NGỮ PHÁP HÁN VĂN - Tuệ Dũng

Thông tin chi tiếtCông ty phát hànhThư Viện Huệ Quang Loại bìa Bìa mềmNhà Xuất Bản Tổng hợp TP.HCM ------Mô tả sản phẩmBất cứ ngôn ngữ nào cũng phải trình bày theo một quy ước chu...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu NGỮ PHÁP HÁN VĂN - Tuệ Dũng

Thông tin chi tiết Công ty phát hànhThư Viện Huệ Quang  Loại bìa Bìa mềm Nhà Xuất Bản Tổng hợp TP.HCM   ------ Mô tả sản phẩm

Bất cứ ngôn ngữ nào cũng phải trình bày theo một quy ước chung, để khi nói hoặc viết ý nghĩa được diễn đạt rõ ràng, có thể gọi đó là ngữ pháp. Thế nhưng khi ngôn ngữ quá quen thuộc dường như quy ước ấy chẳng cần thiết, dù vậy vẫn được sử dụng một cách âm thầm, nếu không thì làm sao hiểu cho được. Hán cổ cũng không ngoại lệ!
Trong phạm vi nghiên cứu Phật học Hán tạng, các bậc Tôn Túc đã dày công phiên dịch những bộ kinh lớn, song kho tàng kinh điển chữ Hán đồ sộ, rất cần những ai nắm được chìa khóa đi vào, chọn lọc chuyển ngữ thêm để bổ sung cho tạng kinh Việt được phong phú. Chìa khóa đó chính là ngữ pháp. Ấy vậy mà hầu như việc học Hán cổ là một lối mòn gập ghềnh khó đi nên ít ai chịu dấn bước, thế là môn này đã xưa lại càng trở nên xưa hơn nữa.
Không thể phủ nhận một điều tiếng Việt đã khéo dùng chữ Hán làm dồi dào thêm kho tàng từ vựng, nhưng nếu chỉ dừng ở việc phiên âm mà không trình bày theo cách nói tiếng Việt, thì dễ gây ra sự hiểu lầm đáng tiếc, giống như ăn một chiếc bánh mà chỉ hấp thụ phân nửa, phân nửa còn lại không thể tiêu hóa sẽ làm mắc nghẹn.
Những thuật ngữ Phật học như “Phật tính”, “chân tâm” quá dễ hiểu và chẳng có gì phải suy nghĩ khi nói “Phật tính” hay “tính Phật”, nhưng khác biệt hoàn toàn khi dùng hai từ “giải thoát tri kiến” và “tri kiến giải thoát”, là loại hương thứ năm trong lời nguyện thường đọc lúc tụng kinh. Nguyên văn chữ Hán “giải thoát tri kiến” với ý nghĩa chỉ cho sự hiểu biết về giải thoát, biết mình đã thật sự thoát ly sanh tử. Thế nhưng nếu giữ nguyên âm sẽ dễ làm người đọc hiểu lầm là dẹp bỏ hết những kiến thức phân biệt. Cho nên đối với trường hợp này đổi theo cấu trúc tiếng Việt phải nói là “tri kiến giải thoát”. Có ai đồng ý như thế không? Kinh Tăng Chi, Đức Thế Tôn dạy: “Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến sự hỗn loạn và biến mất của diệu pháp. Thế nào là hai? Văn cú bị đảo ngược và ý nghĩa bị hiểu lầm”. Qua đó có thể thấy giá trị và tầm quan trọng của ngôn ngữ trong việc tiếp nối hoằng truyền chánh pháp.
Quyển sách Ngữ pháp Hán văn này được xuất bản năm 2008, người soạn đã dùng để giảng dạy trong các trường Phật học. Vào năm 2016, sách được tái bản có bổ sung những tư liệu ngữ pháp liên quan, cùng trích dẫn trong tạng kinh làm ví dụ để tiện cho chư tăng ni nghiên đọc. Nhân dịp in lại lần thứ 3 này, người soạn đã hiệu chỉnh thêm để văn từ ở một số chỗ rõ ràng dễ hiểu.
Mặc dù đã cố gắng hoàn chỉnh tác phẩm, nhưng với hiểu biết còn hạn chế, chắc chắn không tránh khỏi sai sót, người soạn rất mong nhận được sự góp ý để quyển sách ngày càng hoàn thiện hơn.
Chùa Bửu Liên, 11.11.2023

----
TUỆ DŨNG Thích Minh Quang
***
(Ấn bản lần thứ 3)

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hình ảnh sản phẩm

NGỮ PHÁP HÁN VĂN -  Tuệ Dũng
NGỮ PHÁP HÁN VĂN - Tuệ Dũng
NGỮ PHÁP HÁN VĂN -  Tuệ Dũng
NGỮ PHÁP HÁN VĂN - Tuệ Dũng
NGỮ PHÁP HÁN VĂN -  Tuệ Dũng
NGỮ PHÁP HÁN VĂN - Tuệ Dũng

Giá DBR

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhCông ty TNHH TM & DV Văn Hóa Hương Trang
Ngày xuất bản2023-01-04 11:00:53
Loại bìaBìa mềm
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Tổng hợp TP.HCM
SKU6368781168377
Liên kết: Che khuyết điểm 2 đầu Concealer Dual Veil FMGT The Face Shop (mẫu mới)