Tập truyện ký này ra đời, với tôi có một cơ duyên sâu sắc. Rõ ràng không có gì hấp dẫn sau những trang lịch sử khô khan, những tập sách truyền thống lịch sử dày cộp, dày đặc chữ, hình ảnh hiếm hoi, nhòe. Rõ ràng, không có gì hấp dẫn sau những trang ra đời, với tôi có một cơ duyên sâu nhoẹt. Nhưng bình tâm lại, đọc kỹ, tôi bị rung cảm mãnh liệt với những câu chuyện về con người, sự kiện được ghi lại bằng đôi ba dòng lịch sử khô khan. Tôi cứ thao thức vì điều ấy. Những bi tráng anh hùng, những hy sinh tổn thất, những oan khuất, trả giá, những dao động vì tuyệt vọng.
Năm 2008, Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ đưa kế hoạch triển lãm chuyên đề Mậu Thân 1968. Phòng chuyên môn từ chối vì hình ảnh hiện vật về đề tài này quá ít. Tôi công tác tại phòng Tuyên truyền, nhận lãnh sứ mạng thực hiện đề cương trưng bày này, bởi nhiều năm trước đó, tôi đã âm thầm tìm lại những địa chỉ đỏ, di tích lịch sử, nhân chứng Mậu Thân 1968. Tôi lao đi, chỉ có trái tim đa cảm, dũng cảm gõ từng cánh cửa. Có những cánh cửa rêu phong đóng chặt, có những cánh cửa khép hờ, có nhiều cánh cửa mở toang, hân hoan, thân thiện đón chào người trẻ đi tìm về quá khứ Thật kỳ diệu, sự dũng cảm và chịu khó của tôi đã được đền đáp. Những trang viết được mở ra từ đời thường thầm lặng của những người còn được sống sau đêm mùa xuân đẫm máu và nước mắt. Năm ấy, hàng vạn chiến sĩ ở 5 mũi tiến quân về Sài Gòn hầu hết là những người còn rất trẻ. Và ở phân khu 6 - phân khu nội thành, đêm mùng Một Tết Mậu Thân (31.1.1968), lực lượng biệt động đồng loạt nổ súng tấn công 5 mục tiêu theo kế hoạch: Dinh Độc lập, Đại sứ quán Mỹ, Đài phát thanh, Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh hải quân. Do không phối hợp được với đại quân, 5 đội biệt động với tổng số 88 chiến sĩ trực tiếp chiến đấu độc lập trong sào huyệt địch.
Hầu hết các chiến sĩ đã hy sinh, lớp bị bắt, nhưng ý chí và xương máu của các anh chị đã dựng lên những tượng đài bất tử. Sau đêm ấy, người chỉ huy lực lượng biệt động Sài Gòn đắng lòng tự vấn, khi mất đi gần hết lực lượng gạo cội của biệt động, bởi hơn ai hết, ông hiểu sự công phu để có được đội quân đặc biệt ấy. Những người lính có sở trường đánh nhanh rút nhanh ấy đã chiến đấu vô cùng đơn độc khi đại quân không đến được. Chỉ sau mấy ngày bị quân đội Sài Gòn phản công, lùi ra vùng ven đô, trong cảnh đổ nát tan hoang, ông đã trải qua một cuộc tự vấn với chính mình: “Tôi, với cương vị là chỉ huy của họ, đành bất lực không làm gì được ngoài những giọt nước mắt đau đớn chảy suốt đêm tại nơi tạm làm chỉ huy sở của Tiền phương nội đô. Hôm nay, trong trạng thái lắng đọng trước cảnh vật chiến trường, tôi lại càng thấy ray rứt trước những sự việc đã xảy ra đối với đồng đội. Cảm nhận một cách thấm thía rằng, dường như mình là người có lỗi và, có lẽ những cảm nhận này sẽ theo tôi những năm tháng còn lại của cuộc đời”.
Chuyện Mậu Thân 1968 có quá nhiều điều để viết, để kể.
Năm ấy, có người mẹ ôm trên tay đứa con chưa đầy hai tuổi dẫn đoàn quân bước vào trận chiến đấu sinh tử. Năm ấy, có người vợ chưa kịp ăn cùng chồng trái táo cắt đôi đã nuốt vội nước mắt tiễn chồng vào trận đánh mà cái chết hiển hiện ngay trước mặt. Năm ấy, chỉ sau một đêm, có quá nhiều những người vợ góa chồng, khắc vào tim lời trăng trối của người lính trước lúc ra đi. Và phía sau những người phụ nữ ấy là nhà tù, cái chết, những năm tháng cô đơn dài dằng dặc của kiếp ngườ Càng tiếp cận với những tư liệu Mậu Thân 1968, tôi càng cảm nhận vẻ đẹp thành phố mình đang sống một cách máu thịt, sâu thẳm hơn, bởi đâu đó trên những con đường, góc phố ta qua, xương máu những người lính năm xưa còn gửi lại. Các anh chị đã hiến dâng cho Tổ quốc tuổi thanh xuân đẹp nhất của đời người.
