Combo 3 cuốn sách : Nỗi Nhục – Cơn Cuồng Si – Một Người Phụ Nữ (Annie Ernaux - Tác Giả Đoạt Giải Nobel Văn Chương Năm 2022)
------------
Ra mắt 3 cuốn sách của tác giả đoạt Nobel Annie Ernaux: "Một người phụ nữ", "Nỗi nhục", "Cơn cuồng si"
Ba tác phẩm chứa đựng hồi ức của nhà văn Pháp Annie Ernaux - chủ nhân Nobel Văn học 2022 - được giới thiệu tới độc giả Việt.
Các tác phẩm Một người phụ nữ, Cơn cuồng si và Nỗi nhục hé lộ kỷ niệm thơ ấu cùng những bí mật thầm kín nhất của nhà văn. Là người "tự khai thác chính mình", Annie Ernaux đào sâu ký ức, cuộc đời của bản thân bằng thứ văn phong "phẳng", lạnh lùng nhưng lại có sức mạnh khơi dậy sự đồng cảm nơi người đọc.
“Một người phụ nữ” phác họa chân dung mẹ của tác giả.
Xuyên suốt cuốn sách, Annie Ernaux tìm lại những gương mặt khác nhau của người mẹ, một phụ nữ vốn rất khỏe, xông xáo, cởi mở, qua đời sau một thời gian mắc bệnh Alzheimer. Qua việc tái hiện cuộc đời một nữ công nhân, rồi chủ hàng thực phẩm luôn lo âu về địa vị và học hỏi không ngừng, Annie Ernaux cũng cho thấy sự tiến triển trong tình cảm mà một người con gái dành cho mẹ: tình yêu, lòng thù ghét, sự âu yếm, cảm giác tội lỗi và cuối cùng là sự gắn bó máu thịt với người đàn bà già cả đã sa sút trí tuệ.
“Cơn cuồng si” kể về mối tình bí mật bị chôn giấu. Xuất bản tại Pháp năm 1991, tác phẩm thuật lại cuộc phiêu lưu tình ái ngắn ngủi của nhà văn với một nhà ngoại giao nước ngoài đã có vợ. Cuộc tình thoáng qua nhưng mãnh liệt, đầy đam mê và đã để lại cho bà nhiều khổ đau, nhung nhớ.
“Nỗi nhục” bắt đầu bằng một câu văn trần thuật đầy lạnh lùng: "Bố tôi đã định giết mẹ tôi vào đầu buổi chiều một chủ nhật tháng sáu" - nguồn cơn của nỗi nhục mà thiếu nữ Annie Ernaux cảm thấy về cha mẹ mình, về nghề nghiệp và môi trường sống của họ.
Cảnh tượng cha suýt giết mẹ là điều Annie Ernaux từng không dám viết, nhưng nó ám ảnh và liên tục xuất hiện trở lại trong đầu bà, xen giữa những hồi ức khác về tuổi thơ, về thành phố, về ngôi trường Công giáo bà từng theo họ Nỗi nhục càng nhân lên gấp bội khi tác giả bước vào tuổi dậy thì trong một xã hội đang xuống cấp và vấn đề phân chia giai cấp ngày một sâu hơn.
Câu văn ngắn gọn, rõ ràng, văn phong tối giản và không hoa mỹ, tác phẩm của Annie Ernaux đôi lúc bị chê khô khan, nhưng sự lạnh lùng ấy tạo nên vẻ đẹp riêng. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nói vào ngày Annie Ernaux nhận giải Nobel Văn học: "Suốt 50 năm qua, Annie Ernaux viết cuốn tiểu thuyết về ký ức tập thể và riêng tư của đất nước chúng ta. Tiếng nói của bà là tiếng nói của tự do của phụ nữ và của những điều đã bị lãng quên trong thế kỷ qua".
Trong suốt sự nghiệp, Annie Ernaux nhận nhiều giải thưởng: Renaudot (1984), giải thưởng về ngôn ngữ Pháp, giải François Mauriac (2008), Marguerite Youcenar (2017). Bà được trao Nobel năm 2022, trở thành nữ tác giả người Pháp đầu tiên giành giải thưởng văn chương danh giá nhất thế giới.
***
(Tác giả đoạt giải Nobel Văn chương năm 2022)
MỘT NGƯỜI PHỤ NỮ
NỖI NHỤC
CƠN CUỒNG SI
Tác giả: Annie Ernaux
Người dịch: Thu Phương
Nhà phát hành: Nhã Nam
Nhà xuất bản: NXB Phụ nữ Việt Nam
***
Thông tin sách:
Hình thức: Bìa mềm
Kích thước: 14 x 20.5cm
Số trang: 109 trang
Cân nặng: 300gr
Năm phát hành: 2023
***
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Nhã Nam |
---|---|
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Phụ Nữ |
SKU | 4181639926627 |
xiaomi fahasha fahasa nhà sách nhà sách fahasa fahasa hạnh phúc là con đường luật tâm thức 12 chòm sao nhã nam yêu nhà từ vô hình đến hữu hình 999 bức thư gửi chính mình 999 bức thư gửi chính mình song ngữ trung việt sách vãn tình 999 lá thư gửi cho chính mình hành trình về phương đông người bà tài giỏi vùng saga đời ngắn đừng ngủ dài cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông nguyễn nhật ánh đất rừng phương nam tuổi thơ dữ dội truyện tiki trading sach.van hoc có một ngày bố mẹ sẽ già đi có một người từng là tất cả tuệ nghi chữ xưa còn một chút này