CHIẾN LƯỢC GIA
Để tư duy chiến lược không chỉ nằm trên trang giấy
I. AI NÊN ĐỌC CUỐN SÁCH NÀY:
- Các lãnh đạo doanh nghiệp thuộc mọi quy mô.
- Các nhà điều hành đang loay hoay với việc thiết lập và thực thi chiến lược.
- Những người làm chiến lược doanh nghiệp.
II. TÓM TẮT SÁCH
"Bạn có phải chiến lược gia không?", đó là câu hỏi mà Giáo sư Cynthia Montgomery đặt ra ngay từ đầu trong chương trình đào tạo lãnh đạo điều hành EOP (Entrepreneur, Owner, President) của Trường kinh doanh Harvard. Đây không phải câu hỏi để có câu trả lời, đây là câu hỏi gợi mở cho quá trình khám phá và hoàn thiện các năng lực chiến lược như xây dựng tầm nhìn, quản lý nguồn lực, điều binh khiển tướng vẫn dẫn dắt tổ chức đến thành công.
Viết theo phong cách cởi mở, lôi cuốn, cuốn sách của Cynthia Montgomery đưa ra những ý tưởng, quan điểm chiến lược không phức tạp đối với những người mới bắt đầu xây dựng tư duy chiến lược nhưng cũng không đơn giản đến mức những chuyên gia lão luyện thấy hời hợt và bỏ qua. Thông qua các câu chuyện, Giáo sư Cynthia Montgomery giúp các nhà lãnh đạo nắm bắt vai trò quan trọng trong vai hình tượng của một “chiến lược gia” để xác định các mục tiêu, lợi thế, kết hợp năng lực lãnh đạo với chiến lược nhằm thúc đẩy tổ chức phát triển. Tác giả chỉ ra rằng chiến lược không chỉ là một công cụ để khắc chế cạnh tranh, mà còn là lối tiếp cận mà các nhà lãnh đạo sử dụng để định hình con đường phát triển tổ chức một cách bền vững. Đây có lẽ đây là cuốn sách hay nhất về sự kết hợp hữu cơ giữa chiến lược và năng lực lãnh đạo.
III. CUỐN SÁCH CÓ GÌ ĐẶC BIỆT
- Các ví dụ và câu chuyện trong cuốn sách này chủ yếu dựa trên kinh nghiệm giảng dạy trong vòng 5 năm tại một trong những chương trình đào tạo toàn diện dành cho lãnh đạo cấp cao tại Trường Kinh doanh Harvard. Vì vậy, các bài học và phân tích trong cuốn sách mang tính thực tế cao, đã được kiểm chứng.
- Đây là một trong số ít những cuốn sách nói về chiến lược gia và phân tích sâu sắc hành trình trở thành chiến lược gia. Tác giả đã dành một phần nội dung để phân tích và làm rõ những sai lầm về khái niệm chiến lược gia của các doanh nghiệp hiện nay, từ đó đưa ra một cái nhìn rõ ràng về chân dung của người làm chiến lược – cũng chính là nhà lãnh đạo.
- Cuốn sách phân tích sâu sắc về lý do tại sao nhà lãnh đạo cần phải là người làm chiến lược cho chính doanh nghiệp của mình. Tác giả cũng chỉ rõ rằng chiến lược không bao giờ kết thúc, nó là một quá trình tuần hoàn liên tục, bắt đầu với mục đích kinh doanh.
- Thông qua các nghiên cứu sâu sắc về sự thành công của các ông lớn như G, I.K.E.A, App.le, tác giả cho độc giả thấy được rằng chiến lược không chỉ là bản kế hoạch trên giấy, nó giống như thực thể sống và cần được chăm sóc, nuôi dưỡng để giúp doanh nghiệp vượt qua những giai đoạn thăng trầm trong kinh doanh.
IV. CÁC TRÍCH ĐOẠN HAY
- “Thật nông cạn, thậm chí nguy hiểm khi nghĩ rằng chiến lược gia có thể hoàn thành phần lớn chiến lược ngay từ đầu và tất cả những gì họ cần làm chỉ là thực thi đúng các phân tích đó. Các công ty lớn như Ni.ke, T và A không ngừng phát triển và thay đổi. Chiến lược xuất sắc cũng vậy. Dù có thuyết phục và rõ ràng đến đâu, không một chiến lược nào có thể trở thành “cẩm nang” đầy đủ cho một công ty muốn duy trì sự phát triển lâu dài và thịnh vượng.”
