Trẻ em có sự tự do chân thực. Các em vui tươi, thích nô đùa và sáng tạo một cách tự nhiên. Nhưng khi lớn lên, hầu hết các em đều hiến mình cho những vị thánh mang tên “năng suất” và “hành vi đúng mực” chỉ để rồi phải luyến tiếc những tháng ngày thơ ấu. Osho nói: “Trải nghiệm thời thơ ấu ám ảnh những người thông minh suốt cả cuộc đời. Họ muốn có nó một lần nữa - sự ngây thơ đó, điều kỳ diệu đó, vẻ đẹp đó”. Và dù cho thế hệ người lớn nào cũng thề thốt, với những ý định tốt đẹp nhất, rằng sẽ không bao giờ lặp lại sai lầm của quá khứ, họ lại luôn áp đặt lên thế hệ kế cận những hạn chế mà chính mình đã thừa hưởng.
Cuốn sách “Ươm mầm” phát động một “phong trào giải phóng trẻ em” nhằm phá vỡ những khuôn mẫu cũ kỹ và tạo cơ hội cho một phương thức liên kết loài người hoàn toàn mới. Nó sẽ hướng dẫn người lớn nhận thức tình trạng bị áp đặt của chính mình khi liên hệ với trẻ em. Và với nhận thức ấy, họ sẽ biết được khi nào cần nuôi nấng và bảo vệ, khi nào cần đứng tránh sang một bên để trẻ em có thể bộc lộ những tiềm năng lớn nhất và đạt được hạnh phúc cao nhất.
Thế kỷ XX đã chứng kiến những tiến bộ vượt bậc của khoa học và công nghệ làm nền tảng thúc đẩy sự phát triển của nhân loại trên nhiều phương diện. Đây cũng là thời kỳ mà các quan hệ quốc tế đã phát triển như một “thế giới phẳng” mà ở đó, không một quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, dù thuộc hệ thống kinh tế xã hội nào có thể tồn tại và phát triển khi tách rời hệ thống.
Cùng với sự phát triển trên phương diện vật chất, nhân loại cũng chứng kiến sự nở rộ của hệ các tư tưởng, giá trị mang tính hiện sinh, hướng đến phát triển con người mới, xã hội mới trên cơ sở khai thác những giá trị cốt lõi, bản chất tự thân bên trong mỗi con người. Đại diện cho dòng tư tưởng này có thể kế đến như: Osho, Gurdjieff, J. K Trong đó, Osho – nhà triết học, bậc thầy tâm linh người Ấn Độ là nhân vật có nhiều tư tưởng gây nên những tranh luận, ý kiến khác nhau tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong suốt cuộc đời mình, ông đã đến nhiều quốc gia, thuyết giảng nhiều vấn đề lớn. Trong các bài thuyết giảng, ông đặt ra trọng tâm vấn đề phát triển tâm thức của từng người ngay trong thực tế cuộc sống đời thường; hướng đến sống có ý thức trong mọi suy nghĩ, hành động, tư tưởng, tình cảm mà không bị lệ thuộc, ràng buộc bởi những nguyên tắc, định kiến xã hộ Ở Osho, chúng ta nhận thấy tư tưởng của ông có phần cực đoan khi quá đề cao cái tôi tự thân, mà phê phán các nguyên tắc, lễ giáo, phong tục – vốn vẫn là một trong những yếu tố góp phần ổn định trật tự xã hội từ bao đời nay. Tuy nhiên, hiện nay con người đang có tầm mức trí tuệ ngày càng hiện đại, lại quá tập trung vào những vấn đề cuộc sống vật chất mà gần như lãng quên việc phải tìm hiểu tâm thức bên trong, thì việc mỗi người quay lại “thức tỉnh thân tâm” để có cái nhìn toàn diện, thấu hiểu quy luật phát triển và hành động theo quy luật đó mà không bị chi phối bởi những ham muốn, những thúc giục của thói ích kỉ cá nhân là điều rất cần thiết. Và để đạt được điều đó, theo Osho không còn con đường nào hơn là mỗi người phải tự quan sát, tỉnh táo chứng kiến và suy ngẫm tất cả mọi việc từ nhiều phía để có cách ứng xử phù hợp.
