Nghiên Cứu Văn Bản Hương Ước Choson Thế Kỷ XVII - XVIII Và So Sánh Với Hương Ước Việt Nam Cùng Thời Kỳ

Ngày nay hòa vào xu thế hội nhập quốc tế, bên cạnh việc Phát triển quan hệ hợp tác đối ngoại, không thể không nhắc đến việc cần thiết phải phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Điều này trở nên vô cùng qu...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Nghiên Cứu Văn Bản Hương Ước Choson Thế Kỷ XVII - XVIII Và So Sánh Với Hương Ước Việt Nam Cùng Thời Kỳ

Ngày nay hòa vào xu thế hội nhập quốc tế, bên cạnh việc Phát triển quan hệ hợp tác đối ngoại, không thể không nhắc đến việc cần thiết phải phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Điều này trở nên vô cùng quan trọng đối với sự tồn vong và phát triển của mỗi quốc gia, nhất là những nước có hoàn cảnh lịch sử cũng như trình độ phát triển tương đồng nhau. Việt Nam và Triều Tiên là hai nước trong khu vực Đông Bắc Á, với nhiều điểm giống nhau về vị trí địa lý, dữ kiện lịch sử, trình độ phát triển, đặc biệt là cách quản lý dân bằng hương ước ở từng đơn vị tụ cư.

Lãnh thổ Việt Nam và Triều Tiên vừa gắn với lục địa vừa thông với đại dương, sản vật và tài nguyên phong phú, có đường bờ biến kéo dài, xây dựng được nhiều cảng biển tiếp cận với thế giới. Với những ưu thế của vị trí địa lý, trong lịch sử Việt Nam và Triều Tiên luôn là mảnh đất khát vọng để xâm chiếm của các triều đại Trung Quốc và Nhật Bản. Vì vậy, nhu cầu bảo vệ biên cương đất nước đã tạo cho Việt Nam và Triều Tiên có sự tương đồng về quan điểm, mục đích để gìn giữ nền hòa bình.

Trong suốt chặng đường phát triển, các vấn đề làng xã và quản lý làng xã phản ánh nhu cầu tự thân vận động của từng đơn vị tụ cư mỗi nước. Trong kho tàng di sản văn hóa thành văn của các nước đồng văn (Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam), một thời từng chịu ảnh hưởng của văn hóa và văn tự Trung Hoa, hương ước được nhắc đến như minh chứng lịch sử phản ảnh sâu sát nhất đời sống tâm lí của cư dân làng. Đó chính là một loại văn bản mang tính lệ tục gắn liền với hoản cảnh, phong tục, tập quán lâu đời của từng làng xã. Sẽ không cần phải lý giải vì sao trong dân gian truyền tụng câu: "đất vua, chùa làng" hay “phép vua thua lệ làng". Hương ước có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với cư dân làng xã trong việc ổn định xã hội cũng như xây dựng nền văn hóa dân tộc mà ngày nay cơ hồ bị lãng quên bởi lối sống của nền văn minh công nghiệp. Chính vì vậy, việc nghiên cứu hương ước của Triều Tiên và Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử nhất định là tổng kết, đánh giá điểm tiến bộ và hạn chế trong hương ước hai nước.

Hương ước của Triều Tiên và Việt Nam là đối tượng nghiên cứu của nhiều công trình khoa học của nhiều học giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một chuyên luận nào nghiên cứu một cách hệ thống hương ước chữ Hán của cả hai nước trong giai đoạn lịch sử cụ thể. Xuất phát từ tình hình hợp tác hữu nghị hai nước Việt Nam và Triều Tiên, nhu cầu nghiên cứu hương ước và tìm hiểu những nét dị đồng trong văn bản hương ước chữ Hán của Việt Nam và Triều Tiên trong một giai đoạn lịch sử nhất định, chúng tôi tiến hành nghiên cứu chuyên luận "Nghiên cứu văn bản hương ước Choson thế kỷ XVII- XVIII và so sánh với hương ước Việt Nam cùng thời kỳ". Sở dĩ chúng tôi chọn nghiên cứu hương ước chữ Hán ở thế kỷ XVII - XVIII vì vào thời kỳ này trong khi hương ước ở Triều Tiên đã được văn bản hóa, phát triển mạnh và có ảnh hưởng sâu đậm đến cách sống, ứng xử xã hội của người Triều, thì ở Việt Nam hương ước được văn bản hóa chỉ mới xuất hiện rải rác ở một số làng trong khi cả Việt Nam và Triều Tiên đều tiếp thu, chịu ảnh hưởng của Nho giáo và văn hóa Trung Hoa từ thởi kỳ cổ, trung đến cận đại. Biểu hiện cụ thể ở hai thế kỷ này là cả hai nước vẫn đưa ra nhiều chính sách khuyến khích Nho giáo, lập nên các trường Quốc học, ban bố quy định thi cử, đào tạo đội ngũ Nho quan phục vụ vương triều. Chuyên luận này với mong muốn chỉ ra những nét đặc sắc trong phong tục làng xã cổ truyền của hai nước đồng văn, trên hết là góp phần vào việc bảo tồn, chấn hưng văn hóa làng xã trong thời kỳ hội nhập và giao lưu trên thế giới. Nội dung phản ánh của hương ước hai nước rất phong phú, đa dạng bao quát toàn bộ đời sống xã hội của người dân hai nước bấy giờ. Vì vậy, nghiên cửu hương ước giai đoạn này là việc làm vừa mang ý nghĩa lý luận vừa mang ý nghĩa thực tiễn.

