Có lẽ, nếu tổ chức một cuộc khảo sát để lập nên một bảng thống kê, so sánh giữa số gia đình hạnh phúc viên mãn với những gia đình bất hạnh, chúng ta sẽ phải chấp nhận một sự thật rằng, những người may mắn có cuộc hôn nhân đầm ấm trọn vẹn chiếm tỷ lệ rất thấp trong xã hội này. Những bất hạnh, đau khổ đa phần đều do chính mình gây ra cho người thân, mà trực tiếp ở đây là vợ chồng, con cái, dẫn đến thương tổn cho những thành viên khác trong đại gia đình và rộng hơn là ảnh hưởng đến cả xã hội.
Những bất hạnh đó bắt nguồn từ các sai lầm, và sai lầm lại là thuộc tính của người phàm. Kinh điển của nhà Phật dạy có hai hạng thánh trong cuộc đời, hạng thứ nhất là chưa từng sơ xuất cũng như lỗi lầm; hạng thứ hai là người biết đứng dậy sau khi vấp ngã và không bao giờ tái phạm. Đức Phật cũng nói, hạng thánh nhân thứ hai mới đáng tôn kính và tán thán hơn cả Khi tìm hiểu kỹ hơn chúng ta sẽ hiểu, Đức Phật thấy rõ tâm lý con người có những lúc rất yếu. Trong lúc tâm lý bị sa sút tới mức độ yếu nhất thì bất kỳ thứ gì đến cũng sẽ trở thành cái nêm gài vào sự trống vắng dẫn dắt con người đến với những sai lầm. Vấn đề ở chỗ người sai biết nhận ra lỗi lầm, không tái phạm mới là con người đáng quý, đáng trân trọng. Nhận dạng và hiểu được điều này thì tất cả những tình huống ngoại tình đều có cơ hội quay về. Quên đi quá khứ của nhau trở thành yếu tố vô cùng quan trọng trong việc cùng nhau làm lại và xây dựng tương lai.
"Gia đình - Tranh đấu hay buông xuôi?" là cuốn sách thứ 2 trong bộ 3 quyển của Thượng Tọa Thích Nhật Từ. Hy vọng những chia sẻ trong cuốn sách nhỏ này sẽ phần nào giúp quý độc giả tìm được cách giải quyết những xung đột, mâu thuẫn có thể gặp trong cuộc sống của mình.
Ở thời điểm hiện tại, nếu chúng ta muốn tìm một cuốn sách nói về hạnh phúc gia đình, hoặc những cuốn sách viết về Phật giáo và tâm linh thì có lẽ không phải mất quá nhiều công sức; nhưng sẽ không hề đơn giản nếu tìm một cuốn cẩm nang về hạnh phúc gia đình qua cái nhìn từ bi, minh triết của giáo lý Phật pháp. Trên tinh thần chia sẻ quan điểm, cái nhìn của Phật giáo về đời sống hôn nhân, "Hôn nhân – Chuyện thêm và bớt" ra đời với mục đích đồng hành cùng quý vị trên con đường kiến tạo hạnh phúc gia đình ngay chính từ những giá trị cơ bản nhất, cốt lõi nhất và từ những câu chuyện thực tế, để tự thân mỗi người có thể tìm thấy chính mình và rút ra được giá trị thật của hạnh phúc trong hôn nhân; từ đấy biết cách dung hòa, gìn giữ và nuôi lớn tình yêu thương trong gia đình.
Bất kỳ ai sinh ra – lớn lên – trải qua tình yêu đều khát khao chạm đến hạnh phúc; nhưng cuộc sống có quá nhiều thay đổi, những giá trị về chuẩn mực đạo đức đang bị đảo lộn khiến con người hoang mang, đôi khi ta phải loay hoay tìm cách tháo gỡ những vướng mắc từ chính gia đình nhỏ của mình. Cuốn sách này ra đời như một lời chia sẻ với quý vị phương pháp chèo lái con thuyền hôn nhân vượt qua sóng gió đời thường, cùng nhau đi hết hành trình cuộc sống để cập bến hạnh phúc. Gia đình không chỉ là điểm tựa vững chắc của mỗi con người mà còn là thước đo giá trị hạnh phúc của xã hội. Thế nên xây dựng một gia đình ấm êm chính là từng bước xây dựng nên một xã hội ổn định, phồn thịnh.