Tuy nhiên, những bài thuyết giảng của Osho trong một thời gian dài đã hứng chịu nhiều chỉ trích, lên án, thậm chí bản thân ông bị ngăn cấm, trục xuất, bởi lẽ những tư tưởng của ông không phải ai cũng có thể hiểu và đồng tình, chấp nhận trong một sớm một chiều. Vì vậy, sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi vẫn còn đâu đó những đánh giá, chê bai, công kích Osho dưới những góc nhìn khác nhau. Song ở đây, chúng tôi mong rằng khi tiếp cận với tư tưởng của ông, mỗi chúng ta cần có một cái nhìn khách quan trên tinh thần học thuật vô tư, trong sáng, có sự phân tích, suy ngẫm, tự đúc rút và chắt lọc cho mình những ý nghĩa giá trị phù hợp với bản thân, văn hóa, xã hội nơi mình đang sống.
Trên tinh thần đó, Công ty Cổ phần sách Thái Hà phối hợp với Nhà xuất bản Hà Nội gửi đến độc giả một số ấn phẩm của Osho có tựa đề: Đạo, Thiền, Tantra, Đức Phật, Upanishad, Đàn ông, Phụ nữ, Ươm mầ Các ấn phẩm là tập hợp những bài thuyết giảng, đối thoại của Osho được tập hợp, sắp xếp dịch theo các chủ đề khác nhau. Chúng tôi hy vọng, thông qua những ấn phẩm này, độc giả hiểu hơn về Osho, về tư tưởng của ông và tìm thấy cho mình những suy ngẫm và cách ứng xử phù hợp, để nâng cao giá trị bản thân và góp phần làm nên những điều tốt đẹp cho xã hội mình đang sống.
Thưa thầy, làm sao thầy, một người đàn ông, lại có thể nói về tâm lý phụ nữ?
Tôi không nói chuyện với tư cách một người đàn ông, tôi nói với tâm thế một người phụ nữ. Tôi không hề nói bằng tâm trí. Tôi có dùng đến tâm trí, nhưng tôi nói chuyện bằng ý thức, bằng nhận thức. Và nhận thức thì không có giới tính, nhận thức chẳng phải đàn ông cũng không phải phụ nữ. Cơ thể bạn có sự phân chia đó, tâm trí bạn cũng vậy, bởi vì tâm trí bạn là phần nội tại của cơ thể bạn, còn cơ thể bạn là vỏ ngoài của tâm trí bạn. Cơ thể và tâm trí bạn không tách rời nhau; chúng là một thực thể. Thực ra, nói cơ thể và tâm trí là không đúng; không nên dùng chữ “và” ở đây. Bạn là cả hai.
Vì thế, với cơ thể, với tâm trí, những từ như nam tính hay nữ tính là có liên quan, có ý nghĩa. Nhưng có một điều vượt trên cả hai khái niệm ấy, một điều siêu việt. Đó là cốt lõi thực sự của bạn, bản thể của bạn. Bản thể đó chỉ nhận thức, chứng kiến, chú tâm. Nó là ý thức thuần túy.
Ở đây, tôi không nói chuyện với tư cách một người đàn ông; phải như vậy thì mới có thể nói về phụ nữ được. Tôi nói với tư cách một sự nhận thức. Tôi đã sống trong cơ thể phụ nữ nhiều lần và tôi đã sống trong cơ thể nam giới nhiều lần, tôi đã chứng kiến tất cả. Tôi đã thấy tất cả những ngôi nhà trú ngụ, tất cả những lớp vỏ khoác bên ngoài. Điều tôi đang nói với bạn là kết luận của nhiều đời, nhiều kiếp; nó không chỉ liên quan đến kiếp này. Kiếp này chỉ là một kết tinh đỉnh cao của một cuộc hành hương rất dài.
Vậy nên đừng lắng nghe tôi như lắng nghe một người đàn ông hay một người phụ nữ; nếu không bạn sẽ không nghe thấy tôi. Hãy lắng nghe tôi như lắng nghe một sự nhận thức.
Trong cuốn Phụ Nữ, tác giả sẽ phân tích giá trị và tầm quan trọng của sức mạnh nữ tính. Ông nghiên cứu các niềm tin, định kiến bị áp đặt lên phụ nữ từ trước đến nay, khiến người phụ nữ không thể phát huy tiềm năng của mình. Từ đó, ông giải phóng họ và khẳng định lại những phẩm chất tuyệt vời của người phụ nữ, đó là tình yêu thương, niềm vui, và trái tim thấu cảm, những điều vô cùng cần thiết cho tâm hồn và con đường tâm linh.
