Ngôi Nhà Nơi Trú Ngụ Của Trái Tim - Tâm Lý Học Nhà Ở Và Nội Thất

Mô tảGiới thiệu  MÔ TẢ SẢN PHẨM :TÂM HỒN CẦN THIẾT CỦA MỘT NGÔI NHÀ LÀ GÌ?Từ công năng đến văn hóa tinh thầnCác đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cận đại không chỉ nghiên cứu tính an t...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Ngôi Nhà Nơi Trú Ngụ Của Trái Tim - Tâm Lý Học Nhà Ở Và Nội Thất

  • Mô tả
  • Giới thiệu

 

 

MÔ TẢ SẢN PHẨM :

TÂM HỒN CẦN THIẾT CỦA MỘT NGÔI NHÀ LÀ GÌ?

Từ công năng đến văn hóa tinh thần

Các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cận đại không chỉ nghiên cứu tính an toàn, tính công năng mà còn yêu cầu phải giải quyết các vấn đề khác liên quan đến văn hóa và sự thoải mái. Ngày nay, nhà ở ngoài việc đảm bảo chức năng của một nơi trú ngụ an toàn khi có động đất hỏa hoạn, là nơi để tiện nấu nướng lau chùi thì một ngôi nhà có thiết kế mở hay một ngôi nhà sang trọng cũng đang ngày càng được chú trọng. “Ngôi nhà - nơi trú ngụ của trái tim” lý giải sâu sắc tâm lý của con người thông qua thiết kế của ngôi nhà. Nếu nghiên cứu mối quan hệ mang tính tâm lý giữa con người với con người thì vấn đề về văn hóa và sự thoải mái sẽ được sáng tỏ tới đâu? Cuốn sách này bàn về tâm lý con người từ nhiều góc độ khác nhau liên quan đến tâm lý giữa con người với con người, tâm lý giữa con người với không gian, tâm lý tầng sâu và mối quan hệ với nhà ở, tâm lý xu thế liên quan đến các hiện tượng bề nổi, nhà ở và nội thất thông qua những ví dụ cụ thể.

Về tâm lý giữa con người với con người, tôi chọn sự riêng tư trong khu dân cư để làm đối tượng điều tra và đây cũng chính là mấu chốt của toàn bộ nghiên cứu này. Đầu tiên, riêng tư là vấn đề về cái nhìn giữa con người với con người, được điều chỉnh bằng sự khách khí dựa vào mối quan hệ thứ bậc, hay bằng cảm giác an tâm dựa vào mức độ thân thiết. Mối quan hệ thứ bậc được xác định bởi thứ tự của vị trí đứng và phân chia ranh giới (lãnh thổ). Cụ thể, nếu lúc nào chúng ta cũng sinh hoạt và trông coi phía trước nhà mình thì dần dần sẽ hình thành ranh giới. Từ đó, những người lạ đi qua sẽ bắt đầu ngại ngùng với ranh giới đã được chúng ta tạo ra, đồng thời khiến ta cảm thấy có uy thế hơn họ. Quan điểm này chính là “tiếp điểm” nghiên cứu giữa cách thức sử dụng và tâm lý, từ đó lý giải các vấn đề về tâm lý của người dùng. Nhờ thiết kế mở cho ngôi nhà mà quan điểm vừa bảo vệ được sự riêng tư vừa xây dựng được khu dân cư với bầu không khí vui tươi, nhộn nhịp đã ra đời, từ đó giúp tôi có thể mạnh dạn đưa ra một số phương án thiết kế cho những ngôi nhà trung tầng và cao tầng.

