Combo Thần Thoại Ai Cập + Bắc Âu + Hy Lạp + Từ Điển Thần Thoại Hy Lạp - La Mã (Bộ 4 Cuốn) _TTT
Combo Thần Thoại Ai Cập + Bắc Âu + Hy Lạp + Từ Điển Thần Thoại Hy Lạp - La Mã (Bộ 4 Cuốn) _TTT
Mô tả ngắn
Combo Thần Thoại Ai Cập + Bắc Âu + Hy Lạp + Từ Điển Thần Thoại Hy Lạp - La Mã (Bộ 4 Cuốn) 1. Thần Thoại Ai CậpThế gian từ đâu mà có? Con người được tạo thành như thế nào? Từ thuở sơ khai, đây đã l...
Giới thiệu Combo Thần Thoại Ai Cập + Bắc Âu + Hy Lạp + Từ Điển Thần Thoại Hy Lạp - La Mã (Bộ 4 Cuốn) _TTT
Combo Thần Thoại Ai Cập + Bắc Âu + Hy Lạp + Từ Điển Thần Thoại Hy Lạp - La Mã (Bộ 4 Cuốn)1. Thần Thoại Ai Cập Thế gian từ đâu mà có? Con người được tạo thành như thế nào? Từ thuở sơ khai, đây đã là những câu hỏi mà con người từ Đông sang Tây mải mê tìm lời giải đáp. Ai cập - một trong những nền văn minh đầu tiên của nhân loại - cũng không ngoại lệ. Trải qua mấy ngàn năm lịch sử bên dòng sông Nile màu mỡ, bên cạnh các tàn tích cổ, hệ thống thần linh cũng là một yếu tố quan trọng góp phần vào sự đa dạng, phong phú của văn hóa Ai Cập.
Với nguồn tài liệu phong phú, sự dày công nghiên cứu và cách tiếp cận khác biệt, qua Thần thoại Ai Cập, Lewis Spence đã vẽ một bức tranh tỉ mỉ về hệ thống thần linh Ai Cập. Cuốn sách là những tích truyện huyền thoại: là cuộc chiến bất tận giữa Set và Osiris, là hành trình tái sinh của thần Mặt Trời Ra, là nữ thần Isis thông minh ma mãnh… là các vị vua, hoàng tử, người thường, anh hùng, các cuộc chiến, số phận của những người chết được đưa đến Sảnh Phán xử của Osiris…
Không chỉ thuật lại đầy đủ những tích truyện về thần và người của Ai Cập, Thần thoại Ai Cập còn có sự so sánh với một số thần thoại của các nền văn hóa khác, giải thích về sự giao thoa văn hóa với phương Tây trong 3000 năm lịch sử Ai Cập cổ đại. Cuốn sách cũng đi sâu vào thần thoại về một số vị thần tiêu biểu; đây là những vị thần đã trở thành biểu tượng cho một số tôn giáo có sức ảnh hưởng lớn ở Ai Cập cổ đại.
Ngoài ra, cuốn sách còn có thêm 50 tranh ảnh minh họa, với mong muốn rằng, thông qua việc tận mắt thấy được những tàn tích, người đọc sẽ phần nào hình dung được một nền văn minh Ai Cập cổ đại một thời rực rỡ.
VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ
Lewis Spence (1874-1955) là một nhà nghiên cứu văn học dân gian và học giả huyền bí người Scotland, đồng thời, ông còn là một nhà thơ. Sau khi tốt nghiệp đại học Edinburgh, ông làm việc trong ngành báo chí đến năm 1909. Ông từng là biên tập viên cho các tờ báo: The Scotsman, The Edinburgh Magazine và The British Weekly. Lewis Spence dành nhiều sự quan tâm đến thần thoại và văn hóa dân gian của nhiều nền văn hóa khác trên toàn thế giới. Những nỗ lực nghiên cứu sâu rộng của ông đã cho ra kết quả là nhiều cuốn sách giá trị về lĩnh vực thần thoại huyền bí học, tiêu biểu như: The Myths of Mexico and Peru (Thần thoại Mexico và Peru), The Civilisation of Ancient Mexico (Nền văn minh Mexico cổ đại), Popol Vul, The Myths of the North American Indians (Thần thoại người Anh-điêng)…
2. Thần Thoại Bắc Âu - Văn Xuôi Edda Và Thơ Edda (Tri Thức Trẻ) Cuốn sách với tựa đề Thần Thoại Bắc Âu, xuất hiện đầu tiên vào năm 1840, ban đầu được viết với mục đích làm sách giáo khoa phụ lục cho bộ môn lịch sử Na Uy, Thụy Điển và Đan Mạch. Vì là sách dành cho học sinh và mang tính chất tham khảo, tác phẩm này đã trở nên vô cùng phổ biến. Ấn bản thứ 3 (xuất bản năm 1992) - cũng là bản gốc của bản dịch này - được biên tập bởi giáo sư Magnus Olsen đến từ trường đại học Oslo, mang đến một cái nhìn mới cho cuốn sách này.
Tuy nhiên thay vì cố gắng chinh phục toàn bộ cuốn sách, ông chỉ tập trung vào phần thành quả của Munch, từ đó tổng hợp kết quả nghiên cứu thành một tác phẩm được yêu thích rộng rãi và được biết đến bởi nhiều học giả. Nhờ ông, những thành tựu của Much đã được nâng lên một tầm cao mới.
Bản dịch Tiếng Anh hứa hẹn sánh đôi cùng hai tác phẩm khác trong seri văn học kinh điển của người Scandinavian là Văn xuôi Edda, do Arthur Gilchrist Brodeur dịch, và Thơ Edda do Henry Adams Bellows dịch. Cuốn sách không chỉ hữu ích cho các nhà nghiên cứu văn học cổ Bắc Âu, mà còn giúp người đọc phổ thông tìm kiếm những chỉ dẫn đáng tin cậy thông qua thế giới của truyền thuyết và thần thoại 3. Thần Thoại Hy Lạp (Tri Thức Trẻ)
GIỚI THIỆU VỀ CUỐN SÁCH
Nhu cầu tìm hiểu ngọn nguồn của vạn vật là một nhu cầu tự nhiên của mỗi con người và mỗi dân tộc. Và mỗi dân tộc đều có những cách lí giải của riêng mình về nguồn gốc của thế giới. Một trong những dân tộc đã để lại cho loài người một cách giải thích độc đáo và sinh động là Hy Lạp. Cách lí giải của họ đã được thể hiện thành một hệ thống truyền thuyết và thần thoại vô cùng hấp dẫn, góp phần làm phong phú cho tâm hồn con người trên toàn hành tinh.
Các tích thần thoại Hy Lạp có sức ảnh hưởng sâu rộng, và theo thời gian, đã thâm nhập vào từng lĩnh vực của văn hóa, văn học và đời sống của nhiều quốc gia. Các hình tượng thần thoại Hy Lạp đã được tiếp thu và diễn đạt theo cách của riêng mình. Nếu không hiểu thần thoại Hy Lạp, rất nhiều khi ta không hiểu được các cách diễn đạt của một ngôn ngữ cụ thể, cũng như không hiểu được các hình tượng nghệ thuật của một nền văn hóa riêng biệt nào đó.
Thần thoại Hy Lạp của PGS.TS. Nguyễn Văn Dân đã ra đời để đáp ứng nhu cầu tri thức này, cuốn sách được biên soạn một cách chọn lọc và công phu, đã gắn bó với nhiều lớp người trẻ Việt Nam qua các thế hệ. Các tích, truyện trong cuốn sách được lựa chọn tỉ mỉ giữa nhiều dị bản, để có thể chọn ra phiên bản không chỉ hợp lí nhất, mà còn hay nhất.
