Một bức tranh đa sắc và hóm hỉnh đã hiện lên, làm bừng tỉnh sự thật về vùng đất có vẻ "hoàn hảo" mà phần còn lại của thế giới luôn nhắc đến.
Người Đan Mạch là những người hạnh phúc hàng đầu thế giới.
Người Phần Lan có hệ thống giáo dục tốt nhất.
Na Uy là quốc gia giàu nhất.
Thụy Điển có hệ thống phúc lợi tuyệt vời.
Người Iceland có nguồn cá tươi sống nhất hành tinh.
Đó là những điều tốt đẹp mà phần còn lại của thế giới luôn nghĩ về năm quốc gia Bắc Âu này. Nhưng có thực sự tồn tại khuôn mẫu về một cách sống tốt hơn, hay những bí quyết để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn?
Trong Những người gần như hoàn hảo, tác giả Michael Booth giải thích người Scandinavia là ai, họ khác nhau như thế nào và tại sao, cũng như nêu ra những điều kỳ quặc và yếu kém của họ. Trên hành trình ấy, một bức tranh đa sắc hơn, có thể tối màu hơn đã hiện lên và làm bừng tỉnh sự thiên lệch đậm màu hồng lạc quan trong các tin tức về khu vực Bắc Âu như ta thường biết. Đó là hành trình đi tìm sự thật về thứ phép màu mang tên Bắc Âu.
ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CỦA CHUYÊN GIA
“Một phân tích cực kỳ hài hước của Booth về Scandinavia…, mang đến một cái nhìn tổng quan toàn diện mà sắc bén về từng vùng đất được cho là may mắn nà Các chương sách thể hiện tình cảm rõ ràng của ông với vùng băng giá mà ông gọi là nhà, và dần khiến bản sắc của mỗi quốc gia ấy hiện ra rõ ràng hơn”.
The New York Times Book Review
TRÍCH ĐOẠN HAY
“Ở Phần Lan họ thể hiện tình cảm theo những cách khác. Ở đây, một người chồng có thể bày tỏ bằng cách sửa máy giặt”, Schatz nói. “Phải mất chút thời gian để hiểu và yêu quý người Phần Lan. Những ấn tượng đầu tiên là họ rất cứng nhắc trừ khi bạn đưa cho họ đồ uống có cồn và rồi họ sẽ trở nên rất nóng bỏng hoặc rất bạo lực. Nhưng khi tôi đến đây, tôi mới 25 tuổi nên điều đó hoàn toàn ổn với tôi”.
Theo Hall, một nền văn hóa “giàu ngữ cảnh” là nơi mọi người cùng chia sẻ những kỳ vọng, trải nghiệm, nền tảng, và kể cả gen di truyền giống nhau. Những con người như vậy cần đến ít sự giao tiếp bằng lời vì họ đã biết rất nhiều về nhau và những hoàn cảnh mà họ thường gặp. Trong nền văn hóa giàu ngữ cảnh, từ ngữ mang nặng ý nghĩa hơn, nhưng không cần đến nhiều lời nói. Trong một nền văn hóa nghèo ngữ cảnh, như London, nơi tồn tại hàng trăm quốc tịch, chủng tộc và tín ngưỡng khác nhau, họ cần giao tiếp bằng lời nhiều hơn để đảm bảo rằng mọi người hiểu được nhau. Càng ít điểm chung, càng ít sự mặc định ngầm được đưa ra, càng nhiều khoảng cách cần được lấp đầy. Ta có thể nói như thế về tất cả các quốc gia Bắc Âu, ở các mức độ khác nhau. Họ đều là những người tương đối đồng nhất và vì vậy nên giàu ngữ cảnh. Nhà nhân học xã hội người Na Uy Tord Larsen đã phát hiện ra một hiện tượng tương đồng ở Na
Uy, nơi mà vì mọi người đại thể đều giống nhau, nên “những nghịch lý và sự bất ngờ hiếm khi xảy ra”. Trong những xã hội giàu ngữ cảnh như Phần Lan và Na Uy, nhìn chung khá dễ dàng để dự đoán kiểu người mà bạn đang đối diện, họ đang nghĩ gì,
họ sẽ hành động và phản ứng như thế nào. Người Phần Lan gần như không cần phải nói chuyện với nhau. “Những mẩu hội thoại ngắn của người Phần Lan rất tối giản xét trên phương diện giao tiếp, nhưng có thể truyền tải lượng thông tin bằng với một cuộc đối thoại kéo dài hai phút”, Roman Schatz đồng thuận. “Bạn có thể ngồi im lặng cùng một
người Phần Lan trong vài phút và đột nhiên họ sẽ nói ‘Đưa tôi ly cà phê’, và bạn nghĩ rằng ‘Ồ, thẳng thừng ghê’, nhưng đó là vì chúng ta là bạn, chúng ta không cần nói ra mọi điều như người Anh, với những kiểu cách như ‘Hết sức phiền anh…’ và ‘Tôi thực sự vô cùng cảm ơn’”.
