Combo: Thiền luận và Thiền đạo tu tập

Nếu như bộ Thiền luận nghiêng về khía cạnh học thuật, thì cuốn Thiền đạo tu tập nghiêng về khía cạnh thực hành, chứng đắc của những thiền sư Trung Hoa tiêu biểu. Tri - Hành hợp nhất.---------Lời thư...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Combo: Thiền luận và Thiền đạo tu tập

Nếu như bộ Thiền luận nghiêng về khía cạnh học thuật, thì cuốn Thiền đạo tu tập nghiêng về khía cạnh thực hành, chứng đắc của những thiền sư Trung Hoa tiêu biểu. Tri - Hành hợp nhất.

---------

Lời thưa cho lần tái bản thứ hai của bộ Thiền luận

Ý thức rằng vạn sự đều do nhân duyên sinh khởi mà thành, trong cuộc sống nói chung và công việc nói riêng. Làm bộ sách này, bước đầu chúng tôi đã gặp không ít nghịch duyên, có lúc những tưởng việc nó được ra mắt độc giả sẽ còn kéo dài thêm nữa, nhưng may thay, nhờ sự yểm trợ của những người có lòng mà nó mới được biểu hiện sớm hơn như hôm nay. Được sự đồng ý của hai dịch giả, chúng tôi lấy làm vui mừng khi được duyên lành để tái bản lại bộ sách quý giá này, và xin có mấy lời thưa như sau:

- Đây là lần tái bản thứ hai chính quy nhất từ bản in bộ Thiền luận của những năm 1971 và 1973 cho đến nay, và được dịch giả Tuệ Sỹ viết lời “Tựa tái bản lần thứ nhất” trong quyển Trung và quyển Hạ.

Về nội dung: Chúng tôi làm đúng theo sách gốc của những ấn bản trên, tuy có đôi chút khác biệt về khía cạnh trình bày, hiển thị văn bản. Đối với quyển Thượng, dịch giả Tuệ Sỹ (chúng tôi xin phép gọi là Thầy) đã bỏ thì giờ xem lại phần chữ Hán cũng như nhập liệu thêm phần Phụ trương chữ Hán ở cuối sách; còn phần chữ Việt thì vẫn giữ nguyên văn phong của dịch giả Trúc Thiên. Đối với quyển Trung và quyển Hạ, Thầy đã đọc lại, chỉnh sửa, tăng bổ, có đoạn dịch mới lại… một cách hết sức công phu và cẩn trọng. Chúng tôi rất lấy làm an lòng và cảm ơn Thầy nhiều về điều này.

Về hình ảnh: Chúng tôi cố gắng tìm cho được những ảnh gốc - là những họa phẩm thủy mặc mà tác giả Daisetz T. Suzuki đã đưa vào bản tiếng Anh nhằm minh họa thêm về những điểm cốt yếu của Thiền cũng như làm tăng thêm vẻ đẹp của sách cùng với sự thi vị trong khi đọc, và có trong những ấn phẩm gốc kể trên. Tuy vậy, mặc dù đã bỏ công tìm kiếm, có những ảnh chúng tôi vẫn chưa tìm ra được. Vì vậy cho nên, chúng tôi buộc lòng phải chụp lại từ những ấn bản gốc và xử lý kỹ thuật. Tuy chúng không đẹp như mong đợi, nhưng thiện ý của chúng tôi là muốn giữ cho được những ảnh này như bổn ý của tác giả khi đưa chúng vào sách. Chúng tôi không nỡ bỏ chúng. Mong bạn đọc thông cảm và lượng thứ. Và sẽ cố gắng bổ sung những ảnh gốc trong những lần tái bản sau. 

Tất cả những cố gắng trên không ngoài mục đích thể hiện sự trân trọng đối với một công trình nghiên cứu công phu của tác giả và sau đó là các dịch giả, và trên hết là trách nhiệm của chúng tôi đối với độc giả - những người thẩm định cuối cùng giá trị của bộ sách. 

Chúng tôi chân thành cảm ơn Thư quán Hương Tích cùng những cộng sự đã góp sức vào tác phẩm kinh điển này để nó được biểu hiện trở lại một cách mới mẻ sau gần nửa thế kỷ.

Trân trọng,

Ban biên tập.

