Từ Nghiên Cứu Đến Công Bố Kỹ Năng Mềm Cho Nhà Khoa Học (Tái Bản 2020)

Cuốn sách này xuất phát từ một thực trạng: sự hiện diện của khoa học Việt Nam trên trường quốc tế còn quá khiêm tốn. Số bài báo khoa học trên các tập san khoa học quốc tế là một trong những chỉ tiê...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Từ Nghiên Cứu Đến Công Bố Kỹ Năng Mềm Cho Nhà Khoa Học (Tái Bản 2020)

Cuốn sách này xuất phát từ một thực trạng: sự hiện diện của khoa học Việt Nam trên trường quốc tế còn quá khiêm tốn. Số bài báo khoa học trên các tập san khoa học quốc tế là một trong những chỉ tiêu chính để đánh giá mức độ hoạt động của một nền khoa học. Tính từ 1970 đến 2011, tổng số ấn phẩm khoa học từ Việt Nam được công bố trên các tập san khoa học quốc tế là 10745 bài. Con số này chỉ bằng 22% của Thái Lan, 27% của Malaysia, và 11% của Singapore. Thật ra, so với các nước lớn trong vùng, số bài báo khoa học của Việt Nam là thấp nhất. Đối chiếu với con số hơn 9000 giáo sư và 24000 tiến sĩ, con số ấn phẩm khoa học của Việt Nam cho thấy năng suất khoa học của giới học thuật Việt Nam còn rất thấp. Trước tình hình trên, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đi đến quyết định lấy số ấn phẩm khoa học trên các tập san quốc tế (sẽ gọi tắt là “công bố quốc tế”) là một chỉ tiêu để đánh giá thành quả của nghiên cứu khoa học.

Sự hiện hiện khiêm tốn của khoa học Việt Nam trên trường quốc tế có thể giải thích bằng nhiều nguyên nhân, kể cả vấn đề ý tưởng và phương pháp nghiên cứu. Ngày nay, khoảng 90% tập san quốc tế dùng tiếng Anh như là một ngôn ngữ chính. Ngay cả những tập san xuất phát từ những nước như Thuỵ Điển, Na Uy, Hà Lan, Phần Lan, China, Nhật, Hàn Quốc, cũng dùng tiếng Anh. Có thể nói rằng tiếng Anh đã trở thành một ngôn ngữ khoa học. Nhưng đối với người Việt chúng ta, tiếng Anh là một rào cản rất lớn, bởi vì nhiều nhà khoa học Việt Nam chưa thạo tiếng Anh. Rất nhiều nhà khoa học Việt Nam biết tiếng Anh, có thể đọc, nghe, và viết, nhưng phần lớn chưa quen với cách viết một bài báo khoa học hoàn chỉnh. Ngay cả những nghiên cứu sinh đã theo học các đại học nói tiếng Anh ở nước ngoài cũng chưa đủ khả năng để soạn một bài báo khoa học mà không cần đến sự hỗ trợ về ngôn ngữ. Nghiên cứu ở Đài Loan cho thấy khoảng 1/4 bài báo từ nước này bị từ chối là do có vấn đề trong tiếng Anh. Do đó, cách soạn bài báo khoa học bằng tiếng Anh tuy mới nghe qua có vẻ là một việc tương đối nhỏ, nhưng trong thực tế lại là một yếu tố rất quan trọng cho “số phận” của một bài báo khoa học. Có thể nói không ngoa rằng chính tiếng Anh là một rào cản làm cho sự hiện diện của khoa học Việt Nam trên trường quốc tế còn quá khiêm tốn. Cuốn sách bạn đang cầm trên tay được soạn ra để giúp bạn cách viết một bài báo khoa học bằng tiếng Anh.