Về mặt lý luận:

- Tìm hiểu về làng xã Choson và Việt Nam trong bối cảnh biển động ở khu vực các nước đồng văn trong quá khứ qua tư liệu hương ước.

- Nghiên cứu làng xã Choson và Việt Nam chủ yếu ở mốc thời gian từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII, đây là giai đoạn quan trọng đổi với sự hình thành và phát triển hương ước hai nước.

- Từ những tư liệu hương ước cụ thể, chuyên luận cung cấp một cách nhìn khách quan, nhằm đánh giá một cách đúng đắn về sự tiến bộ và điểm hạn chế trong cách thức quản lý làng xã của hương ước Choson và Việt Nam.

Về mặt thực tiễn:

- Nghiên cứu một cách hệ thống hương ước hai nước giai đoạn thế kỷ XVII - XVIII góp phần vun đắp vào sự nghiệp xây dựng cũng như giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của làng xã thời hiện đại.

Nghiên cứu hương ước giai đoạn này góp phần tìm hiểu quan điểm cũng như sự định hướng của tầng lớp Nho sĩ hai nước trong việc ổn định tình hình chính trị xã hội và vấn đề giáo dục con người trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Chuyên luận góp phần thiết thực cho quá trình tìm hiểu nghiên cứu về hương ước của các nước đồng văn. Từ đó có thể xem chuyên luận này là tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác nghiên cứu văn hóa làng.

Đây là lần đầu tiên hương ước chữ Hán thế kỷ XVII – XVII của Triều Tiên và Việt Nam được tập hợp hệ thống. Thông qua phương pháp thống kê, phân tích, định lượng theo những nội dung cụ thể, chuyên luận mong muốn mang lại cho giới nghiên cứu những thông tin cơ bản về hương ước của hai nước, phần nào giúp tái hiện lại cuộc sống sinh hoạt làng xã ở Triều Tiên và Việt Nam trong cùng một giai đoạn lịch sử nhất định. Từ đó, vạch ra cách thức xây dựng văn hóa làng xã thời hiện đại trên chất liệu ưu việt của văn hóa cổ truyền. Nội dung của tập sách gồm hai phần:

  • Phần 1: Nghiên cứu văn bản hương ước chữ Hán thế kỷ XVII - XVIII của Choson và Việt Nam.
  • Phần II: Trích dịch các văn bản hương ước chữ Hán thế kỷ XVII – XVIII của Choson và Việt Nam và các bảng biểu liên quan đến toàn bộ nội dung của tất cả các chương.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hình ảnh sản phẩm

Nghiên Cứu Văn Bản Hương Ước Choson Thế Kỷ XVII - XVIII Và So Sánh Với Hương Ước Việt Nam Cùng Thời Kỳ
Nghiên Cứu Văn Bản Hương Ước Choson Thế Kỷ XVII - XVIII Và So Sánh Với Hương Ước Việt Nam Cùng Thời Kỳ
Nghiên Cứu Văn Bản Hương Ước Choson Thế Kỷ XVII - XVIII Và So Sánh Với Hương Ước Việt Nam Cùng Thời Kỳ
Nghiên Cứu Văn Bản Hương Ước Choson Thế Kỷ XVII - XVIII Và So Sánh Với Hương Ước Việt Nam Cùng Thời Kỳ

Giá STATE

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhTrung Tâm Nghiên Cứu Quốc Học
Loại bìaBìa cứng
Số trang751
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Văn Học
SKU4321145843526
Liên kết: Kem lót làm mịn lỗ chân lông Ink Lasting Primer Fmgt The Face Shop 30ml