Khi nhắc đến nghiệp, chúng ta sẽ nghĩ đến ba yếu tố tạo thành là tâm, khẩu và thân. Nghiệp từ tâm là thứ quyết định quả báo sau này, vì khi một hành động xấu tạo ra do vô tình chứ không hữu ý thì rất dễ được thông cảm và tha thứ. Tâm nghiệp xuất phát từ cảm xúc của con người. Ví như, khi có cảm xúc tích cực, yêu thương ai đó, chúng ta sẽ dễ dàng tạo ra những hành động tốt đẹp dành cho họ. Ngược lại, khi có cảm xúc tiêu cực, thù ghét, chúng ta lại dễ sinh sân hận mà tạo ra những hành vi gây thương tổn cho họ.
Tam đắm, si mê và sân hận là những xúc cảm tiêu cực mà có lẽ bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều có – đơn giản vì chúng ta vẫn còn là người phàm. Đây cũng là tiền đề dẫn đến những oan trái, khổ đau trong cuộc đời nếu tự thân chúng ta không biết hóa giải, đoạn trừ. Điều này cũng có nghĩa: Muốn đạt được đến cảm giác thanh thản, bình an, muốn chạm chân đến một bình nguyên tươi mát thì việc chuyển hóa những cảm xúc tiêu cực thành tích cực là yếu tố cần thiết nhất đối với mỗi con người.
Tháo Dây Oan Trái tập hợp những bài giảng của Thượng tọa Thích Nhật Từ, được điều chỉnh thành một tập sách chuyên sâu về đề tài chuyển hóa cảm xúc – nhất là chuyển hóa sân hận – như một món quà gửi tặng cho độc giả. Hy vọng cuốn sách này sẽ có giá trị với độc giả trên con đường tu sửa để giữ được hạnh phúc dài lâu cho chính mình và những người xung quanh!
Xã hội là một cuộc chiến với nhiều thách thức, mà trong đó, con người được xem là những chiến sĩ tham gia cuộc chiến này với nhiều xuất thân khác nhau – người tốt, kẻ xấu, người tâm rộng lượng như các bậc thánh, kẻ ích kỷ nhỏ nhoi đi đến đâu cũng đòi hỏi các quyền lợi cá nhân. Do vậy, nếu không nắm vững các kỹ năng ứng xử tốt lành, chúng ta dễ dàng khơi dậy những nỗi niềm sân hận, bực tức, khó chịu và vô tình biến mình trở thành nạn nhân. Việc ứng dụng triết học xã hội của đạo Phật vào đời sống thực tiễn sẽ giúp giảm thiểu một cách tối đa các nỗi khổ đau có thể có do tương tác với xã hội, cộng đồng; nhờ đó chúng ta vẫn giữ được bản chất an vui, hạnh phúc.
Tựa sách Sống như nhân duyên: Nghệ thuật nhìn người là những lời chia sẻ có giá trị với quý độc giả trong cuộc sống, trong tương giao xã hội và trong việc điều chỉnh bản thân để sống hạnh phúc hơn. Kinh Hiền Nhân không chỉ dạy cho chúng ta cách nhìn nhận tư cách đạo đức của người khác mà còn là một nền tảng để mỗi người tự dựa vào, soi lại bản thân mình và điều phục để phát triển tốt hơn.
Nếu chúng ta dùng tiền bạc, vật chất để mua một mối quan hệ thì tình cảm ấy cũng sẽ mất đi khi vật chất không còn.
Nếu chúng ta xem nhẹ tình người thì không thể mong bản thân nhận được sự đối đãi tốt từ tha nhân.
Và nếu chúng ta không thực tập thiền trong chánh niệm để nhận diện nội kết, để hóa giải bằng cách buông bỏ trên nền tảng của tâm từ bi thì ta mãi mãi vướng mắc trong oan trái, đau khổ.
