Vùng Lợi Nhuận

Vùng Lợi Nhuận------------ Nội dung tóm tắt: Vì sao những công ty tên tuổi như IBM, GM, Sears, Kodak, US Steel, United A dẫn đầu về thị phần nhưng lại không có lợi nhuận trong suốt thập niên 1980 - 19...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Vùng Lợi Nhuận

Vùng Lợi Nhuận

------------


 

Nội dung tóm tắt: 

  • Vì sao những công ty tên tuổi như IBM, GM, Sears, Kodak, US Steel, United A dẫn đầu về thị phần nhưng lại không có lợi nhuận trong suốt thập niên 1980 - 1990?
  • Vì sao Coca-Cola, Disney, I lại liên tục tạo ra nguồn lợi nhuận ổn định?
  • Vì sao họ lại là những đơn vị tiên phong so với các đối thủ cạnh tranh trong việc nhận biết những vùng lợi nhuận luôn thay đổi?

Vùng Lợi nhuận sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi này. Với lập luận sắc bén cùng các ví dụ minh họa cụ thể, tác giả cuốn sách sẽ khiến bạn ngạc nhiên vì những phát hiện vô cùng độc đá

Lời Nói đầu

Trong những năm cuốn Vùng Lợi nhuận được xuất bản và phát hành, việc tìm kiếm lợi nhuận đã trở thành vấn đề quan trọng hơn bao giờ hết. Sự thống soái của Internet hay của dòng vốn đầu tư mạo hiểm cũng như cường độ của thị trường cổ phiếu đã tạo ra nhiều mô hình kinh doanh ngớ ngẩn. Các yếu tố này đã làm nảy sinh nhu cầu tạo ra quy tắc tái tạo mô hình kinh doanh mà chúng tôi sẽ giới thiệu trong cuốn sách này. 

Hãy thử nhìn vào một ngành công nghiệp để thấy rằng, có một điều rõ ràng là sự tăng trưởng kinh doanh truyền thống lấy sản phẩm làm trung tâm và được xây dựng trên cơ sở nền sản xuất giờ đây đã không còn đất sống. Giờ đây, chúng ta đang chứng kiến sự xáo động trên thị trường chứng khoán vốn đã và đang gây ra những kỳ vọng phi lý của trào lưu Những xáo động này đã buộc hàng triệu nhà quản lý và các nhà đầu tư phải nhận ra sự thất bại của nhiều công ty nhằm phát triển các kế hoạch dài hạn cũng như sự tăng trưởng bền vững. Thậm chí trước khi thị trường xuống dốc, các công ty vang bóng một thời theo kiểu lấy sản phẩm làm trung tâm đã trở nên loạng choạng. Trong thời gian này, các công ty như Gillette, Polaroid, Lucent, Procter & Gambler, Maytag cũng như nhiều hãng tên tuổi khác đã mất đi 40-100% giá trị thị trường của mình.

Sự sụp đổ của khu vực công nghệ cao đã tạo ra một bức tranh ảm đạm chưa từng thấy. Sức mạnh hiển nhiên của khu vực này trong suốt thập niên 1990 còn ngắn ngủi hơn cả những chiếc pháo hoa sau khi bắn lên khỏi mặt đất vốn chỉ tạo nên những đốm sáng đẹp đẽ trong giây lát. Nhiều công ty tạo ra sản phẩm thực sự hữu ích cho người tiêu dùng với thương hiệu đình đám nhưng lại không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận không ổn định. (Intel, IBM, Cisco và Microsoft dường như là ngoại lệ – những người hùng với triển vọng kinh doanh được xây dựng trên nền tảng công nghệ cao. Còn có công ty nào nữa không? Thật khó mà gọi tên ra được.) Kỷ nguyên công nghệ có chu kỳ sống ngắn ngủi này đơn giản là việc lặp lại của chiến lược phi khả thi có tên gọi “Tăng trưởng trước và lợi nhuận sẽ đến sau” mà mọi người đã cố áp dụng vào thực tế trong nhiều thập kỷ nhưng vẫn thất bại. Trong thập niên 1980, người Nhật đã nỗ lực chuyển nền kinh tế lấy sản phẩm làm trung tâm và sản xuất làm đầu tàu sang hướng lấy lợi nhuận làm nền tảng. Nỗ lực tương tự cũng được các con hổ châu Á kết thúc trong đợt suy thoái kinh tế năm 1997. 

Nói tóm lại, sự hiện diện của những Vùng Không Lợi nhuận mà chúng tôi đã cảnh báo trong cuốn Vùng Lợi nhuận này đã lan rộng ở mức độ toàn cầu, nhấn chìm hàng nghìn công ty từ lĩnh vực hàng tiêu dùng, sản xuất xe hơi, viễn thông cho đến Internet. 

