Combo Mưu Lược Quỷ Cốc Tử + Mưu Lược Gia Cát Lượng + Mưu Lược Tào Tháo (Bìa Cứng) (Bộ 3 Cuốn).
Quyển 1: Mưu Lược Quỷ Cốc Tử (Bìa Cứng).
Quỷ Cốc Tử là nhân vật thần bí số một trong lịch sử Trung Hoa. Tác phẩm ông để lại cũng là một bộ sách vô cùng độc đáo, đến nay vẫn được ưa chuộng tại Trung Quốc lẫn nước ngoài.
Tư tưởng trong Quỷ Cốc Tử có thể ứng dụng vào hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống, từ chính trị, quân sự, kinh doanh, quản lý, đàm phán đến ứng xử, được mệnh danh là "khoáng thế kỳ thư" (bộ kỳ thư có một không hai), "trí tuệ cấm quả" (trái cấm trí tuệ).
Thời Tây Hán, Lưu Hướng tiến hành chỉnh lý bộ Quỷ Cốc Tử và đề tên cho các thiên, chia thành 3 quyển, bao gồm mười bốn thiên với câú trúc như sau:
1. Quyển thượng (Bài hạp, Phản ứng, Nội kiện, Để hy).
2. Quyển trung (Phi kiềm, Ngỗ hợp, Sủy, Ma, Quyền Mưu, Quyết, Phù Ngôn, Chuyển hoàn, Khư loạn).
3. Quyển hạ (ngoại thiên) - Bản kinh Âm phù thất thuật, Trì xu, Trung kinh).
Quyển 2: Mưu Lược Gia Cát Lượng (Bìa Cứng).
Gia Cát Lượng (181 - 234) tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long, là một nhà chính trị, nhà quân sự, nhà phát minh nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại, là thừa tướng nước Thục Hán thời Tam quốc (220 - 280), được hậu thế xem là hình mẫu của trí tuệ và tấm lòng trung nghĩa.
Gia Cát Lượng cả đời bận rộn với binh nhung, vất vả với chính trị, ra sức xây dựng và củng cố triều đình Thục Hán. Ông học rộng biết nhiều, tinh thông binh pháp, hành xử cẩn trọng, suy tính chu đáo. Thông qua kinh nghiệm chính trị và kinh nghiệm quân sự của chính mình, cùng với quá trình nghiên cứu trứ tác của tiền nhân, Gia Cát Lượng đã tự hình thành một hệ thống mưu lược đặc sắc, trở thành một mưu lược gia kiệt xuất trong thời loạn.
Mưu lược của Gia Cát Lượng, hầu như mọi người chỉ biết đến thông qua bộ tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, phần nhiều là hư cấu, chứ ít ai biết đến những trứ tác binh học rất giá trị của Gia Cát Lượng, nổi tiếng nhất là Tiện nghi thập lục sách và Tướng uyển. Ngoài ra, còn có một bộ Ngọc hàm kim kính kỳ môn độn giáp bí cấp cũng đề tên tác giả là Gia Cát Lượng, nhưng bộ sách này có nhiều nội dung thần bí, e là do các đạo gia hậu thế mượn danh ông để viết ra.
Bên cạnh đó, nhắc đến Gia Cát Lượng mà bỏ qua bát trận đố thì thật sự là một thiếu sót. Như Tử lược của Cao Tự Tôn xác nhận: thừa tướng Vũ Hương Hầu Gia Cát Lượng nước Thục có Bát trận đó. Thông chí của Trịnh Tiều cũng nói: có Vũ Hầu Bát trận độ một quyển. Song đáng tiếc là ngày nay, gần như không còn ai biết bát trận đồ của Gia Cát Lượng xưa kia như thế nào. Hiện chỉ còn quyển Bát trận hợp biến đồ thuyết của Long Chính đời Minh được xem là tác phẩm giải thích bát trận đó đáng tin nhất.
Kể từ lúc rời lều tranh theo phò tá Lưu Bị cho đến khi qua đời ở Ngũ Trượng Nguyên, Gia Cát Lượng đã đưa ra không ít quyết sách, có cả thành công lẫn thất bại. Thành bại trong sự nghiệp của Gia Cát Lượng ít nhiều chịu sự chi phối của điều kiện lịch sử, song những lý luận mà ông đúc kết được thì vẫn còn nguyên giá trị, dù cho bao triều đại đã thay nhau.
Muốn tìm hiểu mưu lược của Gia Cát Lượng một cách chính xác nhất, có lẽ không gì hữu hiệu hơn là tiếp cận với những lý luận do chính ông để lại.
Với Tiện nghi thập lục sách và Tướng uyển, Gia Cát Lượng đã xác lập cho mình một vị trí quan trọng trong hàng ngũ các mưu lược gia số một của Trung Hoa.
Sử gia Tiền Mục (1895 - 1990) thời hiện đại đã không quá lời khi nhận xét:
"Có một Gia Cát Lượng, toàn bộ lịch sử thời Tam quốc liền rực sáng, tất cả đều trở nên có sắc màu, có ý nghĩa."
Tầm nhìn và kiến thức của Gia Cát Lượng rộng lớn thế nào, sâu sắc đến đâu, chỉ cần trực tiếp đọc tác phẩm của ông, chắc chắn mỗi người sẽ tự tìm thấy câu trả lời dành cho mình.