Một nghiên cứu khoa học bắt đầu bằng một đề cương nghiên cứu, đến triển khai nghiên cứu (thí nghiệm và thu thập dữ liệu), công bố kết quả trên các tập san khoa học, và trình bày kết quả trong các hội nghị. Do đó, nội dung của cuốn sách gồm 3 phần chính: cách viết đề cương nghiên cứu, cách soạn một bài báo khoa học, và cách trình bày báo cáo khoa học trong các hội nghị quốc tế.   Phần II trình bày những chuẩn mực để soạn một bài báo khoa học theo công thức IMRaD (Dẫn nhập, Phương pháp, Kết quả, và Bàn luận). Nhưng nghiên cứu khoa học bắt đầu từ ý tưởng, và ý tưởng phải được hệ thống hóa trong một đề cương nghiên cứu. Do đó, phần II của sách chỉ dẫn cách soạn một đề cương nghiên cứu một cách thuyết phục. Nhà khoa học không chỉ công bố bài báo khoa học mà còn phải trình bày báo cáo trong các hội nghị quốc tế. Nhưng một điều đáng tiếc là rất nhiều nhà khoa học Việt Nam chưa am hiểu cách soạn bài báo cáo, thậm chí chưa quen với cách nói trong các hội nghị khoa học quốc tế. Điều này dẫn đến nhiều sự cố có khi ảnh hưởng đến danh dự quốc gia. Vì thế, cuốn sách này còn có một phần quan trọng là cách trình bày báo cáo bằng PowerPoint trong các hội nghị khoa học quốc tế. Mỗi chương sách đều được minh hoạ bằng những ví dụ cụ thể, phần lớn đều trích từ những bài báo của chính tác giả đã công bố trên các tập san quốc tế. Cuốn sách cũng có 2 bài báo mẫu viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh để bạn đọc có thể tham khảo. Là người làm trong lĩnh vực y học, nên tôi trích dẫn nhiều ví dụ trong ngành y, nhưng những ví dụ này cũng có thể áp dụng cho nhiều ngành khoa học thực nghiệm khác. Hi vọng với nội dung này, bạn đọc có thể thực hành viết bài báo một cách dễ dàng hơn.

Đã có rất nhiều sách hướng dẫn về cách viết bài báo khoa học bằng tiếng Anh, nhưng tôi muốn nghĩ rằng cuốn sách này khác với những cuốn đã xuất bản. Đại đa số sách về đề tài xuất bản khoa học viết cho độc giả nói tiếng Anh hay người Âu Mĩ, nhưng cuốn sách bạn đang cầm trên tay là viết cho người Việt, đặc biệt là giới nghiên cứu sinh và khoa học Việt Nam. Là người Việt từng mài mò học tiếng Anh, trực tiếp làm nghiên cứu khoa học, đã và đang phục vụ trong các ban biên tập tập san khoa học quốc tế, tôi có thể chia sẻ với các đồng nghiệp Việt Nam những điều mà các tác giả Âu Mĩ không thể chia sẻ. Bạn đọc sẽ tìm thấy trong sách những kinh nghiệm về cách soạn bài báo khoa học và cách trình bày báo cáo, cũng như những sai lầm phổ biến ở người Việt Nam mà tôi muốn chia sẻ.

Cuốn sách là một công trình tâm huyết của tác giả với mong mỏi góp phần vào việc nâng cao số ấn phẩm khoa học Việt Nam trong các diễn đàn khoa học quốc tế. Trong thời gian trên dưới 10 năm qua, tôi đã có dịp thực trên 20 lớp học ngắn hạn (workshop) về phương pháp nghiên cứu khoa học tại rất nhiều đại học, bệnh viện, và trung tâm nghiên cứu khoa học. Qua những lớp học đó tôi nhận ra những khó khăn trong cách viết bài báo khoa học. Vì thế, sau những lớp học về phương pháp là một loạt lớp học về cách viết bài báo khoa học, khởi đầu ở Đại học Y Hà Nội vào năm 2009, và sau này được thực hiện tại nhiều bệnh viện và đại học khác.   Cuốn sách còn là một “sản phẩm” của những khoá học vừa đề cập. Tôi cám ơn Bs Hồ Phạm Thục Lan đã cho phép tôi dùng 2 bản thảo bài báo khoa học như là một minh hoạ. Tôi muốn nhân dịp này bày tỏ lòng cảm ơn các đồng nghiệp và học viên thuộc Bộ môn Nội tiết (Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh), Đại học Y Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y Dược Cần Thơ, Đại học Y Dược Huế, Đại học Y Hải Phòng, Đại học Y Thái Nguyên, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Học viện Quân Y 175, Bệnh viện Hoàn Mỹ, Bệnh viện Bạch Mai, đã tạo điều kiện cho tôi chia sẻ những kinh nghiệm cùng các bạn. Tôi cũng cám ơn các công ti dược, đặc biệt là sanofi aventis và Novartis đã hỗ trợ một cách bất vụ lợi những lớp học về cách viết bài báo khoa học.

