Picasso Và Bức Tranh Khiến Thế Giới Sửng Sốt

Thương hiệu: Miles J. Unger | Xem thêm các sản phẩm Sách Luyện Thi Đại Học - Cao Đẳng của Miles J. Unger
Picasso thường được biết đến như một thiên tài, một bậc thầy sáng tạo của thế kỷ 20 vì tên tuổi ông gắn liền với sự ra đời của trường phái Lập thể – bước chuyển đột phá trong dòng chảy nghệ thuật nói ...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Picasso Và Bức Tranh Khiến Thế Giới Sửng Sốt

Picasso thường được biết đến như một thiên tài, một bậc thầy sáng tạo của thế kỷ 20 vì tên tuổi ông gắn liền với sự ra đời của trường phái Lập thể – bước chuyển đột phá trong dòng chảy nghệ thuật nói chung và Nghệ thuật Hiện đại nói riêng. Chủ nghĩa Lập thể phá vỡ nguyên tắc tạo hình truyền thống của hội họa từ hàng thế kỷ trước, khiến những hình khối, mảnh ghép và góc cạnh của đối tượng được trưng bày dưới lăng kính không-thời gian trên mặt phẳng tranh, mà bức tranh Những cô nàng ở Avignon đầy táo bạo đã đánh dấu thời khắc ấy.

Người ta thường biết đến một Picasso đầy tài năng và có phần kiêu ngạo – người hiểu rõ sức mạnh nghệ thuật và sự quyến rũ của bản thân; nhưng có lẽ ít ai hiểu rõ những khía cạnh nhạy cảm, phức tạp, những góc tối ẩn giấu sâu trong tâm hồn ông. Để đến được với Những cô nàng ở Avignon, cuốn sách dẫn ta quay ngược thời gian khám phá cuộc sống luôn nằm giữa hai thái cực và những mâu thuẫn của người họa sĩ – tuổi thơ bao bọc bên gia đình nhưng trưởng thành sớm vì áp lực; đời sống lãng tử thỏa mãn tinh thần mà túng thiếu về vật chất; luôn quan sát ít nói nhưng ánh mắt toát ra năng lượng thu hút lôi cuốn; tình bạn song hành với sự cạnh tranh cùng những tài năng đương thời; thờ ơ trước danh tiếng nhưng luôn tin sứ mệnh của mình là người dẫn đầu làn sóng Tiên phong; sức kiến tạo tột bậc bung ra khi lật đổ và hủy diệt các quy tắc nền tảng – rồi từ đó trả lời được câu hỏi rằng liệu sự thỏa hiệp của một thiên tài – liệu một Picasso khác – có mang lại điều gì sửng sốt hay không?

ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA

“Sự ra đời của chủ nghĩa Hiện đại một thế kỷ trước là một trong những thời khắc lịch sử vĩ đại nhất của quá trình phân nhánh sáng tạo, cũng như vật lý của Einstein, âm nhạc của Stravinsky, và các văn phẩm của Joyce và Proust. Một điểm sáng lớn là bức tranh đáng kinh ngạc của Picasso, và Miles Unger thể hiện đồng thời sự kịch tính và vẻ rực rỡ của sáng tạo đó trong cuốn sách ly kỳ này.”
– Walter Isaacson, tác giả cuốn sách Leonardo da Vinci

“Mê mải Cuốn sách tâm huyết này là một ghi chép chân thực và nhiệt thành về một bức tranh có ảnh hưởng lâu dài tới thế giới nghệ thuật ngày nay.”
– Publishers Weekly

TRÍCH ĐOẠN HAY

Chương 1:

“Khi còn trẻ, ông đã đi bộ khắp Paris với đôi giày thủng mà ông không có đủ tiền để sửa, để sự náo nhiệt của thành phố sôi động nuôi dưỡng cảm hứng cho mình. Đi bộ không chỉ là phương sách cuối cùng của người thanh niên nghèo; nó còn là một phương thức giúp ông nhận biết và thấu hiểu, một dạng nhận thức luận. Nó mang đến cho nghệ thuật của ông những kết cấu và chất liệu thiết yếu.”

“Ông nhận ra, quá khứ sẽ mãi nằm ngoài tầm với, ngay phía bên kia cái rào cản không thể nào vượt qua. Sống, đồng nghĩa với việc phải lắng nghe tiếng những cánh cửa đóng sầm lại, những hành lang tối đồng vọng niềm luyến tiếc về những lựa chọn không bao giờ có thể làm lại được; mũi tên thời gian chỉ quay về một hướng duy nhất, và khả năng của trí nhớ để xoay ngược dòng chảy chỉ là điều huyễn hoặc.”

