Cờ Shogi - Cờ Tướng Nhật Bản hay còn gọi là cờ tướng Nhật Bản có kiểu chơi gần giống với cờ vua nhưng phức tạp hơn. Điểm độc đáo của trò chơi này là các nước thả quân khiến cho cờ shogi trở nên thiên...
Cờ Shogi - Cờ Tướng Nhật Bản hay còn gọi là cờ tướng Nhật Bản có kiểu chơi gần giống với cờ vua nhưng phức tạp hơn. Điểm độc đáo của trò chơi này là các nước thả quân khiến cho cờ shogi trở nên thiên biến vạn hóa. Bàn cờ Shogi và các quân cờ Bàn cờ là một hình vuông hoặc chữ nhật bên trong được chia thành 81 ô đều nhau. Không giống như cờ vua, cờ Nhật mỗi ô không có màu đen trắng mà là một màu.
Các quân cờ: Mỗi bên sẽ có 20 quân cờ, được xếp trên 3 hàng đầu tiên.
Các bạn theo dõi hình bên dưới để biết về cách xếp quân nhé.
Hàng cuối tính từ ngoài vào là hương xa, mã, tướng bạc,tướng vàng và đứng giữa là vua.
Hàng thứ hai là quân tượng và xe, tượng đứng bên tay trái và xe đứng bên tay phải.
Hàng thứ ba là chín quân tốt. Các quân cờ của hai bên không phân biệt màu mà hoàn toàn có màu giống nhau, các quân cờ có hình nêm nên hai người chơi dựa vào chiều của chỉ của quân cờ để biết được đấy là quân của bên nào.
Có 9 loại quân trong bàn cờ: vua, xe, tượng, tướng vàng, tướng bạc, mã, hương xa, tốt.
Trong bàn cờ mỗi bên có: 1 vua, 1 xe, 1 tượng, 2 tướng vàng, 2 tướng bạc, 2 mã, 2 hương xa, 9 tốt. Một mặt của quân cờ sẽ có hai từ tiếng Hán được khắc chìm và viêt bằng mực đen, mặt còn lại sẽ có ký hiệu viết bằng mực đỏ. Chính các chữ hán trên mặt của quân cờ là một điểm khiến cho việc nhớ mặt quân trở nên khó khăn với nhiều người. Cách chơi Giống như cờ vua hoặc cờ tướng, bên nào chiếu hết ăn được tướng của đối phương là thắng.
Trường hợp đối phương dùng 1 quân chiếu vua của đối phương liên tiếp 4 lần bằng 1 nước giống nhau thì đối phương sẽ bị xử thua. Các quân cờ tuân theo cách đi quân và nếu gặp phải quân của bên mình thì sẽ bị cản còn nều gặp quân đối phương thì có thể bắt quân (ăn quân).
Nếu các quân cờ vào được vùng phong cấp là 3 hàng của đối phương thì sẽ được phong cấp và khi đó quân cờ sẽ lật sang mặt sau để báo rằng quân đó đã phong cấp.
Thả quân: đúng theo ý nghĩa thả quân, khi bắt được quân của đối phương thì có thể bỏ một nước đi để thả quân mà mình đã bắt được vào bàn cờ và quân cờ đó sẽ thuộc về bên thả quân.
Phong cấp và thả quân của cờ shogi khá phức tạp, nếu bạn muốn tìm hiểu kĩ về cờ tướng Nhật điều đầu tiên các bạn nên tìm hiểu là phong cấp và đặc biệt là thả quân. Ngoài ra cách đi của quân mã cũng khá đặc biệt vì nó không bị cản bởi quân của phe mình.
Nói chung cờ shogi là một loại cờ tướng Nhật có cách chơi khó và khá phức tạp nhưng chính điều này cũng làm cho cờ shogi trở nên hấp dẫn vì có rất nhiều kiểu biến hóa khi chơi.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....