Bạn thật may mắn khi được sống trong thời đại này bởi có một điều vô cùng vĩ đại sắp xảy ra – đó là sự gặp gỡ giữa khoa học và tôn giáo, sự gặp gỡ giữa Đông và Tây, sự gặp gỡ giữa hướng ngoại và hướng nội. Điều này sẽ tạo ra một con người mới, một con người có thể dễ dàng đi ra bên ngoài hoặc đi vào bên trong, đi vào thế giới hướng ngoại của khoa học hoặc đi vào thế giới hướng nội của tôn giáo – dễ dàng như khi bạn đi từ trong nhà ra vườn rồi lại quay trở vào nhà. Chẳng có gì khó khăn và bạn không cần sự thỏa hiệp nào cả. Mỗi lần ra khỏi nhà và bước lên bãi cỏ, bạn đâu có cần nhọc sức – bạn cứ thế bước ra mà thôi. Trong nhà lạnh quá còn ở ngoài kia, mặt trời rạng rỡ và ấm áp, bạn bước ra bãi cỏ, bạn ngồi xuống bãi cỏ. Rồi khi bên ngoài trở nên quá nóng, bạn lại đi vào nhà vì bên trong rất mát mẻ, chỉ đơn giản vậy thôi.
Một con người toàn diện sẽ có thể dễ dàng đi vào khoa học và tôn giáo như bạn ra vào nhà mình vậy; cả bên trong lẫn bên ngoài đều thuộc về người đó.
Carl Gustav Jung đã chia con người ra làm hai loại: hướng nội và hướng ngoại. Cách phân loại này có giá trị trong quá khứ nhưng sẽ hoàn toàn vô giá trị trong tương lai, vì con người tương lai sẽ đồng thời là cả hai. Trong quá khứ, chúng ta luôn phân loại theo cách này, nhưng con người tương lai sẽ không là đàn ông mà cũng không là đàn bà. Ở đây, tôi không nói đến khía cạnh sinh học – về mặt sinh học, đàn bà sẽ vẫn là đàn bà, và đàn ông sẽ vẫn là đàn ông. Nhưng về mặt tâm linh, người đàn ông tương lai sẽ có các đặc điểm nữ tính nhiều như người đàn bà, và người đàn bà tương lai cũng sẽ có các đặc điểm nam tính nhiều như người đàn ông. Về mặt tâm linh, sẽ không thể gọi họ là đàn ông hay đàn bà được nữa. Và đó chính là sự giải phóng đích thực – không chỉ là sự giải phóng của người đàn bà mà còn là sự giải phóng của người đàn ông – sự giải phóng khỏi trạng thái tù túng, sự giải phóng khỏi những phân loại mang tính bó buộc, sự giải phóng khỏi mọi tên gọi.
Con người sẽ không còn là người đạo Hindu, người đạo Hồi, người đạo Cơ Đốc; con người sẽ không còn là người Ấn Độ, người Đức, người Anh; con người sẽ không còn là người da trắng hay người da đen. Không phải là không còn màu da – người da trắng sẽ vẫn là người da trắng và người da đen sẽ vẫn là người da đen – mà là những điều này sẽ chẳng còn quan trọng hay mang tính quyết định, chúng chỉ là những điều vụn vặt, vô nghĩa. Con người mới sẽ có một ý thức chung, và nền tảng của nó được tạo ra nhờ sự gặp gỡ giữa khoa học và tôn giáo.
Trong cuốn Đàn Ông, tác giả sẽ phân tích các vai trò khác nhau của người đàn ông, cũng như việc họ đã định hình và ảnh hưởng lên xã hội như thế nào. Đồng thời, ông chỉ ra làm thế nào đàn ông có thể chuyển hướng nguồn năng lượng vốn đang dẫn đến bạo lực, hung hăng sang sáng tạo và tiến hoá.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội |
---|---|
Ngày xuất bản | 2022-04-26 21:07:24 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội |
SKU | 7588592654497 |
osho thích nhất hạnh thần số học luật tâm thức hành trình của linh hồn huyền thuật và các đạo sĩ tây tạng sách thả trôi phiền muộn ngọc sáng trong hoa sen hành trình về phương đông nguyên phong hoa sen trên tuyết hiểu về trái tim không giới hạn năng đoạn kim cương luật hấp dẫn nếu biết trăm năm là hữu hạn suối nguồn kiếp nào ta cũng tìm thấy nhau con đường hồi giáo tất cả chỉ là ý nghĩ dao muôn kiếp nhân sinh phần 2 khổ nhỏ thiền sách muôn kiếp nhân sinh đường nào cũng trong lòng bàn tay muôn kiếp nhân sinh 1 muôn kiêpa nhân sinh 2 sách muôn kiếp nhân sinh nguyên phong tập 2 tử thư tây tạng