Ở lần tái bản này, nhằm gia tăng giá trị của tác phẩm cả về hình thức lẫn nội dung, cũng như thích ứng với đối tượng bạn đọc mới có vốn ngoại ngữ, Thần thoại Hy Lạp đã được biên tập lại với một số điểm chỉnh sửa, bổ sung so với các phiên bản cũ:
Thứ nhất, về cách viết tên riêng, tác giả chọn lối phiên tự theo cách viết gần với chữ Hy Lạp được Latin hóa chứ không phiên thông qua một ngôn ngữ trung gian hoặc phiên âm theo kiểu cũ. Cách phiên âm theo nguyên gốc sẽ tránh được nhiều nhầm lẫn và tiện cho các bạn đọc có nhu cầu tra cứu, tìm hiểu sâu.
Thứ hai, ngoài việc bổ sung thêm các tranh ảnh kinh điển về các tích truyện trong nội dung để bạn đọc dễ hình dung, cuốn sách còn có thêm 16 trang phụ lục in màu, để thế giới của các vị thần Hy Lạp càng thêm sống động trong lòng bạn đọc.
Chúng tôi tin rằng cuốn sách Thần thoại Hy Lạp này sẽ giúp bạn đọc Việt Nam có thêm một góc nhìn độc đáo vào một nền văn hóa vĩ đại của nhân loại, và qua đó có thêm vốn kiến thức để hiểu rõ các nền văn hóa khác.
VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ:
PGS.TS. Nguyễn Văn Dân là một nhà nghiên cứu, dịch giả uy tín. Ông là nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; nguyên Tổng Biên tập tạp chí Văn học nước ngoài của Hội Nhà văn Việt Nam. Ông đã xuất bản nhiều công trình nghiên cứu về văn học, văn hóa và đạt nhiều giải thưởng cao quý cho các tác phẩm tiêu biểu như: Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 2000 cho tác phẩm Nghiên cứu văn học - Lý luận và ứng dụng; giải Bạc Sách Hay 2014 của Hội Xuất bản Việt Nam và Tặng thưởng loại B năm 2014 của Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương cho tác phẩm Chủ nghĩa hiện đại trong văn học nghệ thuật… cùng nhiều giải thưởng khác.
4. Từ Điển Thần Thoại Hy Lạp - La Mã
Ảnh hưởng của thần thoại Hy Lạp - La Mã đến các tác phẩm văn học, nghệ thuật phương Tây cũng giống như các điển tích điển cố ảnh hưởng đến các tác phẩm văn học phương Đông. Những ảnh hưởng này đòi hỏi người đọc phải có những tri thức, dù rất cơ bản, nhưng cần thiết, để hiểu được tác phẩm một cách trọn vẹn. Bởi sẽ thật khó mà cảm được vẻ đẹp của bức tượng “Apollo and Daphne” của Bernini nếu không hiểu được câu chuyện bi kịch và đẹp đẽ phía sau. Cũng như khó có thể hiểu trọn Trường ca Iliada (Iliad) nếu không biết được những câu chuyện xảy ra trước và sau nó.
Tuy nhiên, do sự phát triển đồng thời và ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình lịch sử của Hy Lạp và La Mã, nhiều tích truyện và nhân vật của hai hệ thần thoại này thường có nét tương đồng, và do đó, dễ bị lẫn lộn với nhau. Hơn nữa, các tác phẩm phái sinh sau này như Hercules (của hãng Disney) còn khiến cho sự lẫn lộn này càng thêm sâu sắc.
Trong Hercules (Disney), câu chuyện diễn ra trong bối cảnh Hy Lạp, nhân vật chính lại sở hữu cái tên phiên bản La Mã (Hercules thay vì Heracles); còn các nhân vật khác thì lại dùng tên Hy Lạp (Hera thay vì Iuno, Zeus thay vì Iupiter…). Hades trở thành nhân vật phản diện của câu chuyện vì là thần của cõi âm, dù cho trong thần thoại Hades có vẻ là vị thần “hiền lành” nhất (xét trong sự tương quan với các vị thần Hy Lạp khác). Các vị thần khác đều có đặc điểm đặc trưng, nhưng cũng không được xây dựng rõ ràng… Có nhiều nguyên nhân cho những sự phóng tác này, như để thân thiện hơn với đối tượng người xem là thiếu nhi, hoặc để không bị giới hạn độ tuổi tiếp nhận, hay vì lý do tính sáng tạo cá nhân của tác giả… Dù không thể phủ nhận rằng các tác phẩm như Hercules thường là cánh cửa đầu tiên mở vào thế giới thần thoại muôn màu muôn sắc và dễ choáng ngợp, góp phần giúp nhiều người có hứng thú tìm hiểu thần thoại, nhưng lại càng không thể phủ nhận được rằng chúng là một phần nguồn cơn cho những hiểu lầm, những lẫn lộn.