- “Không ai tôn trọng những nhà quản lý rụt rè, thụ động. Những nhà lãnh đạo táo bạo, có tầm nhìn xa, những người tự tin đưa công ty đi theo những hướng mới thú vị đều được nhiều người ngưỡng mộ. Đó không phải là một phần quan trọng của chiến lược và lãnh đạo sao?
Sự thật là như vậy. Nhưng sự tự tin mà mọi chiến lược gia giỏi cần đều có thể dễ dàng biến thành sự tự tin thái quá. Trong tư duy của nhiều nhà quản lý cũng như trong nhiều bài viết về quản lý hiện nay, có một niềm tin ngầm hiểu rằng một nhà quản lý có năng lực cao có thể tạo ra thành công trong hầu hết mọi tình huống. Một tác giả gọi đây là “cảm giác về quyền năng vô hạn đang cản trở hoạt động quản lý của người Mỹ, niềm tin rằng không có sự kiện hoặc tình huống nào quá phức tạp hoặc quá khó lường để phải quản lý và kiểm soát.””
- “Khi bạn nghiền ngẫm ý tưởng về mục đích của công ty, bạn có thể tạo ra mối liên hệ quen thuộc với “lợi thế cạnh tranh”. Trên thực tế, thuật ngữ mục đích và lợi thế cạnh tranh có thể được sử dụng kết hợp với nhau, nhưng lợi thế cạnh tranh tập trung vào khả năng cạnh tranh của một công ty. Điều đó quan trọng nhưng chưa đủ. Các nhà lãnh đạo thường nghĩ rằng trọng tâm của chiến lược là đánh bại đối thủ cạnh tranh. Không phải vậy. Chiến lược là phục vụ một nhu cầu chưa được đáp ứng, làm điều gì đó độc đáo hoặc tốt cho một số bên liên quan. Chắc chắn việc đánh bại đối thủ là rất quan trọng, nhưng đó là kết quả của việc tìm kiếm và đáp ứng nhu cầu đó chứ không phải là mục tiêu.”
- “Nếu chỉ tập trung vào một lợi thế cạnh tranh duy nhất và mong đợi nó bền vững, thì bạn chưa hiểu hết những thách thức mà một chiến lược gia phải đối mặt. Điều này khiến các nhà quản lý xem chiến lược của họ như thứ đã đúc kết sẵn, và khi nhìn thấy rắc rối phía trước, nhà quản lý chuyển sang chế độ phòng thủ, co cụm để bảo vệ tình trạng hiện tại thay vì mạnh mẽ đối diện với thực tế mới. Đúng là, lợi thế cạnh tranh đóng vai trò quan trọng với chiến lược, và nếu kéo dài được càng lâu thì càng tốt. Tuy nhiên, lợi thế nào đi chăng nữa, giả sử như hệ thống tạo giá trị cốt lõi của công ty, chỉ là một phần nhỏ trong câu chuyện lớn hơn, một cảnh trong bộ phim đang chiếu. Điều quan trọng vẫn là quản lý linh hoạt qua từng cảnh, từng ngày, từng năm, đó mới là bản chất cốt yếu của vai trò lãnh đạo trong chiến lược.”
Chiến Lược Tốt Và Chiến Lược Tồi - Good Strategy Bad Strategy
Giã Từ Những Ý Niệm Viển Vông Và Định Nghĩa Lại Về Chiến Lược
I. AI NÊN ĐỌC CUỐN SÁCH NÀY:
II. TÓM TẮT SÁCH
Chiến lược đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ định hướng doanh nghiệp đến an ninh quốc gia. Xây dựng và thực thi chiến lược là nhiệm vụ trọng tâm của người lãnh đạo. Tuy nhiên, chiến lược giờ đây chỉ là những lời hô hào nhàm chán, đến nỗi chúng ta chẳng buồn để tâm khi một nhà lãnh đạo hô vang khẩu hiệu và đề ra những mục tiêu hoành tráng rồi gọi đó là “chiến lược”. Khái niệm này đã trở nên mong manh đến mức các chuyên gia gắn nó với mọi thứ, từ những tầm nhìn không tưởng đến các quy tắc thẩm mỹ không liên quan.
