MỤC ĐÍCH BIÊN TẬP
Sự hình thành và phát triển Phật giáo Bộ phái là sự mở màn cho Phật giáo Ấn Độ hướng đến phương diện tư duy mang tính logic Triết học. Vì Phật giáo Nguyên thuỷ mặc dù mang đậm nét hệ thống giáo lý thiên về luân lý đạo đức, nhưng trong ấy hàm chứa giáo lý nền tảng cho sự phát triển mọi hệ tư tưởng cho thời kỳ Phật giáo Bộ phái.
Bất kỳ một hệ tư tưởng nào, lúc đầu mang tính đơn thuần, nhung sau khi trải qua quá trình truyền thừa và phát trỉến, không sao tránh khỏi phát triến theo xu hướng càng về sau càng phức tạp và hệ thống hoả. Cụ thể như Triết học Hy Lạp hay Nho giảo ở Trung Quốc cũng phát triên theo xu thế này. Sự phát triến của Phật giáo cũng không ngoại lệ.
Nếu như Phật giáo không trải qua giai đoạn tư duy thảo luận của Phật giảo Bộ phái thì tư tưởng đặc sắc (Đại thừa) của Phật giáo không thể xuất hiện, ngay cả Phật giáo cũng không cách nào trở thành hệ thống tư tưởng hay một tôn giáo mang tính vĩ đại nhất của nhân loại. A-tỳ-đạt-ma cũng theo sự phát triển này mà hình thành và phát triển, nó là nguồn tư liệu hàm chứa nội dung tư tưởng mang tính tiêu biểu cho thời kỳ Phật giảo bộ phải. A-tỳ-đạt-ma còn là nguồn tư liệu biếu thị cách suy tư và biện luận mang tỉnh đặc thù của người Ấn Độ. Không chỉ có thế, A-tỳ-đạt-ma còn là nguồn tư liệu cho chúng ta tìm hiểu sự tương đồng và dị biệt cách tư duy giữa người Ấn và Hy Lạp. Có thế nói A-tỳ-đạt-ma là kết tinh trí tuệ của nhân loại, là cơ sở để hình thành tư tưởng Phật giảo Đại thừa về sau. A-tỳ-đạt-ma đóng vai trò khá quan trọng trong việc phát triển Phật giáo.
Ở thời cận đại, việc nghiên cứu Phật học có sự thành tựu đáng kể, chủ yếu giới nghiên cứu đánh giá đúng và làm rõ giai đoạn Phật giáo Bộ phái này. Do vậy, chúng ta muốn làm rõ sự dị biệt về tư tưỏng giữa Phật giảo Đại thừa và Phật giáo Bộ phái - A-tỳ-đạt-ma điều cần phải làm là tiến hành so sánh, phân tích hai nguồn tư liệu này. Không chỉ có thể mà qua công tác này, nó cũng cho chúng ta thấy rõ hệ thống tư tưởng Phật giáo.
Đối với phương diện nghiên cứu Phật giáo Bộ phái, có thế nói giới nghiên cứu Phật học Trung Quốc vần chỉ là bước khởi đâu. Từ thực tế cho thấy, bắt đầu từ năm 1920 về sau, có không ít người nỗ lực nghiên cứu Phật học, mãi cho đến khoảng thời gian 1960 trong Phật giảo, HT. Ấn Thuận xuất bản hai tác phẩm khá quan trọng là: 1.“Lịch sử Biên tập Thảnh điển Phật giáo Nguyên thuỷ” và 2.“Nghiên cứu về các Luận sư và Luận thư của phái Hữu bộ ”. Trong đó làm rõ vai trò khá quan trọng và các tác phẩm đồ sộ về A-tỳ-đạt-ma. Hai tác phẩm này đã đóng góp cho nền Phật giáo Trung Hoa khá đặc biệt, nhưng thành quả này khá khiêm tốn so với nhu cầu trong thực tại. Nhưng dù sao đi nữa đó cũng là thành tựu không nhỏ trong sự nghiệp nghiên cứu Phật học.