Điều này làm phát sinh nhu cầu tra cứu các thông tin, các tích truyện gốc về thần thoại Hy Lạp và La Mã để làm rõ những nhầm lẫn như thế. Từ điển thần thoại Hy Lạp - La Mã của Nguyễn Văn Dân ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đó.
Tên gọi Từ điển thần thoại Hy Lạp - La Mã không có nghĩa là “từ điển dịch tên gọi từ Hy Lạp sang La Mã”, mà chỉ cho thấy tính chất chung của hai hệ thần thoại cổ đại phát triển gần như đồng thời với nhau, cho thấy tính gắn bó chặt chẽ giữa chúng. Vì thế, cuốn từ điển này sẽ bao gồm cả các mục từ Hy Lạp lẫn các mục từ La Mã. Nó sẽ bao quát hầu hết các nhân vật, địa danh có liên quan đến hai hệ thần thoại này, mỗi nhân vật đều có một lai lịch tóm tắt, nhưng đầy đủ các chi tiết quy chiếu tối cần thiết. Cũng với tinh thần mở rộng như vậy, cuốn từ điển này sẽ bao gồm không chỉ thuần túy những chi tiết thuộc thần thoại Hy Lạp - La Mã, mà còn có cả những chi tiết thuộc các dị bản thần thoại của các dân tộc khác trong khu vực, nhưng chúng có sự giống nhau hoặc liên quan với thần thoại Hy Lạp - La Mã cũng như nằm trong vòng ảnh hưởng của nền thần thoại này.
Ngoài ra, ở nước ta hiện nay đang có xu hướng muốn phiên lại các tên gọi của nước ngoài theo đúng âm gốc của chúng. Trên tinh thần đó, trong lần tái bản này, chúng tôi cũng đã phiên lại tên gọi của các tích trong cuốn từ điển này sao cho gần đúng với âm gốc của chúng nhất. Việc phiên tự theo nguyên gốc sẽ tránh được những nhầm lẫn của việc phiên âm theo tiếng Pháp trước đây. Ví dụ: Thetis và Tethys là hai thần khác nhau, nếu phiên âm theo tiếng Pháp [t. Pháp: Thétis và Téthys] thì cả hai sẽ phải đọc là Têtít, như vậy sẽ không phân biệt được giữa hai vị thần này.
Chúng tôi hy vọng rằng cuốn sách Từ điển thần thoại Hy Lạp - La Mã này sẽ cung cấp cho các bạn đọc yêu thần thoại một phương tiện tra cứu hiệu quả, cũng như một nguồn thông tin phong phú về văn học thế giới.
VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ:
PGS.TS. Nguyễn Văn Dân là một nhà nghiên cứu, dịch giả uy tín. Ông là nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; nguyên Tổng Biên tập tạp chí Văn học nước ngoài của Hội Nhà văn Việt Nam. Ông đã xuất bản nhiều công trình nghiên cứu về văn học, văn hóa và đạt nhiều giải thưởng cao quý cho các tác phẩm tiêu biểu như: Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 2000 cho tác phẩm Nghiên cứu văn học - Lý luận và ứng dụng; giải Bạc Sách Hay 2014 của Hội Xuất bản Việt Nam và Tặng thưởng loại B năm 2014 của Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương cho tác phẩm Chủ nghĩa hiện đại trong văn học nghệ thuật… cùng nhiều giải thưởng khác.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....