Những Cuộc Hội Ngộ Của Văn Chương Thế Giới

“Trong khi phác họa quỹ đạo phía trước của văn học so sánh, một cách để xác định vị trí của chúng ta là nhìn về lại quá khứ”. Nhà văn học so sánh Hoa Kỳ David Damrosch đã viết như vậy khi nói về lịch ...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Những Cuộc Hội Ngộ Của Văn Chương Thế Giới

“Trong khi phác họa quỹ đạo phía trước của văn học so sánh, một cách để xác định vị trí của chúng ta là nhìn về lại quá khứ”. Nhà văn học so sánh Hoa Kỳ David Damrosch đã viết như vậy khi nói về lịch sử gần hai thế kỷ của văn học so sánh trên thế giới.

Ở Việt Nam, văn học so sánh đến khá muộn, phải vào đầu thập niên 1970 mới có những bài viết đầu tiên giới thiệu về xu hướng này trong khoa nghiên cứu văn học, và đến thập niên cuối của thế kỷ XX - thập niên đầu thế kỷ XXI thì sự quan tâm tới văn học so sánh ở Việt Nam, nhất là trong các viện nghiên cứu và các trường đại học mới thực sự khởi sắc. Khoa Văn học - khi đó có tên là Khoa Ngữ văn, rồi Khoa Ngữ văn và Báo chí thuộc Trường Đại học Tổng hợp, sau thành Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh là một trong những đơn vị sớm đưa môn Văn học so sánh vào chương trình giảng dạy đại học và sau đại học, với người khởi đầu là giáo sư Trần Thanh Đạm lúc đó là Trưởng Bộ môn Văn học nước ngoài. Cuốn tài liệu mỏng Dẫn nhập Văn học so sánhđược giáo sư biên soạn và Trường Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh ấn hành năm 1995 đã trở thành một tài liệu học tập cho nhiều thế hệ sinh viên. Năm 2002, một hội thảo khoa học với đề tài Văn học so sánh: Nghiên cứu và dịch thuậtđược tổ chức, kết quả của nó đã được Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội in thành sách với cùng tên gọi vào năm 2003 - đó là cuốn sách mở đầu cho Tủ sách Những vấn đề Ngữ văndo Khoa Ngữ văn và Báo chí chủ trì. Từ đó cho đến nay đã 16 năm trôi qua, Khoa Ngữ văn và Báo chí đổi tên thành Khoa Văn học và Ngôn ngữ rồi thành Khoa Văn học, Bộ môn Văn học nước ngoài từ năm 2008 đổi tên thành Bộ môn Văn học nước ngoài và Văn học so sánh thể hiện định hướng của Khoa, đưa văn học so sánh trở thành một trong những trọng tâm nghiên cứu và giảng dạy. Các hội thảo quốc tế và hội thảo quốc gia liên quan đến những vấn đề văn học so sánh được tổ chức, các tập sách lớn như Văn học cận đại Đông Á từ góc nhìn so sánh, Văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh Đông Á do PGS.TS. Đoàn Lê Giang chủ trì phần nào là những kết quả mà Khoa đã có được trong những năm qua, bên cạnh những công trình cá nhân của các giảng viên của Khoa và hàng loạt các luận văn, luận án về đề tài văn học so sánh đã được thực hiện.

Cuốn sách này là sự kế thừa một phần nội dung đã có trong cuốn Văn học so sánh: Nghiên cứu và dịch thuậtnăm 2003, đồng thời bổ sung những bản dịch và những nghiên cứu mới, được thực hiện bởi các giảng viên và những nhà khoa học đã hoặc đang học tập và làm việc tại Khoa.

Phần đầu của sách là những bài viết và bài dịch giới thiệu các vấn đề chung của văn học so sánh, từ những khái niệm cơ bản đã được nói đến từ rất lâu như văn học so sánh, văn học thế giới, văn học tổng quát, các vấn đề dân tộc và chủ nghĩa dân tộc, đến những vấn đề của thời hiện tại như chủ nghĩa xuyên quốc gia, phiên dịch học, tiếp nhận văn học như những hướng nghiên cứu được các nhà văn học so sánh đương đại quan tâm.

Hai nội dung tiếp theo là những nghiên cứu cụ thể các hiện tượng văn học của thế giới trong mối quan hệ giao lưu ảnh hưởng và quan hệ song song, loại hình. Các bài viết về văn học Việt Nam cổ điển và hiện đại cũng được trình bày trong tương quan so sánh với văn học khu vực, văn học thế giới.

Và cuối cùng, chúng tôi dành những trang kết của sách cho bài viết của cố giáo sư Trần Thanh Đạm như một sự tưởng nhớ và tri ân đối  với  người  đã  mở  đầu  cho  hướng  nghiên  cứu  và giảng  dạy  văn học so sánh của Khoa Văn học. Dù đã được viết cách đây gần 20 năm, nhưng cho đến nay, bài viết vẫn mang tính thời sự, cho thấy những cơ hội, những thách thức và những triển vọng đối với văn học so sánh nói chung cũng như đối với hướng phát triển của Khoa Văn học như một trung tâm của nghiên cứu văn học so sánh ở Việt Nam nói riêng.

Trích VĂN HỌC SO SÁNH VỚI CHÚNG TA - Trần Thanh Đạm

Then chốt trong sinh mệnh và sức sống của văn học so sánh là ở chỗ: từ lúc ra đời cho đến nay, nó đặt mục tiêu nghiên cứu văn học như một lĩnh vực giao lưu văn hóa và nghệ thuật của con người trong các cộng đồng và giữa các cộng đồng qua các thời đại với sự sử dụng ngôn ngữ và văn tự, hai công cụ của sự giao tiếp sâu rộng giữa người và người, để phát triển các cá nhân và các cộng đồng người ngày một trở nên “người” hơn, ngày càng tiến lên các đỉnh cao của chủ nghĩa nhân văn, những giá trị nhân văn xứng đáng với danh hiệu con người và đạo lý làm người.

“Văn học so sánh là sự nghiên cứu văn chương bên ngoài giới hạn xứ sở của một dân tộc, và là sự nghiên cứu những mối quan hệ giữa một bên là văn chương với bên khác là các lĩnh vực tri thức và tín ngưỡng khác nhau như nghệ thuật (hội họa, điêu khắc, kiến trúc, âm nhạc,…), triết học, lịch sử, các khoa học xã hội (chính trị học, kinh tế học, xã hội học,…), các khoa học, tôn giáo,… Tóm lại, đây là sự so sánh một nền văn chương với một hay một số nền văn chương khác và sự so sánh văn chương với các lĩnh vực khác của sự diễn tả con người.”

(Henry H.H. Remak, “Comparative Literature, Its Definition and Function”, 1961)

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hình ảnh sản phẩm

Những Cuộc Hội Ngộ Của Văn Chương Thế Giới
Những Cuộc Hội Ngộ Của Văn Chương Thế Giới

Giá FUNDX

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhNXB Văn hóa Văn nghệ TP.HCM
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Văn Hóa - Văn Nghệ
SKU7357908836297
Liên kết: Set 5 miếng Mặt nạ giảm nếp nhăn The Solution Wrinkle Care Face Mask The Face Shop