Thế giới như là ý chí và biểu tượng" là tác phẩm quan trọng nhất, cũng là tác phẩm trung tâm trong triết học của Arthur Schopenhauer. Ấn bản đầu tiên của tác phẩm xuất bản vào cuối năm 1818. Ấn bản thứ hai gồm hai tập xuất hiện vào năm 1844: tập một là phiên bản đã chỉnh sửa của ấn bản năm 1818, trong khi tập hai bao gồm các bài bình luận về các ý tưởng được trình bày trong tập một. Ấn bản mở rộng thứ ba được xuất bản vào năm 1859, một năm trước khi Schopenhauer qua đời.
Thế giới được Schopenhauer quan sát ở ba lĩnh vực siêu hình học, mỹ học và đạo đức học; trong đó, Ý chí là cốt lõi, là trung tâm xuyên suốt thế giới của ông. Vì vậy, ông triển khai tư tưởng “thế giới như là ý chí và biểu tượng” thật ra là triển khai tự nhiên siêu hình học, mỹ học và đạo đức học bằng phạm trù Ý chí. Triết học, trong mắt ông chỉ có Plato và Kant mới thật sự là đỉnh cao, vì vậy, ông muốn gồm thâu tinh hoa lý thuyết của hai triết gia này (Ý niệm và vật-tự-thân) vào phạm trù Ý chí của mình. Do đó, người ta không ngạc nhiên khi thấy siêu hình học, mỹ học và đạo đức học trong triết học của ông bàng bạc Ý niệm và vật-tự-thân đan xen với Ý chí. Nhưng nếu ông dùng nguyên si Ý niệm / Mô thức và vật-tự-thân của hai triết gia tiền bối thì Schopenhauer không còn là Schopenhauer nữa. Vì lý do đó, Ý niệm / Mô thức và vật-tự-thân của hai triết gia tiền bối đã được ông tiếp biến thành phạm trù Ý chí mang bản sắc Schopenhauer.
Triết học của ông có thể được tóm gọn qua hai vấn đề: (i) Thế giới trong chính triết học của ông và (ii) Ý chí và Biểu tượng.
- Trích Lời nói đầu -
Arthur Schopenhauer (1788 – 1860): là một nhà triết học duy tâm người Đức. Ông là một trong những nhà tư tưởng phương Tây thế hệ đầu chia sẻ nhiều điểm chung với triết học Ấn Độ, chẳng hạn như sự khổ tu, sự chối bỏ bản thân, và ý niệm cho rằng thế giới là sự phô chiếu ảo ảnh. Một số học giả coi các công trình triết học của ông là ví dụ điển hình của chủ nghĩa bi quan triết học.
Lý thuyết siêu hình của ông chính là nền tảng cho các tác phẩm về đề tài tâm lý học, mỹ học, đạo đức học và chính trị học, Phật học những tác phẩm đã để lại tầm ảnh hưởng tới các danh nhân sau này như Friedrich Nietzsche, Wagner, Ludwig Wittgenstein, Sigmund Freud và nhiều người khác.
***
THẾ GIỚI NHƯ LÀ Ý CHÍ VÀ BIỂU TƯỢNG (bìa cứng)
Tác giả: Authur Schopenhauer
Dịch giả: Thích Nguyên Pháp
Hiệu đính: NCC Bùi Văn Nam Sơn
Nhà xuất bản: NXB Hồng Đức
Nhà phát hành: TRUST BOOKS
Hình thức: Bìa cứng
Số trang: 712 trang
Khổ: 16x24cm
Trọng lượng: 1.100 gram (1.1kg)
Năm phát hành: 2022
***
“BÀN VỀ NỀN TẢNG ĐẠO ĐỨC - Tác phẩm gửi tới Học viện Khoa học Hoàng gia Đan Mạch” là bản luận thuyết của Schopenhauer gửi Học viện Khoa học Hoàng gia Đan Mạch, trong một cuộc thi có thưởng năm 1837. Bản luận thuyết này trả lời cho vấn đề mà học viện đặt ra, đó là:
“Ý tưởng ban đầu về đạo đức, hay quan niệm chủ đạo của luật luân lý tối cao, xuất hiện bởi một điều tất yếu dường như lạ lẫm với chủ thể, nhưng nó không hề hợp lý: cả ở trong khoa học, với mục tiêu là nêu ra kiến thức rằng đạo đức là gì, và cả trong đời thực, mà ở đó nó phần nào tự thể hiện trong đánh giá của lương tâm về hành động của chính chúng ta, phần nào ở trong ước đoán đạo đức của chính ta về hành động của người khác; hơn thế nữa, phần lớn các quan niệm chính trong luân lý học nảy sinh từ ý tưởng đó và không thể tách rời nó được (ví dụ như quan niệm về nghĩa vụ và việc gán ghép cho khen ngợi hay trách móc), mà chúng rõ ràng cũng quan trọng trong cùng các điều kiện và tính tất yếu tương tự. Theo quan điểm của những dữ kiện này và xét rằng xu hướng nghiên cứu triết học trong thời đại chúng ta rất mong đợi vấn đề này được phân tích sâu hơn, Hiệp hội mong rằng câu hỏi sau đây được xem xét và thảo luận cẩn thận:
Liệu nguồn gốc và nền tảng của Quy tắc đạo đức có được tìm kiếm trong một ý tưởng về đạo đức nằm ngay trong ý thức (hay lương tâm), và trong việc phân tích các quan niệm luân lý chủ đạo khác phát sinh từ đó không? Hay là nó được tìm thấy trong một số nguồn kiến thức khác?”