---------

Lời giới thiệu cuốn Thiền đạo tu tập của tác giả

Những người Tây phương nhiệt thành nghiên cứu Thiền thường thấy rằng, sau khi cái quyến rũ ban đầu đã mòn mỏi, những bước tiếp tục cần thiết để theo đuổi nó một cách đứng đắn trở thành chán nản và vô hiệu quả. Cái kinh nghiệm Ngộ thì tuyệt diệu thật, nhưng vấn đề chủ yếu là, làm thế nào để thể nhập vào kinh nghiệm ấy? Vấn đề nắm bắt “nàng phù thủy Thiền” khiêu khích này đối với đa số những người hâm mộ Thiền ở Tây phương vẫn chưa được giải quyết.


Ấy là bởi vì việc nghiên cứu Thiền ở Tây phương vẫn còn trong giai đoạn vỡ lòng, và các người học vẫn còn lẩn quẩn trong cái vùng mơ hồ giữa việc “quan tâm đến” và “hiểu” Thiền. Đa số họ chưa đạt đến mức chín chắn trong việc nghiên cứu để họ có thể thực sự tu tập Thiền, chứng đắc Thiền, và biến Thiền thành cái sở hữu thâm sâu nhất của họ.
 

Bởi vì Thiền, tự bản tính và ở các mức độ cao, không phải là một triết học, mà là một kinh nghiệm trực tiếp mà người ta phải thâm nhập bằng cả con người mình, mục tiêu đầu tiên phải là nhằm để đạt đến và thể hiện kinh nghiệm Thiền. Để thể hiện cái kinh nghiệm tối thượng này, hay là Ngộ, ta cần phải hoặc là thâm tín một Thiền sư đã đắc pháp, hoặc là tiếp tục phấn đấu một mình bằng cách nghiên cứu và tu tập thực sự.

Với hy vọng tăng tiến một kiến thức về Thiền và giúp cho những người vẫn hằng tìm kiếm chỉ nam thực tập được dễ dàng hơn, tôi tuyển chọn, dịch, và trình bày ở đây một số tự truyện và pháp ngữ ngăn ngắn của các Thiền sư vĩ đại, từ các tài liệu cổ xưa lẫn cận đại, mà mặc dù rất phổ thông bên Đông phương, bên Tây phương lại không được biết đến lắm. Từ nội dung của những tài liệu này, ta có thể có được một hình ảnh về đời sống và hành trạng của các Thiền sư, nhờ thế hiểu rõ hơn Thiền đã được thực sự tu tập như thế nào. Vì không ai đủ tư cách hơn những Thiền sư đã đắc pháp này để đối trị với vấn đề tu tập Thiền. Do đó, theo gương và chỉ thị của họ là con đường đúng và an toàn nhất để tu tập Thiền. Chính vì lý do này mà tôi giới thiệu các pháp ngữ của bốn Thiền sư Trung Hoa lẫy lừng là Hư Vân, Tông Cảo, Bác Sơn và Hám Sơn.

Ngoài những đề nghị và phê bình của riêng tôi về việc tu tập Thiền, mà độc giả có thể thấy ở phần đầu Chương II, tôi cũng đưa ra một cái nhìn khái quát về các phương diện cốt yếu của Thiền ngay ở phần đầu sách. Hy vọng rằng sau khi đọc chương đầu, độc giả có thể có được một khái quát sâu xa hơn về Thiền, nhờ thế có thể theo đuổi việc nghiên cứu của mình dễ dàng hơn trước nhiều. Tuy nhiên, người mới đến với Phật giáo có thể gặp phải đôi khó khăn. Mặc dù tổng quát thì sách này có tính cách nhập môn, nhưng có lẽ về một số vấn đề và trên các phương diện nào đó của việc nghiên cứu Thiền, nó chuyên biệt hơn một số sách khác hiện có bằng Anh ngữ.

Chương III, “Bốn nan đề của Thiền”, vốn là một tiểu luận về “bản chất của Thiền” đăng trong tờ Philosophy East and West, số tháng giêng 1957, do Đại học Hawaii xuất bản. Với vài thay đổi nhỏ, bài đó bây giờ được cho vào sách này. Tôi tin rằng bốn vấn đề bàn luận trong đó rất là quan trọng cho việc nghiên cứu Thiền.

