1. Bình Tĩnh Sống
BÌNH TĨNH KHÔNG PHẢI CHẬM CHẠP, ĐÓ LÀ SỰ CẨN TRỌNG
Khi đèn đỏ chưa chuyển sang xanh mà người đằng sau đã bấm còi inh ỏi. Bình tĩnh!
Khi đám đông đổ xô đi tích trữ đồ ăn mùa dịch. Bình tĩnh!
Khi tất cả mọi người nói bạn sai rồi. Bình tĩnh!
Bình tĩnh không phải là chậm chạp, mà đó là sự cẩn trọng dành cho bản thân và cuộc đời.
Môi trường đông đúc, náo động luôn luôn lôi kéo những tâm thức chưa được tôi rèn. Ta trở nên vội vã, tham lam, dễ nóng giận, dễ đánh mất bản thân từ lúc nào mà không hay biết.
“BÌNH TĨNH SỐNG” – cuốn sách nhỏ hướng tới lối sống CALM sẽ giúp bạn gieo trồng lại bình yên trên chính khu vườn tâm thức của mình. CALM là gì:
Clean (Dọn dẹp): dọn sạch những “cỏ dại” tham lam, những “hạt sạn” sân si trong tâm trí.
Appreciation (Trân trọng): gây dựng mảnh đất từ tình yêu thương bản thân và lòng biết ơn cuộc sống.
Learning (Học hỏi): chăm chút cho những hạt mầm bình an bằng tri thức, chân lý và cảm xúc tích cực.
Mindfulness (Chánh niệm): nuôi dưỡng bình an bằng luyện tập chánh niệm - sống trong hiện thực.
Khi luyện tập CALM, bạn chế ngự được những ham muốn và cảm xúc tiêu cực, tự tạo ra một khoảng bình an ở trong tâm. Nơi đó không có toan tính và nỗi sợ hãi, không có so sánh và tị hiềm. Chúng ta không bị áp lực phải ganh đua và làm việc không ngừng nghỉ.
Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn năng lực và giá trị thực của bản thân, để từ đó có thể phát huy tốt nhất khả năng của mình. Quan trọng nhất là chúng ta sẽ bắt đầu được chữa lành, theo đó là cảm nhận được niềm hạnh phúc và bình an sâu thẳm.
Giữ được bình tĩnh trong bối cảnh hoảng loạn là bản lĩnh thực thụ, là lối thoát, là sáng suốt. Nếu bạn dễ dàng bị cảm xúc chi phối theo cách tiêu cực, đã đến lúc bạn luyện tập CALM – Bình Tĩnh Sống.
Bình tĩnh không chỉ tạo nên khí chất đặc biệt, mà còn là một kỹ năng sống còn quan trọng trong thế giới hiện nay.
KEEP CALM!
2. Để Tâm Không Bận
Nếu bận tâm, trọng lực sẽ dồn vào vai, khiến chúng ta căng thẳng.
Nếu không bận tâm, trọng lực sẽ được giải toả, chúng ta quay về một bản thân tự do tự tại như vốn dĩ.
Nếu bận tâm, những “người”, “vật”, và “hiện tượng” không đáp ứng được bận tâm ấy, tất thảy đều trở thành “kẻ địch”. Mỗi khi chạm trán kẻ địch, căng thẳng nảy sinh.
Nếu không bận tâm, “kẻ địch” trên nhân gian tiêu biến. Tâm hồn trong trẻo và an yên.
Nếu bận tâm, chúng ta sẽ bị bó buộc bởi suy nghĩ phục tùng, cả sở thích và tư duy đều bị đồng nhất hóa, đóng lại cánh cửa phát kiến khả năng mới.
Nếu không bận tâm, chúng ta không còn bị bó buộc, song hành cùng cảm giác tự do nhẹ bẫng nơi tâm khảm, mở ra cánh cửa tâm hồn hướng đến đổi thay chói lòa. Được rồi. Vậy thì, cho đến bây giờ, các bạn đã bước đi trên con đường nào trong hai con đường trên? Sau khi đọc xong cuốn sách này, liệu rằng các bạn sẽ muốn tiến bước trên con đường nào?
Khi tranh cãi, có lúc bạn khăng khăng ý kiến của bản thân, chỉ bận tâm đến điều mình đang khẳng định, để rồi sau đó nhìn lại, bạn hối hận mình đã phá hỏng một mối quan hệ thân hữu chỉ vì sự việc vặt vãnh ấy.
Dù là hành động gì đi nữa, tất cả đều chỉ là suy nghĩ ở hiện tại, sau này, khi thay đổi sở thích hay suy nghĩ, lúc đó bạn sẽ tự nhủ: “Tại sao mình lại thích cái đó nữa không biết?”
Nếu bạn phục tùng theo một chủ trương nào đó thì liệu rằng điều gì sẽ xảy ra? Đúng vậy, bạn sẽ “vui vẻ” khi tiếp xúc với người hay vật phù hợp với mối bận tâm của bản thân, và “khó chịu” khi tiếp xúc với người hay vật không phù hợp với mối bận tâm của mình. Cứ như thế, tâm hồn bị bóp méo.
Chẳng hạn, nếu bạn phục tùng phong cách sinh hoạt “thuận tự nhiên”, theo đuổi kiệt cùng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ hay tái sử dụng, từ đó tâm hồn bạn cảm thấy “kỳ cục”, “sai trái” khi nhìn thấy phong cách sinh hoạt coi tính tiện lợi và giá thành rẻ là trên hết của người hiện đại, thì kết cục, bạn sẽ chỉ muốn nói lời càm ràm chỉ trích.
