- Ngâm hạt giống ớt chuông bằng nước ấm (khoảng 50 độ C) trong vòng 6 – 10 tiếng thì đem gieo hạt xuống đất đã chuẩn bị sẵn. Tưới nước bằng vòi phun nhẹ. - Khi cây con được khoảng 30 – 35 ngày thì đem ra cấy với khoảng cách 60cm x 30cm x 35cm. Khi cấy xong chuyển vào nơi ít ánh nắng hoặc che chắn khoảng 4 – 5 ngày để cây mới cây nhanh chóng bén rễ và không bị cháy nắng. - Tưới nước ngày 2 lần vào lúc sáng sớm vào chiều tối. - Bạn cũng có thể gieo hạt trực tiếp mà không cần ngâm ủ. Khi cây con được 4 – 5 lá thật thì đem ra cấy.
Chăm sóc - Sau khi trồng phải tưới cho ớt chuông hàng ngày cho đến khi cây hồi xanh, ở giai đoạn sinh trưởng sau nên thường xuyên tới giữ ẩm cho cây trong suốt thời gian sinh trưởng. Có thể tưới rãnh khi cây đã ra hoa, độ ẩm thích hợp trong suốt thời gian sinh trưởng của ớt là 75 – 80%. Tuy nhiên, không nên tưới quá nhiều nước bởi cây ớt dễ bị úng và sâu bệnh. - Ở những giống có nhiều cành thì tỉa bớt chỉ để lại mỗi cây 3 – 4 cành. Thường xuyên tỉa bỏ lá già. Sau khi cấy cây được 10 – 12 ngày thì tiến hành bón lót đợt đầu tiên bằng phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế, phân dê… - Đợt thứ 2 sau lần 1 khoảng 12 – 15 ngày. - Đợt thứ 3 sau đợt 2 khoảng 20 ngày. - Bón đợt thứ 3 khi ớt chuông cho thu hoạch lần đầu. Mỗi lần bón phân thì tiến hành vun xới và làm cỏ.
Thu hoạch Ớt chuông thường được sử dụng khi quả còn xanh, nếu quả đã già thì ăn không ngon. Tuy nhiên, nếu thu quá non thì thịt quả mỏng, không ngon và làm giảm năng suất, thu già cũng kém chất lượng. Khi nhìn thấy vỏ quả trở nên bóng, ấn vào quả thấy cứng tay, nghe có tiếng “pop” là đạt kích thước tối đa có thể thu hoạch.