Schopenhauer đã bác bỏ nền tảng đạo đức siêu hình của Kant và rất gay gắt khi nhắc tới Hegel hay Fichte cũng như các dạng phái sinh quan điểm của Kant. (Trong bối cảnh lúc bấy giờ, các quan điểm của Kant hay Hegel đều đang rất mới mẻ thì đây cũng là lý do mà luận thuyết này không được Học viện xét giải). Với Schopenhauer, nền tảng của đạo đức là “lòng trắc ẩn”, và ông đã chỉ ra các động cơ trái đạo đức cơ bản trong bản chất con người là “Tính vị kỷ” và “Ác ý”.
Schopenhauer đã kết luận, mọi hành động của con người đều xuất phát từ 3 nguồn gốc chính là Vị kỷ, Ác ý và Lòng trắc ẩn; hoặc là Vị kỷ và Lòng trắc ẩn; hoặc là Vị kỷ và Ác ý.
Theo đánh giá của dịch giả Arthur Brodrick Bullock, người dịch luận thuyết này từ bản tiếng Đức sang tiếng Anh thì
“Đối với những ai tin vào Luân lý học của Kant hay bất kỳ cơ sở Luân lý học nào khác thì không có gì thách thức quan điểm của họ tốt hơn tư tưởng của Schopenhauer; còn những ai chưa tìm được nền tảng nào đó thì hẳn sẽ thấy những gì được trình bày sắp tới rất thú vị.”
Về tác giả Arthur Schopenhauer:
Arthur Schopenhauer (1788 – 1860): là một nhà triết học duy tâm người Đức. Ông là một trong những nhà tư tưởng phương Tây thế hệ đầu chia sẻ nhiều điểm chung với triết học Ấn Độ, chẳng hạn như sự khổ tu, sự chối bỏ bản thân, và ý niệm cho rằng thế giới là sự phô chiếu ảo ảnh. Một số học giả coi các công trình triết học của ông là ví dụ điển hình của chủ nghĩa bi quan triết học.
Lý thuyết siêu hình của ông chính là nền tảng cho các tác phẩm về đề tài tâm lý học, mỹ học, đạo đức học và chính trị học, Phật học những tác phẩm đã để lại tầm ảnh hưởng tới các danh nhân sau này như Friedrich Nietzsche, Wagner, Ludwig Wittgenstein, Sigmund Freud và nhiều người khác.
***
BÀN VỀ NỀN TẢNG ĐẠO ĐỨC (bìa mềm)
Tác giả: Arthur Schopenhauer
Dịch giả: Thiên Trang
Nhà xuất bản: NXB ĐÀ NẴNG
Nhà phát hành: BOOK HUNTER
Hình thức: bìa mềm
Số trang: 320 trang
Khổ:13x19cm
Trọng lượng: 1.000gram (1kg)
Năm phát hành: 2022
***
Siêu hình tình yêu, siêu hình sự chết là một tập của bộ sách Thế giới như là ý chí và biểu tượng, được xem là một kiệt tác triết học của Arthur Schopenhauer. Tác phẩm đưa ra quan điểm của Schopenhauer về hai vấn đề quan trọng nhất của con người: tình yêu và cái chết.
Ông đặt ra để rồi trả lời, theo cách riêng của mình, những câu hỏi muôn đời ai cũng thắc mắc: điều gì khiến tình yêu tồn tại, sự mê đắm một nhan sắc là sao, khoái lạc ám ảnh gì đến con người, khao khát sống nhưng sao cũng có khi muốn kết thúc nó tức thì, cố gắng chiếm hữu làm gì giữa cuộc đời ngắn ngủi quá chừng…?
Thú vị bởi lẽ đề cập đến những vấn đề kinh điển, thu hút bởi một lối văn chương triết học cuốn hút, Siêu hình tình yêu, siêu hình sự chết mang một nỗi bi quan chân thực về kiếp sống con người.