Một lần, khi bay ngang qua đất nước, tôi nhìn xuống Phần Lan đang chạy qua bên dưới. Tôi đã rất ấn tượng vì, mặc dù giữa sự hoang dã rừng rú của nó (75% Phần Lan là rừng núi hoang dã, thêm 10% khác là những hồ nước băng giá), thỉnh thoảng tôi vẫn phát hiện ra một tia sáng mặt trời phản chiếu từ
chiếc cửa sổ Velux của một ngôi nhà biệt lập, hay làn khói thoát lên từ một nhà tắm hơi, rõ ràng là cách rất xa sự văn minh. “Người Phần Lan thật bình an”, tôi tự nhủ, cảm thấy thoải mái một cách lạ kỳ bởi suy nghĩ đó, “khi không phải ở gần người hàng xóm nào”. Sự trầm lặng của người Phần Lan cũng có thể được hiểu là sự ngượng ngùng. Tiếng Phần Lan của từ ngượng ngùng, ujo, không mang ý tiêu cực như trong tiếng Anh, cũng tương tự như những từ vựng để chỉ “ngượng ngùng” trong các ngôn ngữ
vùng Bắc Âu khác. Ở khu vực này của thế giới, nơi sự khiêm tốn và bình đẳng rất được coi trọng, sự ngượng ngùng không bị coi là một bất lợi xã hội, mà thường được coi là phẩm chất thể hiện đức tính khiêm tốn, kiềm chế, sự sẵn lòng lắng nghe người khác.
Khía cạnh ấn tượng nhất trong sự thể hiện của người Phần Lan, trên cả sự xuất sắc tổng thể, toàn diện, là việc thành công của họ được trải đều trong tất cả các trường học: đó là đất nước có mức độ chênh lệch trong hiệu quả giữa các trường học nhỏ nhất: chỉ có 4% khác biệt trong kết quả giữa trường tốt nhất và trường tệ nhất. Những đất nước thành công khác – những đất nước khắt khe như Singapore, Đài Loan và Hồng Kông – tuyển chọn tốp sinh viên có kết quả xuất sắc nhất vào những trường chuyên đặc biệt; mức độ chênh lệch trong một trường học thì thấp, nhưng khi bạn so sánh kết quả giữa các trường với nhau, đặc biệt ở các khu vực khác nhau của đất nước, sự khác biệt là rất lớn. Tuy nhiên, ở Phần Lan, không quan trọng là bạn đi học ở một vùng xa xôi thuộc Lapland hay ở một khu ngoại ô Helsinki,
kết quả của con bạn vẫn được duy trì bất biến.
Điều này dường như không quan trọng, nhưng trong một khảo sát gần đây bởi Gallup về sự di cư trong nước, người Phần Lan xếp thứ ba, sau New Zealand và Mỹ, như những người có khả năng di chuyển từ thành phố này đến thành phố khác trong
khoảng thời gian năm năm cao nhất. Scheinin vì vậy tin tưởng rằng sự bình đẳng giữa các trường học trong nước có vai trò quan trọng. “Cứ mỗi 100 học sinh thì sẽ có vài đứa trẻ chuyển lớp, và nếu bạn cộng lại qua chín năm học, số đó sẽ chiếm một tỉ lệ đáng kể. Nếu cuối cùng môn toán của bạn lại có một lỗ hổng lớn [hậu quả của việc chuyển trường], bạn sẽ gặp phải rắc rối lớn”. Ông nói rằng bí quyết nằm ở chương trình học nhất quán, được thực hiện chặt chẽ, nơi những đứa trẻ bị tụt lại được phụ đạo một-một (khoảng một phần ba học sinh Phần Lan nhận được sự hỗ trợ này mỗi năm). Quan trọng không kém là sự quan tâm và nguồn lực dành cho những người làm công tác giáo dục. “Chúng tôi có số lượng khoa đào tạo giáo viên nhiều đến mức lố bịch ở khắp mọi nơi”,
như Scheinin nói. Ở Phần Lan, giảng dạy được coi là một nghề đáng kính trọng kể từ những ngày đầu tiên xây dựng hệ thống giáo dục đất nước trong nửa sau của thế kỷ 19, vì giáo viên đóng vai trò then chốt trong sự xuất hiện của đất nước với tư cách là