Giờ đây, chúng ta đang hướng đến một khả năng thực tế rằng, thập kỷ kế tiếp sẽ là một giai đoạn được duy trì liên tục của lợi nhuận thấp, tăng trưởng chậm cho hàng nghìn doanh nghiệp – những đơn vị không hiểu được lợi nhuận của tương lai sẽ có được từ đâu và làm thế nào để tái tạo lại mô hình kinh doanh cổ xưa theo cách phù hợp hơn và sáng tạo hơn. 

Các xu hướng kinh tế chủ lực đương nhiên cũng có liên quan ở đây. Sự suy giảm hiện tại đã khiến chúng ta không thể hình dung ra những điểm yếu về cấu trúc trong các mô hình kinh doanh yếu kém của nhiều doanh nghiệp. Nhưng điều này không có nghĩa là các doanh nghiệp đều mất khả năng tự vệ hoặc không hiệu quả mà là chiến lược tiên phong đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhằm gạt bỏ sự suy thoái. Trên thực tế, ở đây không phải là vấn đề lợi nhuận thực tế và ổn định cũng như sự tăng trưởng có thể đạt được, thậm chí trong môi trường kinh doanh đầy thách thức mà giờ đây chúng ta đang phải đối mặt. Hãy thử nhìn vào IBM – một ví dụ đáng giá của công ty từng chuyển đổi thành công mô hình kinh doanh phần cứng không có lợi để đáp ứng nhu cầu về lợi nhuận của trật tự kinh tế mới. Rất nhiều công ty nhỏ hơn đã hoàn toàn lột xác trong từng lĩnh vực kinh doanh. Và điều đó là hoàn toàn khả thi. 

Bước đầu tiên mà bất cứ nhà lãnh đạo doanh nghiệp nào cũng cần là phải trả lời được các câu hỏi sau: 

  • Làm thế nào mà lợi nhuận sẽ đến với doanh nghiệp của tôi?
  • Làm thế nào để có lợi nhuận trong tương lai dự đoán được?
  • Ai sẽ là khách hàng đáng giá nhất của tôi?
  • Các nhu cầu ưu tiên của họ là gì?

Tôi phải tái tạo mô hình kinh doanh của mình như thế nào để nắm bắt được lợi thế trong mô hình kinh doanh mới lấy lợi nhuận và khách hàng làm trọng tâm? 

Mặc dù các doanh nghiệp đều phải đối mặt với những vấn đề này song câu trả lời lại rất đa dạng. Trong Vùng Lợi nhuận, chúng tôi đưa ra phân tích của mình về những trải nghiệm của các doanh nghiệp thành đạt trong những năm gần đây. Những trải nghiệm này sẽ là cẩm nang giúp bạn tìm ra câu trả lời cho mô hình kinh doanh của công ty bạn trong tương lai. 

Adrian Slywotzky 

David Morrison 

Boston, Massachusetts, Tháng 2 năm 2002

Những lời khen tặng dành cho cuốn sách

“Cuốn sách hữu ích cho tất cả các nhà quản lý, giúp bạn hiểu được cách thức để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của thương trường.” 

- Business Week

“Vùng lợi nhuận là cuốn sách hấp dẫn và sâu sắc mà các nhà quản lý sẽ cầu nguyện để các đối thủ của mình đừng bao giờ đọc nó.” 

- Richard D'Aveni, 

Trường Quán trị Kinh doanh Amos Tuck, 

tác giả cuốn Hypercompetitiori

“Vùng lợi nhuận có thể giúp các doanh nghiệp tăng lợi nhuận nếu các nhà quản lý đọc và áp dụng các phương pháp được trình bày trong cuốn sách.” 

- Philip Kotler, 

Trưởng Quản trị Kinh doanh Kellogg, thuộc Đại học Northwestern

Về tác giả: 

Adrian J. Slywotzky là một nhà tư vấn người Mỹ gốc Ukraine và là tác giả của một số cuốn sách về lý thuyết kinh tế và quản lý.

David J. Morrison là cổ đông sáng lập của công ty Corporation Decisions Inc. (CDI), đây là một công ty tư vấn chiến lược chuyên về các mô hình kinh doanh tập trung vào khách hàng và lợi nhuận.

Bob Andelman là một nhà văn và podcaster. Andelman là tác giả hoặc đồng tác giả của nhiều cuốn sách về kinh doanh, văn hóa và nghệ thuật, và thực hiện các cuộc phỏng vấn với các nhân vật trong văn hóa đại chúng là "Mr. Media". 


 

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hình ảnh sản phẩm

Vùng Lợi Nhuận
Vùng Lợi Nhuận
Vùng Lợi Nhuận
Vùng Lợi Nhuận

Giá REVU

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhAlphabooks
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Thế Giới
SKU7270914371641
Liên kết: Sữa dưỡng phục hồi da nhạy cảm Dr. Belmeur Daily Repair Moisturizer Hydratant (120ml)