Khoảng cách giữa chiến lược tốt và mớ bòng bong của những thứ mà người ta gọi là “chiến lược” ngày càng lớn dần theo năm tháng. Cuốn sách này ra đời nhằm “thức tỉnh” chúng ta về sự khác biệt to lớn giữa chiến lược tốt và chiến lược tồi, đồng thời giúp các nhà lãnh đạo cải thiện khả năng xây dựng chiến lược tốt.
Trong Chiến lược tốt và chiến lược tồi, Richard Rumelt đã định nghĩa một cách chính xác về “chiến lược”, chỉ ra những lầm tưởng của thế giới hiện đại về thuật ngữ đang được sử dụng một cách bừa bãi này. Thông qua những ví dụ được nghiên cứu kỹ lưỡng suốt hàng thập kỷ, từ câu chuyện của Apple, Wal-Mart, General Motors đến cuộc khủng hoảng tài chính 2008, Chiến tranh Vùng vịnh hay Thế chiến thứ nhất, ông vạch trần những yếu tố khiến các nhà lãnh đạo rơi vào cái bẫy của “chiến lược tồi” và phân tích sức mạnh to lớn của một “chiến lược tốt”.
III. CUỐN SÁCH CÓ GÌ ĐẶC BIỆT
IV. CÁC TRÍCH ĐOẠN HAY
Thách thức của Nelson nằm ở tương quan lực lượng. Chiến lược của ông là mạo hiểm dùng những con tàu dẫn đầu nhằm phá vỡ thế gắn kết trong hạm đội của địch. Ông đánh giá, khi mất đi tính gắn kết, những thuyền trưởng người Anh giàu kinh nghiệm sẽ chiếm ưu thế trong cuộc hỗn chiến. Một chiến lược tốt luôn đơn giản và rõ ràng mà không cần biện giải qua hàng chục trang PowerPoint. Một chiến lược tốt không đến từ các công cụ “quản trị chiến lược”, ma trận, biểu đồ hay sơ đồ điền-vào-chỗ-trống. Thực tế, những nhà lãnh đạo xuất sắc sẽ xác định một hoặc hai vấn đề trọng yếu – những điểm mấu chốt có thể tăng cường tính hiệu quả của hành động lên gấp bội – từ đó tập trung triển khai và dồn nguồn lực vào chúng.
Rất nhiều người đánh đồng chiến lược với tham vọng, khả năng lãnh đạo, “tầm nhìn”, hoạch định hay tính logic kinh tế của cạnh tranh, nhưng chiến lược không phải là bất cứ điều gì trong những khía cạnh này. Cốt lõi của việc xây dựng chiến lược luôn giống nhau: xác định các yếu tố quan trọng trong bối cảnh cụ thể, từ đó đề ra phương án phối hợp và tập trung hành động để giải quyết các yếu tố đó.
Nhiệm vụ hàng đầu của nhà lãnh đạo là xác định những thách thức to lớn đang cản trở quá trình tiến bộ của doanh nghiệp, từ đó tìm ra cách tiếp cận nhất quán để vượt qua. Chiến lược đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ định hướng doanh nghiệp đến an ninh quốc gia. Tuy nhiên, chiến lược giờ đây chỉ là những lời hô hào nhàm chán, đến nỗi chúng ta chẳng buồn để tâm khi một nhà lãnh đạo hô vang khẩu hiệu và đề ra những mục tiêu hoành tráng rồi gọi đó là “chiến lược”.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Alpha Books |
---|---|
Ngày xuất bản | 2024-04-24 16:41:32 |
Nhà xuất bản | Nhiều Nhà Xuất Bản |
SKU | 7031546443324 |
lý quang diệu alexander đại đế đúng việc đọc vị bất kỳ ai who chiến tranh tiền tệ tài chính doanh nghiệp chứng khoán kế toán quản trị lý thuyết tài chính tiền tệ nguyên lý kế toán quản lí nhân sự tâm thức lãnh đạo nhân sự okr sách lãnh đạo lãnh đạo lãnh đạo phục vụ chuyển đổi số quản lý quản trị kinh doanh 7 câu hỏi thần kỳ của mọi sếp giỏi quản lý nghiệp lãnh đạo tập sự elon musk steve jobs john maxwell một đời quản trị sách quản trị chiến lược những cuộc phiêu lưu trong kinh doanh