Rất nhiều bạn đọc xa gần mà tôi chưa bao giờ gặp mặt ngoài đời cũng đã có những đóng góp và động viên có ý nghĩa. Xin chân thành cám ơn các bạn. Cuốn sách là một nỗ lực cá nhân, và “nhân vô thập toàn” là lời giải thích tại sao cuốn sách khó có thể tránh khỏi những nhầm lẫn và thiếu sót. Trong trường hợp bạn đọc tìm thấy thiếu sót và nhầm lẫn, xin cứ thẳng thắn góp ý để lần tái bản sau sẽ hoản hảo hơn. Các bạn có thể liên lạc tôi qua địa chỉ website cá nhân

Kiên Giang
24/12/2012

Lời nói đầu
(Nhân lần tái bản thứ nhất)

Cuốn sách bạn đang cầm trên tay là một trong những nỗ lực nhằm nâng cao sự hiện diện của khoa học Việt Nam trên trường quốc tế. Trong thời gian gần đây, đã có nhiều nhận xét rằng so với các nước trong vùng và các nước có cùng dân số cũng như đầu tư cho khoa học, sự hiện diện của Việt Nam trên trường khoa học quốc tế còn rất khiêm tốn. Hiện nay, từ Bộ Khoa học và Công nghệ đến các trường đại học và viện nghiên cứu đều đang có những nỗ lực để khắc phục tình trạng đó. Nhưng một trong những khó khăn (và cũng là trở ngại chính) của nhiều người làm nghiên cứu khoa học ở Việt Nam là chưa quen với cách viết một bài báo khoa học, và còn hạn chế về việc sử dụng tiếng Anh. Cuốn sách này sẽ giúp cho các đồng nghiệp khoa học làm quen với “văn chương khoa học”, và nâng cao cơ hội để kết quả nghiên cứu được công bố trên các tập san quốc tế.

Cuốn sách chỉ mới được ấn hành khoảng ba tháng trước đây, và đã được đón nhận một cách nồng nhiệt từ công chúng và các nhà khoa học trong và ngoài nước. Có nhiều bạn nghiên cứu sinh đang theo học ở nước ngoài viết thư cho tôi rằng cuốn sách là một “hành trình” rất cần thiết cho các bạn ấy trong thời gian học tập và sau khi tốt nghiệp. Sự đón nhận của các đồng nghiệp và các bạn là một sự khích lệ rất lớn đối với tôi. Một số bạn đề nghị viết thêm về cách trình bày bằng biểu đồ và những sai sót phổ biến trong phân tích dữ liệu. Do đó, trong lần tái bản thứ nhất này, cuốn sách đã được thêm hai chương nhằm đáp ứng yêu cầu của các bạn.

Tôi muốn nhân cơ hội này để nói lời cảm tạ đến Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp biên tập và ấn hành cuốn sách bạn đang cầm trên tay cũng như những cuốn sách của tôi trong thời gian qua. Có bạn đọc chia sẻ là một niềm vinh hạnh, nhưng có nhà xuất bản đồng cảm và đồng hành trong việc đem kĩ năng khoa học đến với bạn đọc là một khích lệ lớn mà tôi muốn ghi nhận ở đây. Dù cố gắng rất nhiều, nhưng tôi nghĩ cuốn sách có thể có vài khiếm khuyết, và tôi rất muốn các bạn đọc chỉ ra những khiếm khuyết đó để lần tái bản sau hoàn chỉnh hơn.

Mỗi một tác phẩm có một kì vọng, và cuốn sách này cũng không phải là ngoại lệ. Kì vọng của cuốn sách và cũng là của tôi là nhìn thấy những công trình nghiên cứu khoa học từ Việt Nam được công bố trên các tập san quốc tế gia tăng nhanh. Khoa học Việt Nam đang trong thời kì hội nhập quốc tế, và tôi muốn xem cuốn sách này là một nỗ lực giúp các đồng nghiệp trong quá trình hội nhập.

