Cách trồng dưa lưới trong chậu đơn giản, sai quả Tại nhà
Dưa lưới là một loại trái cây giàu dinh dưỡng, rất ngon và được mọi người ưa chuộng. Hơn nữa, kỹ thuật trồng dưa lưới trong chậu không khó nên mọi người có thể tự tay trồng dưa lưới tại nhà...
Dưa lưới thuộc nhóm dưa lê thơm, có thời gian sinh trưởng và phát triển nhanh thường có thời gian từ khi gieo trồng đến thu hoạch 85 – 90 ngày (tùy vào giống). Hiện các loại dưa này thường được trồng trong các nhà màng, nhà lưới kết hợp tưới nhỏ giọt theo công nghệ bán thủy canh cho năng suất cao. Tuy nhiên, với kỹ thuật trồng dưa lưới trong chậu đơn giản, mọi người hoàn toàn có thể trồng tại nhà trên sân thượng trong các chậu trồng và bón hoàn toàn hữu cơ rất tiện dụng.
Thời vụ gieo trồng Dưa lưới
Vụ xuân: Trồng tháng 2 đến đầu tháng 3, thu hoạch tháng 4-5. Vụ Thu Đông: Trồng từ 8- 9, thu tháng 11-12. Tuy nhiên xen giữa 2 vụ này vẫn có thể trồng dưa lưới nên trong khoảng từ tháng 2 – 9 có thể trồng dưa lưới trên chậu.
Gieo hạt giống Dưa lưới
Gieo vào bầu 1hạt/ 1 bầu. Thời gian ươm khoảng 7-10 ngày ( vụ thu đông), 15 ngày đối với vụ Xuân. Khi cây được 1-2 lá thật có thể trồng. Chọn chậu và chuẩn bị giá thể Cần gieo hạt giống trước khi trồng vào chậu
Dưa lưới hoàn toàn có thể trồng trên chậu vuông 36x36 cm. Mỗi 1 chậu có thể trồng 1 cây dưa lưới. Giá thể nên trọn loại tơi xốp có khả năng thoát nước và giữ ẩm tốt. Thành phần giá thể có thể trộn 40% than bùn + 30% mùn hữu cơ và 30 trấu hun. Sau khi trộn giá thể được bón lót bằng phân Dynamic 3-4-3 với lượng bón lót là 50g/chậu (trộn đều với giá thể trước khi cho giá thể vào chậu).
( Nên gieo hạt giống dưa lưới trước khi trồng vào chậu )
Trồng dưa lưới vào chậu
Sau khi chuẩn bị giá thể và cho giá thể vào chậu, chọn các cây giống khỏe mạnh để trồng vào chậu, mỗi chậu trồng 1 cây. Trồng xong ấn nhẹ cho đất xung quang cây chặt lại sau đó rắc một lớp mỏng vôi bột lê bề mạt giá thể để làm giảm mầm bệnh cho cây. Lưu ý: Khi trồng cây không nên để giá thể quá đầy, nên đổ giá thể cách miện chậu từ 5-7 cm để sau này bón và bổ xung giá thể sau.
Chăm sóc
Chỉ cần chăm sóc sóc cẩn thận một chút là có thể thành công
Làm giàn: Công đoạn làm giàn bắt đầu khi cây ra 4-5 lá. Thay vì đóng cọc, gia đình có thể lấy dây ni-long buộc nhẹ vào giàn lưới. Cắt tỉa lá và bấm ngọn: Kể từ khi cây có 2 lá thật, cây sẽ ra nách lá đều đặn. Cần ngắt hết đến khi nào ra đến lá thứ 8 hoặc 10 thì để nhánh đó lại. Khi đó, nách lá đầu tiên của nhánh đó sẽ ra hoa cái. Khi nhánh mọc dài ra, bấm ngọn của nhánh đó chỉ để lại 1 hoa cái và 1 lá cạnh bông cái.