Cảm nhận về Arthur Schopenhauer tác giả cuốn sách Siêu Hình Tình Yêu - Siêu Hình Sự Chết
“Đánh giá các quan điểm siêu hình của Schopenhauer, các triết gia đương đại cho rằng ở Schopenhauer có những nhận định giống các nhà duy tâm như Selinh hay Phichtơ. Ông cũng tìm cách khám phá bí mật của thế giới trong bản thân cái tôi, giống như Phichtơ nói bản chất của cái tôi là ý chí và sẽ nhìn thấy ở giới tự nhiên và tinh thần một sức mạnh vô thức, có khả năng kiến tạo và thúc đẩy. Nhưng cái khác ở Schopenhauer là ở chỗ: trong khi đối với các nhà duy tâm thì cái cuối cùng và tuyệt đối là tinh thần, ý niệm, lý trí phát triển trong một quá trình vận động hướng đích, thì đối với Schopenhauer lại là một ý chí mù lòa, một cội nguồn thế giới phi lý tính và ngược lại với lý trí. Đối với ông, thế giới không phải là lôgic hay phi lôgic, mà là phản lôgic, lý trí là công cụ của ý chí phi lý tính. Chính ở điểm này Schopenhauer đã phá vỡ mạch tư duy xưa nay về sự hài hòa của một thế giới chỉnh thể. Và, ông đã thực sự là người thực hiện bước quá độ từ chủ nghĩa lạc quan sang chủ nghĩa bi quan. Công lao mãi mãi của ông đối với giới triết học là ở chỗ: chính ông đã hướng triết học vào chiều sâu thăm thẳm nằm phía dưới tầng ý thức của con người, và với châu Âu, ông là người đã mở đường cho triết học và tâm lý học vô thức ra đời và phát triển.” - Quang Chiến, Viện Triết học
Trích dẫn sách Siêu Hình Tình Yêu - Siêu Hình Sự Chết
"ết là cái phút giải thoát của bản tính riêng biệt của cá tính, cái bản tính chẳng phải làm cái nhân thâm hậu nhất cho bản thể ta, mà đúng ra phải coi như một sự lạc lõng của bản thể Vẻ bình thản trên nét mặt của phần lớn những người chết hình như phát xuất từ đó Nói chung cái chết của mọi người thiện đều thanh thản nhẹ nhà Cái kiếp sống mà chúng ta biết, họ vui vẻ từ bỏ: cái mà họ thu hoạch được thay cho đời sống đối với chúng ta chả là gì cả, vì kiếp sống của chúng ta, so với kiếp sống kia chả là gì cả. Phật giáo mệnh danh kiếp sống đó là Niết bàn, nghĩa là tịch diệ"
"ếu giờ đây, ta nhìn sâu vào cái náo nhiệt của đời sống, ta thấy mọi con người bị giày vò bởi những đau khổ lo âu của kiếp sống này, ra sức thoả mãn các nhu cầu vô tậ để không mong mỏi gì hơn là bảo tồn cái kiếp sống cá nhân quằn quại trong một thời gian ngắn ngủi. Thế mà giữa cảnh hỗn loạn ấy, ta bắt gặp bốn mắt giao nhau đầy thèm muốn của đôi nhân tình. – Nhưng tại sao lại phải nhìn trộm, sợ sệt, lén lút? – Bởi vì đôi nhân tình kia là những kẻ phản bội thầm lén tìm cách lưu tồn tất cả cái khốn khổ nếu không có họ tất phải chấm dứt; họ muốn ngăn cản không cho chúng dứt; cũng như các kẻ giống họ từng làm trước họ".
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Công ty TNHH Trust Books |
---|---|
Dịch Giả | Thích Nguyên Pháp; Thiên Trang; Hoàng Thiên Nguyễn |
Số trang | 1239 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Hồng Đức |
SKU | 6518744169363 |
aristotle socrates émile hay là về giáo dục hồ chí minh bàn về tự do chu dịch huyền giải tư tưởng hồ chí minh thần thoại sisyphus chính trị alain de botton thế giới như tôi thấy suy ngẫm cuối cùng vào buổi tối chủ nghĩa khắc kỷ zarathustra phong cách hồ chí minh lý minh tuấn năng lực tinh thần triết học cái ác một chỉ dẫn cho người bị bối rối khắc kỷ từ zeno đến marcusaurelius dịch học tinh hoa nỗi lo âu về địa vị triết học giáo dục kant zarathustra đã nói như thế nhà tư tưởng lớn nỗi lo âu về địa vị - alain de botton 60 phút adam smith trong 60 phút