Tác giả

 
 
Mã hàng 9786045847176
Nhà Cung Cấp
Tác giả GS TS Nguyễn Văn Tuấn
NXB NXB Tổng Hợp TPHCM
Năm XB 2020
Trọng lượng (gr) 810
Kích Thước Bao Bì 21 x 14 cm
Số trang 600
Hình thức Bìa Mềm
Sản phẩm bán chạy nhất
Giá sản phẩm trên F đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như Phụ phí đóng gói, phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, Chính sách khuyến mãi trên F không áp dụng cho Hệ thống Nhà sách Fahasa trên toàn quốc
 

Cuốn sách này xuất phát từ một thực trạng: sự hiện diện của khoa học Việt Nam trên trường quốc tế còn quá khiêm tốn. Số bài báo khoa học trên các tập san khoa học quốc tế là một trong những chỉ tiêu chính để đánh giá mức độ hoạt động của một nền khoa học. Tính từ 1970 đến 2011, tổng số ấn phẩm khoa học từ Việt Nam được công bố trên các tập san khoa học quốc tế là 10745 bài. Con số này chỉ bằng 22% của Thái Lan, 27% của Malaysia, và 11% của Singapore. Thật ra, so với các nước lớn trong vùng, số bài báo khoa học của Việt Nam là thấp nhất. Đối chiếu với con số hơn 9000 giáo sư và 24000 tiến sĩ, con số ấn phẩm khoa học của Việt Nam cho thấy năng suất khoa học của giới học thuật Việt Nam còn rất thấp. Trước tình hình trên, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đi đến quyết định lấy số ấn phẩm khoa học trên các tập san quốc tế (sẽ gọi tắt là “công bố quốc tế”) là một chỉ tiêu để đánh giá thành quả của nghiên cứu khoa học.

Sự hiện hiện khiêm tốn của khoa học Việt Nam trên trường quốc tế có thể giải thích bằng nhiều nguyên nhân, kể cả vấn đề ý tưởng và phương pháp nghiên cứu. Ngày nay, khoảng 90% tập san quốc tế dùng tiếng Anh như là một ngôn ngữ chính. Ngay cả những tập san xuất phát từ những nước như Thuỵ Điển, Na Uy, Hà Lan, Phần Lan, China, Nhật, Hàn Quốc, cũng dùng tiếng Anh. Có thể nói rằng tiếng Anh đã trở thành một ngôn ngữ khoa học. Nhưng đối với người Việt chúng ta, tiếng Anh là một rào cản rất lớn, bởi vì nhiều nhà khoa học Việt Nam chưa thạo tiếng Anh. Rất nhiều nhà khoa học Việt Nam biết tiếng Anh, có thể đọc, nghe, và viết, nhưng phần lớn chưa quen với cách viết một bài báo khoa học hoàn chỉnh. Ngay cả những nghiên cứu sinh đã theo học các đại học nói tiếng Anh ở nước ngoài cũng chưa đủ khả năng để soạn một bài báo khoa học mà không cần đến sự hỗ trợ về ngôn ngữ. Nghiên cứu ở Đài Loan cho thấy khoảng 1/4 bài báo từ nước này bị từ chối là do có vấn đề trong tiếng Anh. Do đó, cách soạn bài báo khoa học bằng tiếng Anh tuy mới nghe qua có vẻ là một việc tương đối nhỏ, nhưng trong thực tế lại là một yếu tố rất quan trọng cho “số phận” của một bài báo khoa học. Có thể nói không ngoa rằng chính tiếng Anh là một rào cản làm cho sự hiện diện của khoa học Việt Nam trên trường quốc tế còn quá khiêm tốn. Cuốn sách bạn đang cầm trên tay được soạn ra để giúp bạn cách viết một bài báo khoa học bằng tiếng Anh.

Một nghiên cứu khoa học bắt đầu bằng một đề cương nghiên cứu, đến triển khai nghiên cứu (thí nghiệm và thu thập dữ liệu), công bố kết quả trên các tập san khoa học, và trình bày kết quả trong các hội nghị. Do đó, nội dung của cuốn sách gồm 3 phần chính: cách viết đề cương nghiên cứu, cách soạn một bài báo khoa học, và cách trình bày báo cáo khoa học trong các hội nghị quốc tế.   Phần II trình bày những chuẩn mực để soạn một bài báo khoa học theo công thức IMRaD (Dẫn nhập, Phương pháp, Kết quả, và Bàn luận). Nhưng nghiên cứu khoa học bắt đầu từ ý tưởng, và ý tưởng phải được hệ thống hóa trong một đề cương nghiên cứu. Do đó, phần II của sách chỉ dẫn cách soạn một đề cương nghiên cứu một cách thuyết phục. Nhà khoa học không chỉ công bố bài báo khoa học mà còn phải trình bày báo cáo trong các hội nghị quốc tế. Nhưng một điều đáng tiếc là rất nhiều nhà khoa học Việt Nam chưa am hiểu cách soạn bài báo cáo, thậm chí chưa quen với cách nói trong các hội nghị khoa học quốc tế. Điều này dẫn đến nhiều sự cố có khi ảnh hưởng đến danh dự quốc gia. Vì thế, cuốn sách này còn có một phần quan trọng là cách trình bày báo cáo bằng PowerPoint trong các hội nghị khoa học quốc tế. Mỗi chương sách đều được minh hoạ bằng những ví dụ cụ thể, phần lớn đều trích từ những bài báo của chính tác giả đã công bố trên các tập san quốc tế. Cuốn sách cũng có 2 bài báo mẫu viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh để bạn đọc có thể tham khảo. Là người làm trong lĩnh vực y học, nên tôi trích dẫn nhiều ví dụ trong ngành y, nhưng những ví dụ này cũng có thể áp dụng cho nhiều ngành khoa học thực nghiệm khác. Hi vọng với nội dung này, bạn đọc có thể thực hành viết bài báo một cách dễ dàng hơn.

