Theo phong tục và nghi lễ cổ truyền của người Việt Nam, trong các nghi lễ dâng hương bao giờ cũng phải tuân thủ trật tự là: sắm lễ, dâng lễ, thắp hương và cầu khấn. Việc cầu khấn bày tỏ lòng thành tâm của người làm lễ dâng hương trước các đấng vô hình linh thiêng: vong linh Tổ tiên, Thần thánh, chư vị Thánh hiền, chư vị Bồ Tát, chư vị Phật mười phương. Từ xưa, trong chính sử và trong dân gian còn lưu truyền rất nhiều câu chuyện linh ứng của lời cầu khấn thành tâm.
Lời khấn của người xưa luôn bao hàm sự mong muốn vươn tới cuộc sống tốt đẹp, đạo đức, triết lý làm người tỏa sáng vẻ đẹp văn hóa, đạo lý cổ nhân được lưu truyền theo năm tháng.
Với mong muốn góp phần cùng bạn đọc sưu tầm, tìm hiểu những bài văn khấn cổ truyền nôm na, dễ nhớ, dễ thuộc, được ghi chép trong sách cổ và lưu truyền trong dân gian, cuốn Văn Khấn Cổ Truyền Việt Nam do tác giả Nguyễn Bích Hằng sưu tầm và biên soạn được giới thiệu đến bạn.
Tập sách này trình bày sáng rõ, dễ hiểu với các nội dung:
Văn khấn theo các lễ tiết trong năm Văn khấn theo các nghi lễ trong lễ tục vòng đời Văn khấn tại Chùa, Đình, Đền, Miếu, Phủ Trong mỗi lễ tiết, tập tục, tập sách cũng giới thiệu đôi nét về ý nghĩa của lễ tiết, tập tục, tiết đến sắm lễ và văn khấn.
Tác giả Nguyễn Bích Hằng Loại bìa Bìa mềm Ngôn ngữ Tiếng Việt Năm xuất bản 2018 Kích thước 16 x 24 cm Số trang 240 **Bìa sách có thể thay đổi