Pháp Hoa Kinh Thông Nghĩa (Bộ 3 tập)
Lời Tựa
Thuở xưa, ngài Thiên Thai Trí Giả đại sư chuyên trì kinh Pháp Hoa, chứng được Pháp Hoa tam-muội. Ngài thấy được hội Linh Sơn nghiễm nhiên chưa tan, bèn thông dùng ba pháp quán (chơn, giả, trung) để giải thích toàn thể kinh Pháp Hoa, nhẫn đến bách giới thiên như, tổng quy về nơi quán tâm. Trong bộ Huyền Nghĩa và Thích Thiêm rất là tinh tường. Chỉ vì văn thì quá rộng mà nghĩa lý lại rất sâu, khiến cho người kiến thức cạn khó (vào) thấy được, đại khái rất rườm rà, mà hàng Tổng môn chuộng đó lại rất ít. Ngài Ôn Lăng thiền sư ban đầu làm yếu giải văn gọn mà nghĩa tột, gá nơi sự để tiêu biểu cho pháp, thanh nhã mà có chỉ quy. Vả lại, tông nghĩa của Hoa Nghiêm, là một kinh ban đầu, và một kinh rốt sau (Pháp Hoa) rất là vừa đúng. Bởi ý chỉ nơi giản yếu nên chưa phát huy hết thủy chung nguyên bổn. Do đó, người đọc chưa có thể thấu suốt được ý chỉ nguyên thủy yếu chung. Tóm lại có hơi thiếu sót vậy.
Nhưng có hai nhà phán kinh toàn bộ (ngài Thiên Thai và Ôn Lăng) đều lấy tám phẩm sau chung nhập làm phần lưu thông, in tuồng như chưa thông suốt được quy thú. Người học nhìn lướt qua cho là tầm thường, đến nỗi ý của Phật chưa thông mà chỉ thú của kinh cũng chưa rõ, ở nơi văn tự đều cho là rườm rà. Đức Thanh tôi từ thuở nhỏ đã vào hội giảng kinh, chỗ nghe và chỗ học tập chẳng đồng, mà trộm có ý nghi nên thường để tâm tham cứu. Ngày trước, nhờ ơn khi bị lưu đày, trước nhục với ngài Đạt Quán thiền sư lúc nghe tôi mắc nạn, nên vì tôi mà hứa tụng một trăm bộ Pháp Hoa để tiêu tội đời trước. Trên đường lưu đày, bèn mở đạo tràng ở những nơi cao ráo hợp các đệ tử lại để trì tụng. Chúng thỉnh giảng thuyết một vòng, bỗng nhiên có chỗ khế hội, bèn dùng bốn chữ “khai thị, ngộ, nhập” để phán toàn kinh Pháp Hoa. Mọi người đều vui đẹp, nhân đó biên ra thành tập, trước sau xuyên suốt, rồi dùng bốn môn “tín, giải, hạnh, chứng” của Hoa Nghiêm để thâu đó, lược không còn pháp nào thừa.
Thỉnh hỏi các bậc cao minh thì trong đó có người hứa khả. Nhân nghĩ đến phần đại cương, dù đã nắm được để chia phẩm mục, mà kinh thì chưa hội thông, chẳng tiện cho hàng sơ học. Thế nên, tôi thuật phẩm tiết để trình bày ý chỉ toàn kinh, vẫn còn lược mà chưa rõ. Bởi vì Tổng Hoa Nghiêm phát minh “đức Như Lai xuất thế là vì một đại sự nhân duyên”. Ở phẩm Phương Tiện, đức Như Lai đã tự thuật rất rõ, vì thứ lớp truyền nhau không rõ nơi đầu nguồn, thế nên, người học chẳng khỏi trống ra biển mà than vậy. Do đó, nay tôi lại làm bộ “Thông Nghĩa”. Bởi tôn trọng bậc cổ đức và các bộ giải xưa, chẳng dám vọng làm giải thích. Chỉ hội thông toàn kinh, để quy về nơi “khai thị ngộ nhập Phật tri kiến”, hầu phát minh ý chỉ rộng lớn trước sau xuyên suốt của kinh Hoa Nghiêm, để đề xướng bổn hoài xuất thế của Như Lai. Nếu hiệp các dòng mà quy về nơi biển cả thì trọng ở cương Tông, mà văn ngôn có thể lược, cho nên thông đại nghĩa kia dù chế ra chẳng theo nơi xưa, mà lý thì có chỗ sở Tông. Trông mong người xem không vì người mà bỏ lời thì cái tội lấn lướt người trên của tôi có thể tha thứ được vậy.