Đã có rất nhiều sách hướng dẫn về cách viết bài báo khoa học bằng tiếng Anh, nhưng tôi muốn nghĩ rằng cuốn sách này khác với những cuốn đã xuất bản. Đại đa số sách về đề tài xuất bản khoa học viết cho độc giả nói tiếng Anh hay người Âu Mĩ, nhưng cuốn sách bạn đang cầm trên tay là viết cho người Việt, đặc biệt là giới nghiên cứu sinh và khoa học Việt Nam. Là người Việt từng mài mò học tiếng Anh, trực tiếp làm nghiên cứu khoa học, đã và đang phục vụ trong các ban biên tập tập san khoa học quốc tế, tôi có thể chia sẻ với các đồng nghiệp Việt Nam những điều mà các tác giả Âu Mĩ không thể chia sẻ. Bạn đọc sẽ tìm thấy trong sách những kinh nghiệm về cách soạn bài báo khoa học và cách trình bày báo cáo, cũng như những sai lầm phổ biến ở người Việt Nam mà tôi muốn chia sẻ.

Cuốn sách là một công trình tâm huyết của tác giả với mong mỏi góp phần vào việc nâng cao số ấn phẩm khoa học Việt Nam trong các diễn đàn khoa học quốc tế. Trong thời gian trên dưới 10 năm qua, tôi đã có dịp thực trên 20 lớp học ngắn hạn (workshop) về phương pháp nghiên cứu khoa học tại rất nhiều đại học, bệnh viện, và trung tâm nghiên cứu khoa học. Qua những lớp học đó tôi nhận ra những khó khăn trong cách viết bài báo khoa học. Vì thế, sau những lớp học về phương pháp là một loạt lớp học về cách viết bài báo khoa học, khởi đầu ở Đại học Y Hà Nội vào năm 2009, và sau này được thực hiện tại nhiều bệnh viện và đại học khác.   Cuốn sách còn là một “sản phẩm” của những khoá học vừa đề cập. Tôi cám ơn Bs Hồ Phạm Thục Lan đã cho phép tôi dùng 2 bản thảo bài báo khoa học như là một minh hoạ. Tôi muốn nhân dịp này bày tỏ lòng cảm ơn các đồng nghiệp và học viên thuộc Bộ môn Nội tiết (Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh), Đại học Y Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y Dược Cần Thơ, Đại học Y Dược Huế, Đại học Y Hải Phòng, Đại học Y Thái Nguyên, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Học viện Quân Y 175, Bệnh viện Hoàn Mỹ, Bệnh viện Bạch Mai, đã tạo điều kiện cho tôi chia sẻ những kinh nghiệm cùng các bạn. Tôi cũng cám ơn các công ti dược, đặc biệt là sanofi aventis và Novartis đã hỗ trợ một cách bất vụ lợi những lớp học về cách viết bài báo khoa học.