Tình trạng này xuất phát từ lý do rất đơn giản. Nếu tiếp xúc với hiện tượng đi ngược lại mối bận tâm, cả cơ thể sẽ cảm nhận sự khó chịu, rồi bị nó chi phối, từ đó nảy sinh ra suy nghĩ phủ định hay hành động và ngôn từ phê phán.
Việc coi tư tưởng nguyện cầu hòa bình và yêu thương động vật là “thiện” cũng tương tự. Mỗi khi đối đầu với hiện thực vẫn còn chiến tranh và nghèo đói, bạn sinh ra cảm giác khó chịu nơi cơ thể vì nó đi ngược lại mối bận tâm hướng đến “hòa bình” của bản thân. Chính vì sự khó chịu đó, bạn tức giận, gào thét, chỉ trích, công kích. Nói tóm lại, bạn biến hóa thành tư duy mang tính bạo lực, không còn hòa bình.
Quả thực, nếu nhìn, nghe, tiếp xúc với sự việc đồng nhất với mối bận tâm của bản thân, bạn sẽ cảm thấy “vui vẻ”, “thoải mái”. Nhưng thật đáng buồn, khoảng 90% hiện tượng trên thế gian này đều được tạo thành từ những sự việc đi ngược lại mối bận tâm của chúng ta.
Khi bận tâm ngày càng mạnh, mỗi khi tiếp xúc với mọi người xung quanh hay sự việc trên nhân gian, số lần và cường độ nếm trải cảm giác “khó chịu” nơi cơ thể càng có xu hướng khuếch đại.
Vậy mà, cho đến tận bây giờ, thế gian vẫn tồn tại lời khuyên: “Hãy bận tâm hơn nữa.”
Tuy nhiên, thử nghĩ sâu xa hơn, khi ai đó bắt đầu nỗ lực giải thích về những mối bận tâm của người đó, chúng ta thường chán ghét, điều này chẳng phải vốn dĩ do ta ngờ ngợ hiểu rằng bận tâm thực chất chỉ là vị kỷ một cách phiền phức hay sao?
Tôi thấy rằng, trong xã hội hiện đại, tính lưu động ngày càng cao, cá nhân này có thể dễ dàng thay đổi bằng cá nhân khác. Chính vì thế việc chứng tỏ mình khác biệt bằng cách bận tâm đến một vấn đề đặc thù nào đó, gào thét: “Tôi không dễ dàng bị thay thế”, đang là trào lưu.
Con đường mang tên Phật đạo lại hoàn toàn đi ngược lại trào lưu này. Phật đạo chỉ ra, càng khi buông lơi và vứt bỏ “bận tậm” thì con người mới càng hạnh phúc và đủ đầy.
Vậy thì rốt cuộc, bận tâm nghĩa là gì? Thực ra, bất kỳ mối bận tâm nào cũng vậy, việc lưu lại trong ký ức tâm trạng “thoải mái” sau khi cảm nhận “vui vẻ, hạnh phúc”, từ đó bị cuốn theo ước vọng muốn lặp lại “vui vẻ, hạnh phúc” kia, làm sinh ra bận tâm.
Nếu thấy “vui vẻ, hạnh phúc”, ước muốn lặp lại cảm giác đó sẽ sinh sôi, từ đó lựa chọn lối suy nghĩ, ý kiến, phong cách sinh hoạt để hiện thực hóa ước vọng của bản thân.
Nếu nhìn từ tâm thế Phật giáo, bận tâm đòi hỏi quá nhiều “thích thú”, giới hạn mạch suy nghĩ cảm nhận “thích thú”, khiến con người tiếp nhận những việc khác là “không hạnh phúc”, thậm chí là nguồn cơn của cảm giác “khó chịu.
Điều nhân loại chúng ta bận tâm nhất, thứ ta muốn tóm lấy bên trong “thích thú”, chính là: “Muốn trở thành bản thân lý tưởng, cảm giác trọn vẹn”. Nói cách khác là bận tâm đến bản ngã. Thế là, mỗi khi xảy ra sự việc khiến ta không thể là một bản thân đúng như lý tưởng, chúng ta có cảm giác “khó chịu” và khổ sở.
Tôi nguyện cầu cuốn sách này có thể trở thành sợi dây dẫn đường, giúp bạn thoát khỏi con ngõ cụt, để tận thưởng tâm hồn an nhiên không còn bận tâm trước sự đời biến hóa.
Để bạn nhẹ nhàng và thư thái: “Việc đó sao cũng được”.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Nhiều công ty phát hành |
---|---|
Nhà xuất bản | Nhiều Nhà Xuất Bản |
SKU | 3721664966520 |
mèo mốc fahasa nhà sách osho nguyễn duy cần thu giang nguyễn duy cần yêu osho thích nhất hạnh luật tâm thức nhà sách tiki 999 bức thư gửi chính mình 999 bức thư gửi chính mình song ngữ trung việt sách hay sách kỹ năng sống sách untamed sống cuộc đời bạn muốn vãn tình thả trôi phiền muộn hạnh phúc tại tâm hạt giống tâm hồn quẳng gánh lo đi và vui sống 999 lá thư gửi cho chính mình thức tỉnh mục đích sống ngọc sáng trong hoa sen đàn ông sao hỏa đàn bà sao kim trên đường băng làm một người tài hoa giá trị của sự tử tế khi mọi điểm tựa đều mất sống cuộc đời bạn muốn đúng việc