Kí hiệu học văn chương là gì? Nói ngắn gọn nhất (và vì thế sẽ có thiếu sót), đó là coi văn chương như một dạng giao tiếp của con người, văn bản văn chương như một câu (một phát ngôn) “mở rộng” đa chiều, trong đó kĩ nghệ mở rộng, “trò chơi” mở rộng thành nội dung chủ yếu nhất: nội dung thẩm mĩ. Nguyễn Du thật sâu sắc và chân thực: “lời quê góp nhặt dông dài/ mua vui cũng được một vài trống canh”! Cái việc “góp nhặt lời quê” ấy, sự “mua vui” ấy chính là thẩm mĩ của Truyện Kiều.
Cuốn sách này tập trung vào hai vấn đề quan trọng của kí hiệu học văn chương là biểu tượng và văn bản nghệ thuật, chủ yếu là nghệ thuật ngôn từ. Biểu tượng và văn bản nghệ thuật cho đến nay vẫn là hai phạm trù ngữ văn học được diễn giải khá mơ hồ, mặc dù được sử dụng thường xuyên nhất. Tình trạng thiếu xác định này sẽ không thể giải quyết dứt khoát được vì bản chất phức tạp của chúng, cả bởi chúng là đối tượng xem xét của nhiều lĩnh vực khác nhau: triết học, văn hóa học, ngôn ngữ học, thông diễn học, phân tâm học.
Trong cuốn sách của mình, tôi chỉ cố gắng xác định một số đặc tính, một số chức năng của chúng để hiểu văn chương như một hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật đặc thù, Rồi từ đó thử vận dụng nghiên cứu văn chương Việt Nam.
Mối quan hệ giữa biểu tượng và văn bản nghệ thuật là rõ ràng cả về lí thuyết lẫn thực tiễn. Một mặt, mỗi văn bản có thể thành một biểu tượng, khi nó đi dần vào kí ức văn hóa dân tộc như Truyện Kiều là biểu tượng của văn chương, văn hóa Việt Nam (“Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn…”). Mặt khác, biểu tượng là một hình ảnh, câu chuyện cụ thể sáng rõ, nhưng gợi ý về những điều trừu tượng, bí ẩ, mơ hồ. Cái biểu đạt không bao hàm hết cái được biểu đạt- một đám mây ngữ nghĩa.
Vì thế mà nó được tái diễn giải, biểu đạt lại nhiều lần qua các thời đại. Nó kích thích nhà văn diễn giải lại, kể lại theo cách của riêng mình, tạo ra những văn bản nghệ thuật mới. Trong một văn bản văn chương có thể có một/một số biểu tượng cấu thành các bộ phận của nó, có khi chi phối toàn bộ văn bản. Một truyện kể hiện đại đôi khi là sự “viết lại” một biểu tượng đã có theo kiểu liên văn bản. Truyện ngắn Trương Chi của Nguyễn Huy Thiệp là một ví dụ như thế.
Kí hiệu học văn chương - Biểu tượng và văn bản nghệ thuật
Tác giả: TRỊNH BÁ DĨNH
Nhà XB: Nhà xuất bản ĐHQGHN
Năm XB: 12/2023
Loại bìa: Bìa mềm
Số trang: 344
Kính thước: (16 x 24 x 2)cm
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội |
---|---|
Ngày xuất bản | 2023-12-29 16:20:37 |
Loại bìa | Bìa mềm tay gấp |
Số trang | 344 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội |
SKU | 7564455319098 |
art art book phấn khối hồ chí minh hồ chí minh toàn tập lý minh tuấn khắc kỷ từ zeno đến marcusaurelius kinh dịch thu giang nguyễn duy cần câu chuyện thực phẩm nhã nam nhượng tống rong chơi miền chữ nghĩa lịch sử nghệ thuật quốc văn giáo khoa thư sách đảo mộng mơ - ấn bản kỷ niệm 10 năm xuất bản lần đầu tô hoài nghệ thuật đánh cắp ý tưởng the magic - phép màu tiki trading sach.van hoc thiên tài bên trái kẻ điên bên phải vũ trọng phụng tây du ký kim dung haruki murakami nhà giả kim kê trộm sách văn học việt nam