Ở đây, tác phẩm này (Bộ Phái Phật giảo - A-tỳ-đạt- ma) với nội dung thu thập các bài viết về A-tỳ-đạt-ma và Bộ phái, với nội dung của nó mặc dù không thể so sánh với tác phẩm nghiên cứu xuyên suốt mang tính hệ thống, nhưng xem đó như là tác phâm đầu tiêu nghiên cứu về Phật học mang tính nhập môn của người Trung Quốc (Đài Loan), với nội dung giới thiệu một cách đơn giản hay sự phân tích chi tiết về Phật giáo Bộ phái hay A-tỳ-đạt-ma mang tính học thuật. Nếu như chủng ta dựa vào từ những bước sơ khai này tiến hành nghiên cứu sâu hơn, tôi tin rằng trong tương lai sẽ xuất hiện những tác phẩm có giá trị, đồng thời tạo thành phong trào nghiên cứu Phật học cho Phật giáo chúng ta.
Chủ biên
Trương Mạn Đào
Lời người dịch
Tác phẩm này được biên tập ở tập thứ 95 trong bộ: “Hiện Đại Phật giáo Học thuật tùng khan” do Trương Mạn Đào chủ biên, với nội dung tập hợp các bài nghiên cứu của các học giả trên thế giới, nhất là các nhà nghiên cứu người Hoa và Nhật, chuyên đề thảo luận hai phương diện:
Ở Việt Nam, hai lĩnh vực nghiên cứu này rất ít người quan tâm, nhưng từ góc độ lịch sử phát triển tư tưởng Phật giảo thảo luận thì Bộ phái Phật giảo hay nói đúng hơn các bộ luận của các Bộ phái Phật giáo là gạch nối giữa Phật giáo Nguyên thủy và Đại thừa. Nói cách khác, tư tưởng Phật học của các bộ phái là kế thừa và phát huy tư tưởng Phật giảo Nguyên thủy, cũng là đối tượng phê phán của Phật giảo Đại thừa, lại là nền tảng cho sự hình thành tư tưởng Phật giáo Đại thừa…
Giám Đốc TT Nghiên Cứu Phật Học Hán Truyền
TS. TT. Thích Hạnh Bình
MỤC LỤC
Mục đích biên tập
Lời người dịch
Tác giả: Thuyền Am
2 . Từ tính cách của đệ tử Phật thảo luận đến nguồn gốc bộ phái
Tác già: Long Tuệ
Tác giả: Kimura Taiken
Tác giả: Hoàng Phi
Tác giả: Vi Phang
Tác giả: Lưomg Khải Siêu
Tác già: Lữ Trừng
Tác giả: Lữ Trừng Ý nghĩa Kinh bộ
Tác già: Lưu Định Quyền
Tác già: Lữ Trừng
Tác giả: Hà Tải Dương
Tác giả: Lữ Trừng
Tác giả: Lữ Trừng
Tác giả: Kimura Taiken
Tác giả: Kimura Taiken
Tác giả: Kimura Taiken
Tác giả: Ấn Thuận
Tác giả: Ngụy Thiện Thầm
Tác giả: Lương Khải Siêu
Tác giả: Lương Khải Siêu
Tác giả: Diệp Vận
Tác giả: Lữ Trừng
Tác giả: Mizuno Kõgen
Tác giả: Trương Nhĩ Điền
Tác giả: Tá Bá Lương Khiêm
Tác giả: Đàm Ma Kết
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam |
---|---|
Ngày xuất bản | 2019-09-11 13:26:49 |
Kích thước | 14,5x20,5 cm |
Dịch Giả | Thích Hạnh Bình, Thích Huệ Hải |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 628 |
SKU | 6794350458065 |
osho thích nhất hạnh thần số học luật tâm thức hành trình của linh hồn huyền thuật và các đạo sĩ tây tạng sách thả trôi phiền muộn ngọc sáng trong hoa sen hành trình về phương đông nguyên phong hoa sen trên tuyết hiểu về trái tim không giới hạn năng đoạn kim cương luật hấp dẫn nếu biết trăm năm là hữu hạn suối ngùôn kiếp nào ta cũng tìm thấy nhau con đường hồi giáo tất cả chỉ là ý nghĩ dao muôn kiếp nhân sinh phần 2 khổ nhỏ thiền sách muôn kiếp nhân sinh đường nào cũng trong lòng bàn tay muôn kiếp nhân sinh 1 muôn kiêpa nhân sinh 2 sách muôn kiếp nhân sinh nguyên phong tập 2 tử thư tây tạng