại không nát. Khi hòa quyện vào nước dùng mỳ Chũ trở nên bóng với màu trăng đục đặc trưng cùng vị dai dai ngọt bùi của gạo ngon.
Mỳ Chũ có thể chế biến tùy theo sở thích của người ăn, rất thích hợp cho những người sành ăn lẩu, mỳ xào bò hay bát mỳ thịt lợn,… và tặng bạn bè, người thân. Hơn nữa, mỳ Chũ Bắc Giang hoàn toàn không dùng các chất bảo quản, chất phụ gia an toàn với sức khỏe con người.
Điểm đặc biệt làm nên thương hiệu mỳ Chũ Bắc Giang – Mỳ Chũ Bắc Giang được làm từ những hạt gạo lứt huyết rồng
– Mỳ Chũ Bắc Giang được bó thành từng bó, sợi mỳ màu nâu, mỏng manh và dẻo dai như lá lúa.
– Được sản xuất bằng phương pháp gia truyền
– Không sử dụng các chất bảo quản thực phẩm,…
– Mỳ Chũ có độ giòn, dẻo, dai và thơm ngon
– Không bị nát khi chưa kịp ăn ngay mà vẫn giữ được hương vị riêng của mỳ.
Quy trình làm mỳ Chũ đặc sản Bắc Giang – Bước 1: Chọn gạo. Loại gạo được dùng phải là gạo lứt huyết rồng vụ mùa dài ngày.
– Bước 2: Vo gạo thật kỹ, sạch để loại bớt sạn rồi ngâm trong nước theo tỷ lệ gạo/nước là ½, ngâm khoảng 8 tiếng đồng hồ.
– Bước 3: Sau đó bỏ gạo ra nghiền, xay nhuyễn thành một thứ bột trắng tinh, sánh và dẻo.
– Bước 4: Ngâm và để lắng bột.
– Bước 5: Bột đã ủ được đem tráng bánh. Những người thợ đúc bánh trên tấm vải căng trên nồi nước đang sôi. Tiếp đến, mỳ sẽ được được đặt trên những tấm vỉ được đan bằng tre.
– Bước 6: Phơi vỉ bánh dưới ánh nắng mặt trời.
– Bước 7: Làm mềm bánh sau khi phơi khô. Sau khi bánh đảm bảo độ ẩm 14% thì đem vào làm mềm bằng nước. Sau đó bánh được ủ trong khoảng 2h để đảm bảo độ ẩm của bánh được đồng đều và tăng độ dai cho sợi mỳ.
– Bước 8: Thái mỳ Chũ. Sau khi làm mềm bánh thì cho mỳ lên thái thành những sợi nhỏ bằng dao thái đặc biệt, việc này đòi hỏi người thợ phải chuyên nghiệp, làm lâu năm.
– Bước 9: Bó mỳ. Việc cuộn và bó sao cho các sợi mỳ sóng đều cũng đòi hỏi sự khéo léo của người thợ.
– Bước 10: Đóng gói, thành phẩm.
Cách sử dụng và bảo quản
Mỳ Chũ có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: nhúng lẩu, mỳ xào giòn, mỳ bò, mỳ hải sản… Bảo quản mỳ Chũ ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.