Quyển 3: Mưu Lược Tào Tháo (Bìa Cứng).
Tào Tháo (155 - 220) là nhà chính trị, nhà quân sự, nhà thơ lừng danh cuối thời Đông Hán. Trên vũ đài lịch sử, Tào Tháo là một nhân vật gây ra nhiều tranh cãi, không ít người ca ngợi ông, nhưng cũng vô số người công kích ông thậm tệ.
Tuy nhiên, tài năng của Tào Tháo thì không ai có thể phủ nhận!
Như Lỗ Tấn (1881 - 1936) đánh giá:
"Tào Tháo là người rất có bản lĩnh, chí ít là một anh hùng".
Mao Trạch Đông (1893 - 1976) thậm chí còn muốn phản án cho Tào Tháo:
"Tam quốc diễn nghĩa miêu tả Tào Tháo là gian thân, nhưng Tam quốc chí thì kể về Tào Tháo như một nhân vật chính diện trong lịch sử, còn nói Tào Tháo là “con người phi thường”, là “anh kiệt siêu thể” xuất hiện trong thời kỳ thiên hạ đại loạn. Nhưng do Tam quốc diễn nghĩa vừa gần gũi vừa sinh động, nhiều người xem, hơn nữa hý kịch xưa khi diễn kịch tam quốc hầu hết đều lấy Tam quốc diễn nghĩa làm lam bản, do đó Tào Tháo trên sân Tam Giới xưa luôn là một gian hùng mặt trăng. Điều này thì tại thắng Quốc, cả phụ nữ lẫn trẻ con đều biết. Bây giờ chúng ta cần phản án cho Tào Tháo, vì đảng ta là đảng truyền bá chân lý, phàm là phán án sai, án oan, mười năm, hai mươi năm sau cần phải lật lại, mà một ngàn năm, hai ngàn năm sau cũng phải lật lại".
Nhìn lại cuộc đời Tào Tháo, ông trấn áp quân Hoàng Cân, bắt được Lữ Bố, tiêu diệt Viên Thuật, đánh bại Viên Thiệu, tiến lên Tái Bắc, thẳng tới Liêu Đông, tung hoành thiên hạ, có thể nói là một cuộc đời hết sức hào hùng, lập nên những chiến tích ít ai sánh kịp.
Về phương diện quân sự, Tào Tháo đích thân chỉ huy hơn ba mươi chiến dịch, phần lớn đều giành chiến thắng. Ông còn là người đầu tiên chú thích Tôn Tử binh pháp, để lại những lý luận quân sự rất giá trị.
Về phương diện chính trị, Tào Tháo là người đặt nền móng cho nhà Tào Ngụy tồn tại hơn bốn mươi năm, tạo tiền đề vững chắc để con mình là Tào Phi xưng đế và thay đổi triều đại, được truy tôn là Thái Tổ Vũ hoàng đế.
Về phương diện văn học, Tào Tháo là đại diện tiêu biểu của nền văn học Kiến An, với những vần thơ đầy khí phách hùng vĩ, đạt được thành tựu đỉnh cao.
Về phương diện dùng người,Tào Tháo chỉ coi trọng năng lực, không quan tâm đến xuất thân, tính cách, là địch hay là bạn, chỉ cần có tài là được ông giao phó cho trọng trách. Đó là cách dùng người mà rất nhiều nhân vật lịch sử đời sau đã noi theo.
Gạt đi những luận bàn về công và tội, ở hầu hết mọi phương diện, Tào Tháo luôn khiến hậu nhân phải bội phục, bất luận là bên ủng hộ hay là bên phản đối ông. Mưu lược của Tào Tháo trong các lĩnh vực từ xử thế, dùng người, tham chính đến trị quân thật sự là tài sản tinh thần vô giá để hậu nhân học hỏi và ứng dụng vào cuộc sống hiện tại.
Vậy thì ngay bây giờ, chúng ta còn đợi gì mà chưa bước chân vào thế giới trí tuệ của Tào Tháo, biển trí tuệ của người xưa thành trí tuệ của chính chúng ta?
--
THÔNG TIN CHI TIẾT
Công ty phát hành: Nhà Sách Khang Việt.
Năm Xuất Bản: 2024.
Tác Giả: Ngô Trần Trung Nghĩa.
Kích Thước: 16 x 24 cm.
Bìa Cứng
Nhà Xuất bản Văn Học.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Khang Việt Book |
---|---|
Loại bìa | Bìa cứng |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Văn Học |
SKU | 1334977369743 |
harry potter bestbooks.vn robinson crusoe nhà sách fahasa fahasa alexander đại đế nhã nam sách nghìn lẻ một đêm nguyễn nhật ánh không gia đình trong gia đình đất rừng phương nam thần thoại hy lạp hoàng tử bé chú bé mang pyjama sọc tuổi thơ dữ dội harry potter trọn bộ sherlock holmes toàn tập sherlock holmes hai số phận lão già mê đọc truyện tình bắt trẻ đồng xanh thiên tài bên trái kẻ điên bên phải trăm năm cô đơn liêu trai chí dị mùi hương hán sở tranh hùng tây du ký tam quốc diễn nghĩa