Cũng giống như thưởng trà trong đời sống thế tục, cũng có nét gần gũi với thưởng trà của các văn nhân sĩ phu, thưởng trà đạt đỉnh cao nhất trong Phật giáo là đạt đến Ý Vị Thẩm Mỹ của trà.
Ý Vị Thẩm Mỹ là ý vị của một quy trình đi từ những vị chát đến vị ngọt tự nhiên của lá trà, tức là từ quá trình xuyên qua thẩm thấu cho được trong vị chát có vị ngọt, vị thơm nhẹ nhàng nhưng bền lâu. Khi thưởng trà, vị chát, đắng ban đầu mất đi và đọng lại là mùi thơm của hương trà và vị ngọt nhẹ nhàng của trà. Quy trình nay lại chính trùng khớp với quy trình tu luyện để đạt tới trạng thái đốn ngộ trong Thiền Phật.
" Nhẹ nâng một chén trà Thiền Bình tâm nhìn khói ưu phiền thoảng bay Cuộc đời một giấc mộng say Trăm năm nhìn lại… Mới hay… Vô thường ! "
❋ Phải chăng sự trùng hợp này là nguyên nhân cốt yếu, là duyên lõi của mối thâm duyên này. Mặt khác, khi thưởng trà, với những công dụng của trà như giúp thanh tĩnh, an lạc tâm hồn, tạo ra sự sáng khoái minh mẫn, khi đó con người ta trở về với trạng thái an tĩnh, an nhiên, sáng suốt. Tác dụng này của trà cũng là đích lớn nhất của quá trình tu luyện để giác ngộ trong Thiền phật.
Có lẽ chính vì lý do này mà nhiều nghìn năm nay Trà và Phật giáo đã bén duyên và thâm duyên cùng nhau đi qua thời gian, xuyên qua không gian, bện quyện vào nhau vừa thâm tình, ý vị vừa khó nhận biết. 🌿🌿🌿 Bộ ấm trà gồm 1 ấm 6 chén và 7 đĩa kê Dung tích ấm 300ml