Chương IV, “Phật và Thiền định”, vốn được viết dưới hình thức một giảng thoại, đọc trong một cuộc hội thảo tại Đại học Columbia, vào 1954, theo lời mời của Tiến sĩ Jean Mahler. Bài đưa ra một số giáo lý căn bản của Phật giáo và vài nguyên tắc cốt yếu làm căn bản cho việc tu tập Thiền định mà có lẽ chưa được giới thiệu đầy đủ cho Tây phương.

Vì nhiều thành ngữ và từ ngữ Thiền quá khó nếu không nói là không tài nào dịch được, mặc dù một số học giả cho là hoàn toàn bất khả diễn dịch, tôi đã phải, trong một vài thí dụ, dùng đến lối dịch thoát. Một số chữ Nhật như “koan” tức là Công án, “Satori” tức là Ngộ, “Zen” tức là Thiề hiện giờ đã được ổn định và thông dụng bên Tây phương, và chúng cũng được dùng trong sách này, cùng với nguyên ngữ Trung Hoa. Phương pháp La Mã hóa những chữ Hán sử dụng trong sách được dựa theo hệ thống Wade-Giles. Tôi cũng bỏ tất cả các dấu của chữ Hán và Sanskrit trong bản văn vì chúng chỉ tổ làm các độc giả thông thường bối rối và không cần thiết đối với các học giả Hoa ngữ và Sanskrit, vì họ sẽ nhận ra được ngay nguyên ngữ Trung Hoa và chữ Devanagiri.

Tôi xin được thâm tạ ông George Currier, cô Gwendolyn Winsor, bà Dorothy Donath và tiện nội, Hsiang Hsiang, tất cả đã trợ giúp tôi rất nhiều trong việc viết tiếng Anh, chuẩn bị, in và đánh máy bản thảo và đã đưa ra những đề nghị và phê bình rất có giá trị về tác phẩm này. Tôi cũng xin cảm tạ người bạn cũ, ông P. J. Gruber, đã luôn luôn trợ giúp và khuyến khích.

Là một người Trung Hoa tị nạn, tôi cũng xin cảm tạ tất cả các bằng hữu Hoa Kỳ của tôi và cả hai Cơ sở Bollingen và Cơ sở Nghiên cứu Á Đông đã rộng lượng giúp tôi cơ hội tiếp tục công việc và nghiên cứu đạo Phật ở Mỹ quốc đây. Tôi thật mang ơn họ vô cùng.

New York City, tháng 3, 1959
Chang Chen-Chi

---

Mục lục cuốn Thiền đạo tu tập:

TỰA CỦA DỊCH GIẢ
LỜI TỰA CỦA TÁC GIẢ

CHƯƠNG I: BẢN CHẤT CỦA THIỀN
PHONG CÁCH THIỀN VÀ NGHỆ THUẬT THIỀN
CỐT TỦY CỦA THIỀN: KHẢO SÁT BA PHƯƠNG DIỆN CHÍNH YẾU CỦA TÂM
BỐN ĐIỂM CỐT YẾU TRONG PHẬT GIÁO THIỀN TÔNG

CHƯƠNG II: THIỀN ĐẠO TU TẬP
KHÁI QUÁT VỀ SỰ TU TẬP THIỀN
TU TẬP THIỀN BẰNG CÁCH QUÁN TÂM TRONG TĨNH LẶNG
TU THIỀN BẰNG CÁCH THAM CÔNG ÁN
PHÁP NGỮ CỦA BỐN THIỀN SƯ
TỰ TRUYỆN CỦA NĂM THIỀN SƯ

CHƯƠNG III: BỐN NAN ĐỀ CỦA THIỀN
THIỀN VÀ PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA
“TỨ LIỆU GIẢN” CỦA LÂM TẾ

CHƯƠNG IV: PHẬT VÀ THIỀN ĐỊNH
BA PHƯƠNG DIỆN CỦA PHẬT SO VỚI SÁU PHƯƠNG THỨC TƯ TƯỞNG CỦA CHÚNG SINH

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hình ảnh sản phẩm

Combo: Thiền luận và Thiền đạo tu tập
Combo: Thiền luận và Thiền đạo tu tập

Giá PRQ

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhCông ty Cổ phần Xuất bản Khai Tâm
Ngày xuất bản2023-06-29 17:26:48
Dịch GiảTrúc Thiên - Tuệ Sỹ; Như Hạnh
Loại bìaBìa mềm
Số trang1542
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Tri Thức
SKU9497203698083
Liên kết: Xịt khoáng Argan Oil In Water Radiating Moisture Mist The Face Shop (80ml)