Giới thiệu Bộ ấm chén pha trà tự động kiểu cối xay men thiên mục
Bộ ấm chén pha trà tự động kiểu cối xay men thiên mục
Bộ ấm chén pha trà kiểu cối xay Bộ sản phẩm bao gồm: + 01 Bầu pha trà (dung tích 220 ml) + 01 Tống truyền trà (dung tích 230 ml) + 06 chén trà (dung tích mỗi chén 60 ml) + Hộp quà tặng và túi đựng sang trọng và đẹp mắt
Hình dáng mô phỏng chiếc cối xay, có thể tự quay, nước trà qua bộ lọc, xử lý, nước trà rất trong và hương trà rất thơm. Hướng dẫn sử dụng: Muốn cho nước chảy xuống chỉ cần xoay bầu trà theo chiều kim đồng hồ Muốn cho nước ngừng chảy quay ngược bầu trà trở lại vị trí ban đầu (Các sản phẩm đã được kiểm tra và không có lỗi)
Lịch sử của men Thiên Mục
Chất men Thiên Mục có nguồn gốc từ Kiến Châu (nay là Kiến Âu – một huyện của Phúc Kiến), do ban đầu chỉ được dùng để làm chén uống trà nên chất men này được đặt là Kiến Trản – ‘trản’ là cái chén nhỏ còn ‘kiến’ là lấy từ ‘kiến’ phổ biến ở các địa danh nơi đây. Không rõ thời gian chính xác men Thiên Mục ra đời vào khi nào nhưng có một điều chắc chắn là loại men này cực kỳ được ưa chuộng vào thời nhà Tống (960-1279). Trong khi đó theo những người chuyên nghiên cứu về trà đạo Nhật Bản thì từ Thiên Mục (Tenmoku) thì từ Thiên Mục có được ghi nhận trong tài liệu có từ năm 1333. Nhưng theo nhận định khá tin cậy của một số nhà sử học thì đồ gốm làm từ chất men này có mặt ở Nhật Bảo vào giai đoạn Kamakura (1192-1333). Nhận định này dựa trên cơ sở là vào thời kỳ Kamakura thì có môt lượng lớn nhà sư Nhật Bản sang Trung Quốc để học thêm về Phật Pháp. Giai đoạn này trùng với thời kỳ Nam Tống (1127-1279) ở Trung Quốc, đây là khoảng thời gian mà nhiều nhà sư Nhật Bản ghé sang nhiều ngồi đền chùa ở Trung Quốc để học hỏi thêm về Phật Pháp. Có một nhóm nhà sư người Nhật ghé đền Thiên Mục nên họ không chỉ học về Phật Pháp mà còn học về cách thưởng trà của những nhà sư nơi đây. Khi về nước thì các nhà sư Nhật Bản mang theo những chén trà Kiến Trản – và để tri ân thì họ đặt tên những chén trà này là Thiên Mục theo tên ngôi đền mà họ đã ở và tu hành. Có lẽ họ cũng không ngờ rằng đồ gốm tráng men Thiên Mục mà họ mang về làm kỷ niệm lại trở thành một trào lưu mới của giới thượng lưu Nhật Bản vào giai đoạn này.