"Rắc Rối Giới" của NXB Phụ Nữ là bản dịch đầu tiên của công trình này tại Đông Nam Á. Đây được coi là “một trong những công trình nghiên cứu về nữ quyền và lệch pha được trích dẫn nhiều nhất trong lịch sử “
[]
"Chính vì “giới tính nữ” (female) hình như không còn là một khái niệm ổn định, ý nghĩa của nó cũng trở nên rắc rối, lỏng lẻo như “giới nữ” (woman). Và bởi vì cả hai thuật ngữ này chỉ trở nên rối rắm khi biểu thị các mối quan hệ, Rắc rối giới tập trung vào phân tích giới và các quan hệ mà giới gợi ra. Ngoài ra, lý thuyết nữ quyền không cần phải trả lời những câu hỏi về tính đồng nhất chủ đạo để có thể tiếp tục hoạt động chính trị nữa. Thay vào đó, chúng ta nên hỏi rằng khi phê bình một cách căn bản các phạm trù tính đồng nhất, chúng ta sẽ mời gọi những khả thể chính trị gì? Có hình thái chính trị mới gì xuất hiện, khi tính đồng nhất không còn đóng vai trò nền tảng chung trong diễn ngôn chính trị nữ quyền? Và nỗ lực định vị một tính đồng nhất chung làm nền tảng cho chính trị nữ quyền ngăn cản chúng ta thẩm tra một cách căn bản ngay chính sự kiến tạo và điều hướng tính đồng nhất mang nặng tính chính trị như thế nào?" (Trích Lời tựa)
"Rắc rối giới cố gắng xác định chỗ đứng cho những vị trí nằm trên đường biên sống còn của đời sống học thuật. Vấn đề không phải là để tiếp tục sống bên lề, mà để tham gia vào bất cứ một mạng lưới hay vùng ngoại biên nào nảy sinh từ các trung tâm học thuật quyền uy và góp phần dịch chuyển chúng. Sự phức tạp của giới đòi hỏi một tập hợp diễn ngôn đa ngành và hậu ngành để kháng cự việc thuần hóa nghiên cứu giới và phụ nữ trong học thuật, cũng như đổi mới ý niệm về phê bình nữ quyền.” (Trích Lời tựa [1990])
“Dù khen hay chê, nhiều độc giả phê bình Rắc rối giới khó đọc. Thậm chí một số người còn cảm thấy kỳ lạ và tức giận khi một cuốn sách khó tiêu thụ như vậy lại trở nên 'nổi tiếng' đến thế theo tiêu chuẩn học thuật. Cuốn sách của tôi khiến nhiều người ngạc nhiên có lẽ vì chúng ta đã đánh giá thấp độc giả. Trên thực tế, độc giả có đủ khả năng và ham muốn đọc những văn bản phức tạp và thách thức, khi sự phức tạp có lý do của nó, khi sự thách thức có mục đích chất vấn những sự thật hiển nhiên, khi tính hiển nhiên của những sự thật ấy quả thật đang áp bức người khác.” (Trích Lời tựa [1999])
“Rắc rối giới là tác phẩm kinh điển theo nghĩa hay nhất: đọc lại cuốn sách này, cũng như đọc nó lần đầu tiên, sẽ định hình lại các phạm trù mà ta trải nghiệm, thực hiện đời sống và cơ thể mình.” - Donna Haraway, Đại học California, Santa Cruz
Sinh năm 1956, hiện giảng dạy tại khoa Văn học so sánh và chương trình Lý thuyết phê phán tại Đại học California, Berkeley. Bà là một triết gia, nhà nghiên cứu giới rất có ảnh hưởng, đồng thời là người luôn ủng hộ một đời đáng sống dành cho con người (đặc biệt là phụ nữ, người không theo quy chuẩn giới thông thường, người thuộc nhóm thiểu số về tính dục). Yêu sách của Antigone (Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam xuất bản, 2021) là công trình đầu tiên của Judith Butler được Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh dịch sang tiếng Việt.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | NXB Phụ Nữ |
---|---|
Loại bìa | Bìa mềm |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Phụ Nữ |
SKU | 1956938243857 |
aristotle socrates émile hay là về giáo dục hồ chí minh bàn về tự do chu dịch huyền giải tư tưởng hồ chí minh thần thoại sisyphus chính trị alain de botton thế giới như tôi thấy suy ngẫm cuối cùng vào buổi tối chủ nghĩa khắc kỷ zarathustra phong cách hồ chí minh lý minh tuấn năng lực tinh thần triết học cái ác một chỉ dẫn cho người bị bối rối khắc kỷ từ zeno đến marcusaurelius dịch học tinh hoa nỗi lo âu về địa vị triết học giáo dục kant zarathustra đã nói như thế nhà tư tưởng lớn nỗi lo âu về địa vị - alain de botton 60 phút adam smith trong 60 phút