Giới thiệu Combo 10 Hộp Rơ Lưỡi Đông Fa 3 con nai, tưa lưỡi vệ sinh miệng cho bé (10 Hộp 50 Cái )
"Em bé cần được rơ miệng mỗi ngày, nếu không sẽ dễ bị nấm miệng (đẹn miệng), nhất là những bé bú mẹ. Chị nên dùng gạc vô trùng (có bán ở các nhà thuốc tây), quấn quanh ngón tay, thấm với nước muối sinh lý (Natri Clorid 0,9%) rồi lau nhẹ nhàng lên lưỡi bé, vùng bên trong má, vùng vòm khẩu (nắp vọng), nướu, môi. Mỗi ngày làm ít nhất 1 lần hay khi thấy lưỡi bé dơ (nên làm trước khi bú để tránh ọc ói).
Mời các bà mẹ tham khảo mẹo vặt rơ lưỡi để hạn chế được hiện tượng lưỡi đóng bợn trắng, miệng bị hôi và dẫn đến bệnh nhiệt miệng ở trẻ nhỏ. 1./ Ở bất kỳ nhà thuốc nào cũng có bán băng gạt hoặc có miếng rơ lưỡi hình ngón tay cho bé. Dùng miếng rơ tẩm nước muối sinh học lau nhẹ ở nướu và lưỡi sau khi bú, nhất là ở vùng có nanh sữa. Làm mỗi ngày thì miệng bé không còn bị dơ và trắng. Nhưng nhớ là tránh đi sâu vào vùng đáy lưỡi có thể khiến trẻ bị nôn. 2./ Nếu có điều kiện, bạn có thể dùng mật ong để rơ lưỡi cho bé, nhưng nhớ phải dùng mật ong thật, bé từ 1 tuổi trở lên mới có thể dùng 3./ Ngoài ra, dùng 2 cành rau ngót, tuốt lá, rửa thật sạch với nước muối rồi đun sôi để nguội. Sau đó, dùng muỗng cứng nghiền lá lấy nước. Nước lá ngót nguyên chất rất mát, đánh lưỡi rất sạch mà không bị nóng. Rơ lưỡi cho bé ngày làm 2 lần vào sáng sớm khi bé ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. 4./ Sử dụng lá hẹ rửa sạch, giã dập cho tí xíu nước đun sôi, để nguội. Dùng nước này rơ miệng của bé cũng tốt không kém lá ngót.
Hộp dụng cụ rơ lưỡi Đông Fa gồm 5 gạc ngón tay tiện dụng, vệ sinh rơ lưỡi cho bé sơ sinh.