Hạt giống rau càng cua Tác dụng của rau càng cua không chỉ là món ăn ngon miệng mà còn là một dược liệu quý chữa viêm họng, thiếu máu, thanh nhiệt, giải độc cơ thể và cả tiểu đường Không chỉ là thứ rau ăn ngon miệng, rau càng cua còn được dùng làm vị thuốc. Theo đông y, cây càng cua vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, hoạt huyết, tan máu ứ; thường dùng để chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, viêm ruột thừa, viêm gan truyền nhiễm, viêm dạ dày - ruột, tiêu hóa kém, đau nhức xương khớp, sốt rét. Ngoài ra nó còn được dùng ngoài chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau.
Theo lương y Nguyễn Phước Thành, rau càng cua tuy cung cấp nhiều chất nhưng lại ít năng lượng, thích hợp cho người giảm béo, còn được dùng làm vị thuốc. Trong rau chứa nhiều chất sắt, giúp bổ sung cho người thiếu máu do thiếu sắt.
Các chất kali, magiê trong rau tốt cho tim mạch và huyết áp cũng như góp phần trong việc chữa bệnh đái tháo đường, táo bón, cao huyết áp... Người ta có thể nghiền lá ra dùng đắp trị sốt rét, đau đầu, dịch nhầy từ lá dùng uống trị đau bụng. Ngoài ra, toàn cây rau này được dùng làm thuốc trị đau nhức khớp, đòn ngã và được vò nát đắp lên da trị phỏng do lửa hoặc nước sôi.
Do có tính sinh tân, giải nhiệt, nhiều chất bổ, vị hơi chua chua và mọng nước, rau càng cua có tác dụng giải khát tuyệt vời; có tác dụng chữa trị bệnh ngoài da rất tốt, nhất là bệnh ghẻ lở, giã nát, vắt lấy nước, bổ sung chút muối và chấm vào vết thương là da sẽ mau lành, liền miện