một quốc gia độc lập. Gần như không thể tưởng tượng nổi một bối cảnh như vậy khi tôi nhớ lại đám người tâm thần và quái dị đã dẫn dắt việc giáo dục của bản thân tôi, nhưng Phần Lan là một đất nước mà giáo viên từ lâu đã là những người anh hùng dân
tộc, đứng đầu trong việc định hình và phổ biến hình ảnh tự họa thịnh vượng của đất nước họ. Họ không khác gì những chiến binh đấu tranh cho sự tự do tri thức của đất nước. “Hồi đó việc quan trọng là xây dựng tư tưởng, xây dựng nhận diện, vì vậy họ đã tuyển dụng những giáo viên có thể tiên phong, để mang ngọn đuốc vào đất nước, vì vậy xét khía cạnh đó thì giảng dạy luôn có một niềm vinh quang nhất định”, Scheinin nói. Trước đó, giáo dục Phần Lan về cơ bản là giảng dạy những kỹ năng sống còn, mọi thứ từ nghề mộc đến khâu vá. Giáo viên đã được biết đến là “ngọn nến của nhân dân”, thắp sáng con đường dẫn đến sự tự tín nhiệm của Phần Lan. Giáo viên vẫn là một nghề nghiệp hấp dẫn. Hơn một phần tư số sinh viên Phần Lan tốt nghiệp coi giáo viên là lựa chọn hàng đầu. Không giống như ở Mỹ hay Anh, nơi mà những ứng viên ứng tuyển đào tạo giáo viên bị cho là những trí thức nửa mùa, thì ở Phần Lan, nghề sư phạm thu hút các sinh viên sáng giá nhất.
Ở Phần Lan, các khóa đào tạo giáo viên có thể khó hơn cả các khóa học luật hay y. Chúng thường xuyên bị đăng ký quá mức với hệ số mười, đôi khi nhiều hơn. Ở Đại học Helsinki hai năm trước đây, có 2.400 sinh viên ứng tuyển vào 120 vị trí trong chương trình thạc sĩ. Kể từ năm 1970, toàn bộ giáo viên Phần Lan đã được yêu cầu học đến bậc thạc sĩ với sự hỗ trợ của chính phủ. “Tất cả các giáo viên Phần Lan đều tiếp cận việc đào tạo của họ dựa trên sự nghiên cứu. Họ không chỉ được dạy cách giảng dạy, họ được dạy cách suy nghĩ phản biện về những điều mình làm”, Scheinin nói.
Lagom là một mật mã quan trọng khác của người Thụy Điển. Nó có nghĩa là “khiêm tốn”, “biết
điều”, “công bằng”, “hành động theo thói thường”, “lý trí”. Mặc dù rõ ràng nó hợp với học thuyết chủ nghĩa Luther, từ nguyên gốc của nó được cho là bắt nguồn từ lâu trước đó, từ những người Viking. Truyền thuyết kể rằng khi họ chia nhau một chiếc
sừng đựng rượu mật ong xung quanh lửa trại, những con người Viking lịch thiệp, biết quan tâm và chia sẻ đó luôn ghi nhớ để không uống quá nhiều trước khi chuyển cốc sang cho người hàng xóm (sau đó ra ngoài và sửng cồ lên với bất kỳ ai). Laget om được dịch nôm na là “chuyền tay nhau”; theo thời gian nó được cho là đã biến đổi thành lagom, ngày nay ngụ ý về một sự chừng mực tập thể, tự áp đặt.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | OMEGA PLUS+ |
---|---|
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 520 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Lao Động |
SKU | 1276751726188 |
dk national geographic thế giới như tôi thấy chủ nghĩa khắc kỷ carl jung thực tại không như ta tưởng khắc kỷ tâm lý học tội phạm luật tâm thức tù nhân của địa lý hành trình của linh hồn lịch sử tự nhiên luat-tam-thuc-giai-ma-ma-tran-vu-tru lịch sử chính trị súng vi trùng và thép bí ẩn mãi mãi là bí ẩn những tù nhân của địa lý tương lai sau đại dịch covid quảng trường và toà tháp asean diệu kỳ đá quý và khoáng sản tất tật về nàng dâu albert einstein lịch sử nghệ thuật tại sao phương tây vượt trội lịch sử của trà michio kaku nguồn gốc muôn loài bảng tuần hoàn hóa học những nhà khoa học thay đổi lịch sử