Rất nhiều bạn đọc xa gần mà tôi chưa bao giờ gặp mặt ngoài đời cũng đã có những đóng góp và động viên có ý nghĩa. Xin chân thành cám ơn các bạn. Cuốn sách là một nỗ lực cá nhân, và “nhân vô thập toàn” là lời giải thích tại sao cuốn sách khó có thể tránh khỏi những nhầm lẫn và thiếu sót. Trong trường hợp bạn đọc tìm thấy thiếu sót và nhầm lẫn, xin cứ thẳng thắn góp ý để lần tái bản sau sẽ hoản hảo hơn. Các bạn có thể liên lạc tôi qua địa chỉ website cá nhân

Kiên Giang
24/12/2012

Lời nói đầu
(Nhân lần tái bản thứ nhất)

Cuốn sách bạn đang cầm trên tay là một trong những nỗ lực nhằm nâng cao sự hiện diện của khoa học Việt Nam trên trường quốc tế. Trong thời gian gần đây, đã có nhiều nhận xét rằng so với các nước trong vùng và các nước có cùng dân số cũng như đầu tư cho khoa học, sự hiện diện của Việt Nam trên trường khoa học quốc tế còn rất khiêm tốn. Hiện nay, từ Bộ Khoa học và Công nghệ đến các trường đại học và viện nghiên cứu đều đang có những nỗ lực để khắc phục tình trạng đó. Nhưng một trong những khó khăn (và cũng là trở ngại chính) của nhiều người làm nghiên cứu khoa học ở Việt Nam là chưa quen với cách viết một bài báo khoa học, và còn hạn chế về việc sử dụng tiếng Anh. Cuốn sách này sẽ giúp cho các đồng nghiệp khoa học làm quen với “văn chương khoa học”, và nâng cao cơ hội để kết quả nghiên cứu được công bố trên các tập san quốc tế.

Cuốn sách chỉ mới được ấn hành khoảng ba tháng trước đây, và đã được đón nhận một cách nồng nhiệt từ công chúng và các nhà khoa học trong và ngoài nước. Có nhiều bạn nghiên cứu sinh đang theo học ở nước ngoài viết thư cho tôi rằng cuốn sách là một “hành trình” rất cần thiết cho các bạn ấy trong thời gian học tập và sau khi tốt nghiệp. Sự đón nhận của các đồng nghiệp và các bạn là một sự khích lệ rất lớn đối với tôi. Một số bạn đề nghị viết thêm về cách trình bày bằng biểu đồ và những sai sót phổ biến trong phân tích dữ liệu. Do đó, trong lần tái bản thứ nhất này, cuốn sách đã được thêm hai chương nhằm đáp ứng yêu cầu của các bạn.

Tôi muốn nhân cơ hội này để nói lời cảm tạ đến Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp biên tập và ấn hành cuốn sách bạn đang cầm trên tay cũng như những cuốn sách của tôi trong thời gian qua. Có bạn đọc chia sẻ là một niềm vinh hạnh, nhưng có nhà xuất bản đồng cảm và đồng hành trong việc đem kĩ năng khoa học đến với bạn đọc là một khích lệ lớn mà tôi muốn ghi nhận ở đây. Dù cố gắng rất nhiều, nhưng tôi nghĩ cuốn sách có thể có vài khiếm khuyết, và tôi rất muốn các bạn đọc chỉ ra những khiếm khuyết đó để lần tái bản sau hoàn chỉnh hơn.

Mỗi một tác phẩm có một kì vọng, và cuốn sách này cũng không phải là ngoại lệ. Kì vọng của cuốn sách và cũng là của tôi là nhìn thấy những công trình nghiên cứu khoa học từ Việt Nam được công bố trên các tập san quốc tế gia tăng nhanh. Khoa học Việt Nam đang trong thời kì hội nhập quốc tế, và tôi muốn xem cuốn sách này là một nỗ lực giúp các đồng nghiệp trong quá trình hội nhập.

Tác giả

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hình ảnh sản phẩm

Từ Nghiên Cứu Đến Công Bố Kỹ Năng Mềm Cho Nhà Khoa Học (Tái Bản 2020)
Từ Nghiên Cứu Đến Công Bố Kỹ Năng Mềm Cho Nhà Khoa Học (Tái Bản 2020)
Từ Nghiên Cứu Đến Công Bố Kỹ Năng Mềm Cho Nhà Khoa Học (Tái Bản 2020)
Từ Nghiên Cứu Đến Công Bố Kỹ Năng Mềm Cho Nhà Khoa Học (Tái Bản 2020)

Giá BONG

Thông tin chi tiết

Hàng chính hãng
Công ty phát hànhNhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM
Loại bìaBìa cứng
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Tổng hợp TP.HCM
SKU7665811949602
Liên kết: Tinh chất cải thiện nếp nhăn chuyên sâu Dr. Belmeur Red Pro-Retinol Serum The Face Shop (50ml)