Về tâm lý giữa con người và không gian, tôi chọn vấn đề nội thất bên trong ngôi nhà để phân tích, trong đó bao gồm cả mối quan hệ giữa các cá nhân và thứ tự vai vế giữa các thành viên trong gia đình. Ngày nay, không gian được yêu thích là những không gian mở, có nhiều ánh sáng và tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. Tuy nhiên, điều tra nghiên cứu của tôi đã chứng minh được rằng, nếu những người sống trong ngôi nhà đó có thêm nhiều hình dung cụ thể về không gian thì họ sẽ biết cách sử dụng các tính năng của không gian đó một cách hiệu quả nhất để từ đó có những đánh giá khách quan hơn.

Về cách hình dung không gian này, tôi dành thời gian phân tích thứ tự vai vế giữa người này và người kia và mối quan hệ với đối phương thông qua những biểu hiện về mặt không gian, với vai trò là tâm lý không gian. Bên cạnh đó, tôi cũng làm rõ đặc điểm không gian thông qua các ký hiệu văn hóa như tokonoma hay lò sưởi, với vai trò là tâm lý tầng sâu. Có nghĩa là, những tiêu chuẩn trong thước đo tâm lý như “sáng - tối“, “mở - đóng“, “thứ tự cao - thấp“ xuất phát từ tâm lý hoặc sự thoải mái tuyệt đối như “ánh sáng vừa đủ“, “thoải mái vừa đủ“, “quan hệ thân thiết vừa đủ“.

Tuy nhiên, tùy vào đối tượng là người Tokyo hay người Osaka, người Nhật hay người nước ngoài mà ý nghĩa truyền tải của các ký hiệu văn hóa lại khác nhau, tức nó không mang ý nghĩa tuyệt đối. Ký hiệu văn hóa là thứ mà kể từ khi sinh ra chúng đã được ông bà, cha mẹ truyền đạt lại. Sau đó chúng lưu giữ sâu bên trong bộ não và vô thức, chúng đọng lại trong trái tim và tâm hồn chúng ta. Một người lưu giữ nhiều ký hiệu văn hóa thì khi họ nhìn thấy những điều mang ý nghĩa vô cùng quan trọng, tâm hồn họ sẽ tự nhiên bị lay động.

Từ góc độ mang tên tâm lý học tầng sâu đó, tôi chọn phân tích những ngôi nhà truyền thống điển hình của người Nhật, chẳng hạn như nhà cổ truyền vùng nông thôn, kiểu nhà phố hay kiểu nhà có hành lang giữa. Ngoài ra, tôi chọn kiểu nhà có sân vườn ở giữa của Hàn Quốc làm đối tượng điều tra so sánh. Những ngôi nhà truyền thống có các không gian đặc sắc như sảnh sinh hoạt, vườn hành lang, hành lang giữa, sân giữa, đồng thời mang kết cấu kiến trúc rõ ràng. Tuy nhiên, trong các ngôi nhà hiện đại ngày nay, hành lang giữa ngày càng bị thu nhỏ, chưa kể bộ khung phân chia các không gian cũng bị lược bỏ đi rất nhiều. Vì vậy, phòng khách trở thành không gian ấn tượng nhất trong các ngôi nhà hiện đại và tôi cho rằng, ý nghĩa về mặt không gian này sẽ tác động đến bộ khung của những ngôi nhà hiện đại. Bên cạnh đó, nhà ở hiện đại chú trọng vào công năng của từng không gian khiến cho các yếu tố văn hóa dần mờ nhạt đi cũng là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng cần phải suy ngẫm.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hình ảnh sản phẩm

Ngôi Nhà Nơi Trú Ngụ Của Trái Tim - Tâm Lý Học Nhà Ở Và Nội Thất
Ngôi Nhà Nơi Trú Ngụ Của Trái Tim - Tâm Lý Học Nhà Ở Và Nội Thất

Giá NEIROH

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhCông ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Văn hóa Hà Nội
Ngày xuất bản2023-08-23 10:18:00
Loại bìaBìa mềm
Số trang281
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Xây Dựng
SKU4470898806971
Liên kết: Kem xả phục hồi và ngăn gãy rụng Dr. Belmeur Derma Repair Treatment The Face Shop (200ml)