Tiểu thuyết “Đêm Sài Gòn không ngủ” tái hiện Mậu Thân 1968 qua góc nhìn của một người tuổi trẻ lớn lên sau chiến tranh có quá nhiều day dứt, trăn trở về bi hùng năm xưa, những tha hóa hôm nay, trách nhiệm những người còn được sống. Dường như có quá nhiều người đã nằm xuống thôi thúc tôi cầm bút viết những dòng về Mậu Thân 1968:
Sài Gòn đêm Mậu Thân không ngủ.
Những người lính biệt động “đánh nhanh rút nhanh” vẫn kiên trì chờ đại quân, dù biết mình phải chết!
Đó đây những góc phố, con đường các anh chị còn nằm lại.
Nhiều người lạc đường, “lội” sông đã không về.
Những người lính cảm tử được giấu trên máng xối, tường hai lớp, vách hai ngă
Những bà mẹ giấu con ngay trong tấm lòng mình.
Sài Gòn rưng rưng hai chữ lòng dân!
Tôi biết có nhiều cái nhìn về Mậu Thân 1968. Bản thân tôi khi tiếp cận với những nhân chứng, tư liệu; không khỏi chạnh lòng, đồng cảm với những mất mát của những thường dân vô tội khi máu lửa, bom đạn ập xuống ngôi nhà mình, phải táo tán chạy loạn, gia đình phải ly tan. Tôi cũng không khỏi sốc khi nghe một giáo sư từ một trường đại học ở nước ngoài đến Việt Nam, đặt những câu hỏi mang tính “phản biện về giới”: “Có phải những người phụ nữ Việt Nam tham gia cách mạng là bởi vì họ quá nghèo. Họ mong thay đổi hoàn cảnh, để lấy được chồng?”. Tôi lặng người, cố giữ bình tĩnh, rồi kể cho họ nghe, không chỉ chuyện 13 Thanh niên xung phong hy sinh ở Truông Bồn, 10 cô gái đã nằm lại ở Ngã Ba Đồng Lộc mà ngay cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn, 32 dân công hỏa tuyến đã hy sinh trên đường làm nhiệm vụ. Ở Suối Sọ, 500 quân dân phía Đông Sài Gòn đã ngã xuống, trong đó có những người phụ nữ còn rất trẻ. Đó là những cô gái rất đẹp. Họ có một cuộc sống rất thuận lợi, ngay sát nách Sài Gòn phồn hoa, đầy ắp hàng hóa tiêu dùng. Họ có xe gắn máy, thậm chí cả xe du lịch để đi, có sĩ quan chính quyền Sài Gòn theo đuổi, tán tỉnh. Nhưng họ đã dùng những bờ vai con gái của mình tải đạn chuyển thương. Biết đi là đối mặt với gian khổ, hiểm nguy, cái chế Nhưng họ đã tự nguyện dấn thân, với lý tưởng cao đẹp. Tôi thực sự ấn tượng khi năm 1998, tại cánh đồng Mã Lò thuộc Bình Chánh, khi đào móng xây một tòa nhà lớn, người ta quy tập được hàng trăm bộ hài cốt chiến sĩ quân giải phóng. Đất còn giữ được những đôi dép râu, những chiếc kẹp ba lá của những người con gái, con trai.
Tôi đặc biệt rung cảm mãnh liệt số phận những người phụ nữ trong máu lửa Mậu Thân 1968:
“Có nơi nào như ở Sài Gòn
Chúng ta mắc nợ những người con gái đẹp
Có gì quý bằng nhan sắcvà nhân phẩm
Khi Tổ quốc cần, những người con gái biết hy sinh”.
Và trong tập sách này, nếu kiên trì mở ra, tôi tin bạn đọc sẽ đồng cảm, hiểu vì sao tôi viết nhiều về họ. Viết nhiều mà vẫn không thể hết, chỉ là những con người, câu chuyện tôi được gặp mà thôi!
Sài Gòn, Xuân Mậu Tuất 2018.
Trầm Hương
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM |
---|---|
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Tổng hợp TP.HCM |
SKU | 7143942755448 |
pop it blackpink băng sơn phấn khối fahasha lý quang diệu người xô viết đã chiến đấu vì điều gì thế giới như tôi thấy nguyễn duy cần hạnh phúc là con đường thu giang người trồng rừng nhã nam rong chơi miền chữ nghĩa tương lai sau đại dịch covid nguyễn hiến lê sách báo chí trên đường băng ngày xưa có một con bò nguyễn nhật ánh đất rừng phương nam truyện mặt dày tâm đen tiki trading phạm công luận bts sài gòn chuyện đời của phố sach.van hoc nam cao