Chúng ta phải luôn bình tĩnh để nhìn thấy giá trị thật của tiền nói riêng và mọi thứ khác có trong đời sống nói chung để sử dụng chúng một cách khôn ngoan và hợp lý nhất.
Tiền và tình đời: Nghệ thuật buông bỏ của Thượng tọa Thích Nhật Từ gồm những đề tài nhỏ chung chung như tiền, tình cảm, thậm chí một vài bài hát xem như là cơ sở để chúng ta cùng nhau cảm thụ cuộc sống, tìm ra những vướng mắc mình còn gặp và đưa ra cách hóa giải nội kết nhằm hướng đến những tháng ngày bình an.
Có lẽ rất hiếm người nào trên hành tinh này không cảm thấy sợ chết, vì tham sống là bản năng căn bản của muôn loài có sự sống. Thuy nhiên, sự sợ hãi ấy phần lớn xuất phát từ việc chúng ta không biết rồi mình sẽ đi đâu về đâu và tương lai như thế nào? Nếu mỗi người đều có thể giác ngộ, hiểu được vô thường, sống với sự tự nhiên của quy luật sinh tử – luân hồi thì có lẽ cái chết không đáng sợ như chúng ta vẫn nghĩ.
Phật giáo đưa ra những giáo lý về luân hồi và rất phù hợp với khoa học hiện đại chứng minh về vật chất – không có gì mất đi vĩnh viễn mà chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác. Sự sống – cái chết của chúng ta cũng vậy, luôn diễn tiến theo một quá trình lặp lại dựa trên phước báu và duyên nghiệp đã gieo. Kiếp đời này là một sự tạm bợ. Cái chết không phải dấu chấm hết mà chỉ là một điểm trên hàng triệu điểm ở con đường tái sinh. Hiểu như thế, chúng ta sẽ biết cách trang bị cho mình một hành trang tốt đẹp ở tương lai, ở những cõi tái sinh sau này. Sự chấp trước về tài sản, địa vị, danh vọng, nhất là tình yêu là những rào cản, những trở ngại cho con đường tái sinh. Chính từ suy nghĩ bám víu, níu giữ ấy khiến chúng ta cảm thấy sợ hãi trước cái chết mà không hiểu được rằng, chính sự sợ hãi ấy trói buộc cái chết theo chiều hướng hết sức tiêu cực. Sự thật thì cái chết có đáng sợ như chúng ta nghĩ hay không? Phải làm những gì để con người có thể tự tại khi đứng bên bờ sinh tử? Con đường tiếp theo chúng ta đi ra sao và dẫn đến nơi nào?
Để trả lời cho những câu hỏi vừa nêu, tác giả Thích Nhật Từ tiếp tục cho ra đời ấn phẩm: Bên bờ sinh tử: Gieo nhân lành để nhận quả lành – nhằm giải đáp phần nào thắc mắc của quý Phật tử, quý độc giả. Đây cũng xem như lời chia sẻ của tác giả đến với mọi người, hy vọng tất cả chúng ta có thể tạo ra được thế giới cực lạc ngay ở kiếp đời này để có thể bình thản đối diện với cái chết, bởi khi chúng ta sống hỷ lạc thì chắc chắn sẽ chết an vui!
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Saigon Books |
---|---|
Kích thước | 13x20.5 cm |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 1671 |
SKU | 6068486178471 |
mèo mốc fahasa nhà sách osho nguyễn duy cần thu giang nguyễn duy cần yêu osho thích nhất hạnh luật tâm thức nhà sách tiki 999 bức thư gửi chính mình 999 bức thư gửi chính mình song ngữ trung việt sách hay sách kỹ năng sống sách untamed sống cuộc đời bạn muốn vãn tình thả trôi phiền muộn hạnh phúc tại tâm hạt giống tâm hồn quẳng gánh lo đi và vui sống 999 lá thư gửi cho chính mình thức tỉnh mục đích sống ngọc sáng trong hoa sen đàn ông sao hỏa đàn bà sao kim trên đường băng làm một người tài hoa giá trị của sự tử tế khi mọi điểm tựa đều mất sống cuộc đời bạn muốn đúng việc