Đại Cương Phật giáo Đại Thừa

ĐẠI CƯƠNG PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA - TS DAISETZ T. SUZUKITác Giả: TS Daisetz T. SuzukiDịch: HT Thích Nguyên HiệpNhà Xuất Bản: Hồng ĐứcSố Trang: 374 TrangBìa: Mềm – Có Tay GậpKhổ Sách: 14,5x20,5cmNăm Xuất ...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Đại Cương Phật giáo Đại Thừa

ĐẠI CƯƠNG PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA - TS DAISETZ T. SUZUKI

  • Tác Giả: TS Daisetz T. Suzuki
    Dịch: HT Thích Nguyên Hiệp
    Nhà Xuất Bản: Hồng Đức
    Số Trang: 374 Trang
    Bìa: Mềm – Có Tay Gập
    Khổ Sách: 14,5x20,5cm
    Năm Xuất Bản: 2022
  • Lời Người Dịch
    Đại Cương Phật Giáo Đại Thừa (Outlines of Mahāyāna Buddhism) được Thiền sư D.T. Suzuki viết vào đầu thế kỷ XX. Vào thời điểm đó, cuốn sách được xem là tác phẩm đầu tiên trình bày một cách có hệ thống về giáo thuyết và triết học của Phật giáo Đại thừa. Tác phẩm này, theo lời tác giả, được viết dành cho các độc giả phương Tây, với mong muốn đem đến cho họ một cách hiểu đúng về Phật giáo Đại thừa. Vào đầu thế kỷ XX, Phật giáo được biết đến ở phương Tây chủ yếu là Phật giáo Theravāda, nhờ vào những tác phẩm của các học giả như T.W. Rhys Davids, Hermann Oldenberg, Henry Olcott, Paul Carus... Phật giáo Đại thừa nói chung không được hiểu đầy đủ hay bị hiểu sai do những nguyên nhân khác nhau, trong đó có việc tiếp cận các nguồn tài liệu.
  • Các học giả như Samuel Beal, Joseph Edkin, W. Wassiljew, v.v. khi nghiên cứu về Phật giáo Trung Quốc và Nhật Bản đã cố gắng trình bày những tư tưởng cơ bản của Phật giáo Đại thừa, nhưng phương pháp của họ không có hệ thống chặt chẽ. Hơn nữa, họ không có kiến thức toàn diện về chủ đề này, vì thông tin của họ được thu thập qua các nguồn không xác thực, hoặc qua một số kinh sách Đại thừa mà họ chọn ngẫu nhiên từ Tam tạng Hán ngữ. Cũng có một số học giả, chẳng hạn như H. Kern, Eugène Burnouf, Vallée Poussin, Sylvain Levi, Max Müller..., đã cố gắng mô tả những đặc điểm của Phật giáo Đại thừa thông qua các văn bản Sanskrit ở Nepal. Dù rằng đây là một nỗ lực đáng ghi nhận, nhưng như chúng ta biết, những tài liệu tiếng Sanskrit này của Phật giáo chỉ là một phần nhỏ trong số lượng lớn văn học Đại thừa được lưu giữ ở Trung Quốc, Nhật Bản và Tây Tạng; và rõ ràng là chúng ta không thể có được một kiến thức đầy đủ về Phật giáo Đại thừa khi chỉ dựa vào các tài liệu Sanskrit mà bỏ qua Tam tạng Hán ngữ và Tạng ngữ.

    Do đó, Thiền sư D.T. Suzuki đã có sự góp công quan trọng trong việc giới thiệu Phật giáo Đại thừa đến với thế giới phương Tây khi cuốn sách của ông, bằng việc trình bày có hệ thống với các trích dẫn từ các nguồn tham khảo khác nhau, đặc biệt là từ Hán tạng, đã bổ sung phần thông tin thiếu hụt mà các học giả phương Tây bấy giờ, vì những lý do khác nhau, đã không tiếp cận được. Tuy nhiên, Đại cương Phật giáo Đại thừa không hẳn là một tác phẩm thiên về học thuật, vì như tác giả của cuốn sách đã nói ở nơi lời nói đầu, mục đích của ông là cung cấp một thuyết minh phổ thông về Phật giáo Đại thừa vốn rất thường bị hiểu sai, và trong thực tế đã bị hiểu sai, bởi các học giả phương Tây.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hình ảnh sản phẩm

Đại Cương Phật giáo Đại Thừa
Đại Cương Phật giáo Đại Thừa

Giá RAGDOLL

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhTổ In ấn và Phát hành kinh sách
Ngày xuất bản2022-09-01 16:32:17
Dịch GiảThích Nguyên Hiệp
Loại bìaBìa gập
Số trang375
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Hồng Đức
SKU2818114037787
Liên kết: Set 5 miếng mặt nạ nha đam Real Nature Mask Aloe The Face Shop