Hám Sơn Đức Thanh
Hân tịnh Tỷ-kheo Thích Trí Tịnh dịch
----------------------
Trích "Phần Tổng Hiển - Phẩm Tựa":
Chánh Văn:
1. Tôi nghe như thế này: Một thuở nọ đức Phật ở trong núi Kỳ-xà Quật, nơi thành Vương-xá cùng chúng đại Tỷ-kheo một muôn hai nghìn người câu hội. Các vị đó đều là bậc A-la-hán, các lậu đã hết, không còn phiền não, việc lợi mình đã xong, dứt sự ràng rịt trong các cõi, tâm được tự tại. Tên của các vị đó là: A-nhã Kiều-trần-như, Ma-ha Ca-diếp, Ưu-lầu-tần-loa Ca- diếp, Dà-gia Ca-diếp, Na-đề Ca-diếp, Xá-lợi-phất, Đại Mục-kiền-liên, Ma-ha Ca-chiên-diên, A-nậu-lâu- đà, Kiếp-tân-na, Kiều-phạm-ba-đề, Ly-bà-đa, Tất- lăng-già-bà-ta-bạc-câu-la, Ma-ha Câu-si-la, Nan-đà, Tôn-đà-la Nan-đà, Phú-lầu-na-di-la-ni-tử, Tu-bồ-đê, A-nan, La-hầu-la v.v... đó là những vị đại A-la-hán hàng tri thức của chúng. Lại có bậc hữu học và vô học hai nghìn người.= Bà Tỷ-kheo-ni Ma-ha Ba-xà-ba-đề cùng với quyền thuộc sáu nghìn người câu hội. Mẹ của La-hầu-la là bà Tỷ-kheo-ni Gia-thâu-đà-la cũng cùng với quyến thuộc câu hội.
Giảng Giải:
Đây là nghi thức kết tập Pháp tạng, là lúc đức Thế Tôn sắp nhập diệt, ngài A-nan thưa lời dạy tối hậu, phần để nơi đầu chung của các kinh, đủ như các kinh thường trình bày. Chỉ Phật thuyết pháp, đều gọi là xứng với cơ nghi, những chúng được liệt bày ra, lấy hàng đương cơ làm đầu. Kinh Pháp Hoa này là pháp tối thượng Nhất thừa để dạy hàng Bồ-tát, mà đem hàng Thanh văn để ở đầu đó là do vì nay dạy về “Khai Quyền hiển Thật”, đặc biệt vì dẫn nhiếp hàng Nhị thừa vào Phật tri kiến, thọ ký thành Phật, cho nên mới có làm bậc thượng thủ. Nếu luận về khen nơi đức, thì nói các lậu đã hết tâm được tự tại, đó là chánh hiển bày hàng Nhị thừa tâm đã được điều nhu, kham lãnh thọ đại pháp, đây chính là lúc căn cơ đã được thuần thục đắc đạo, nên ở dưới đây mới liệt kê ra các đệ tử là những người đó. Hàng hữu học Tỷ-kheo-ni v.v... cũng để ở đầu đó là do đức Phật giáo hóa có Nhân, có Thân. Những người khác đều thuộc về Nhân, còn ở đây là thuộc về Thân. Nhân duyên Phật tánh chính là ở đây đó vậy. Đến dưới đây đều được thọ ký là vì liễu nhân Phật tánh hiển liễu, đó là làm việc lợi ích chúng sinh đã xong.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Cty Cửu Đức |
---|---|
Loại bìa | Bìa mềm |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Hồng Đức |
SKU | 2609875377236 |
osho thích nhất hạnh thần số học luật tâm thức hành trình của linh hồn huyền thuật và các đạo sĩ tây tạng sách thả trôi phiền muộn ngọc sáng trong hoa sen hành trình về phương đông nguyên phong hoa sen trên tuyết hiểu về trái tim không giới hạn năng đoạn kim cương luật hấp dẫn nếu biết trăm năm là hữu hạn suối ngùôn kiếp nào ta cũng tìm thấy nhau con đường hồi giáo tất cả chỉ là ý nghĩ dao muôn kiếp nhân sinh phần 2 khổ nhỏ thiền sách muôn kiếp nhân sinh đường nào cũng trong lòng bàn tay muôn kiếp nhân sinh 1 muôn kiêpa nhân sinh 2 sách muôn kiếp nhân sinh nguyên phong tập 2 tử thư tây tạng