“Sắp đặt cuộc chạm trán giữa người tình trẻ với nỗi bất hạnh tàn tạ của một người phụ nữ chính là cách tiếp cận cuộc sống và nghệ thuật rất đặc trưng của Picasso, cả hai đều được nhào nặn từ chính những ám ảnh của ông. Tình dục và cái chết – Eros và Thanatos của Freud – cái đẹp và cái gớm ghiếc: những thế lực đối nghịch này, bị ràng buộc với nhau, chính là những nhân tố tạo thành thế giới của chúng ta.”

“[] mặc dù Pablo đã được tán tụng từ ít nhất là 30 năm trước khi gặp tôi, ông ấy vẫn là người đàn ông cô độc nhất trong thế giới nội tâm của mình, thế giới đã ngăn cách ông khỏi đội quân hùng hậu những người mến mộ và những kẻ xu nịnh vây quanh. ‘Dĩ nhiên là người ta thích tôi; thậm chí họ còn yêu mến tôi,’ ông phàn nàn vào một buổi chiều khi tôi cố gắng gỡ bỏ nỗi bi quan mà tôi thấy đang nhấn chìm ông ấy khi tôi đến. ‘Nhưng cũng giống như cách họ thích gà mà thôi. Bởi vì tôi nuôi dưỡng bọn họ. Nhưng ai nuôi dưỡng tôi?’”

“Picasso, dù trong hoàn cảnh nào, cũng sẽ không để lãng phí sự chán nản của mình. Nghệ thuật của ông lớn lên từ nỗi thất vọng. Theo sau sầu muộn luôn là cơn cuồng nộ dữ dội khi ông quay về xưởng vẽ, và ông sẽ đánh bật những con quỷ bên trong linh hồn mình bằng cách nhạo báng chúng, khiến chúng nhảy nhót như những linh hồn cuồng loạn khi ông vung cọ vẽ. Nếu nghệ thuật của ông được dẫn lối bởi năng lượng tăm tối, thì dù thế nào nó cũng là một dạng năng lượng, và ông dựa vào lực đẩy của nó để kích hoạt óc sáng tạo của mình.”

Chương 2:

“Niềm tin rằng vẽ là hoạt động tạo nên rường cột đích thực của nghệ thuật chính là một phần của quan niệm học thuật truyền thống. [] Việc làm chủ được nó đã cho phép ông sau này giải cấu trúc cơ thể người theo những cách không ngờ tới nhất mà vẫn không làm mất đi sự gắn kết nền tảng, khiến cho những bóp méo kỳ quái nhất vẫn hiện lên hợp lý đầy thuyết phục. Picasso cho rằng mọi tác phẩm hội họa đều phải dựa trên hoạt động vẽ tỉ mẩn, tạo ra hình khối và thiết lập không gian thông qua việc dựng mẫu dưới ánh sáng và bóng tối. Chính ý niệm đó đã đem đến cho các tác phẩm Lập thể của ông tính hữu thể, dù cho chúng có xa rời hiện thực chủ quan đến mức nào.”

“Gần như suốt cuộc đời mình, đầu tiên là ở Barcelona và sau này ở Paris, Picasso luôn đứng ngoài cuộc, ông chưa bao giờ thật sự là một người bản địa ở bất kỳ đâu; ông được chào đón ở mọi nơi nhưng lại không có nơi nào thực sự là nhà; ông thành công nhờ sự nhạy bén và dựa vào nét quyến rũ của riêng mình để bước vào những cộng đồng mà thông thường ông sẽ không thể thâm nhập vào. Nhưng ông đã luôn ở trong tình trạng nửa ở trong chăn nửa ngoài chăn – một vị thế bấp bênh hoàn toàn phù hợp với tâm hồn luôn xao động của ông và cũng vô cùng kích thích trí tưởng tượng.”

“Quá trình phát triển nghệ thuật của ông đi ngược lại với quỹ đạo thông thường. Ông bắt đầu bằng cuộc chinh phục sự điêu luyện trong kỹ thuật từ rất sớm rồi mới dần dần tìm về với cái “vụng về ngây ngô của trẻ thơ” mà ông cho là phép màu kỳ diệu. Một trong những động cơ thôi thúc Picasso làm khuynh đảo đại bản doanh của truyền thống học thuật chính là sự điêu luyện có được từ rất sớm đi kèm với khoảng thời gian dài bị vỡ mộng, tất cả còn trở nên đau đớn hơn vạn lần khi ông nhận ra rằng người cha yêu dấu của mình không chỉ là một họa sĩ hạng hai mà còn là nhà vô địch của truyền thống giãy chết đó. Đối với Picasso, truyền thống đó là cái bẫy, vừa êm ái vừa ngộp thở như chính vòng tay siết chặt của người cha.”

“Picasso thường là người chỉ lặng lẽ quan sát. Anh kìm giữ những ý định lại và để cây bút chì nói thay cho mình. Dù có vẻ xa cách, như thể đang chế nhạo hay chỉ là sự thờ ơ thuần túy nhưng ở Picasso vẫn toát ra một sức hút trầm lặng, sự tĩnh lặng giống như ở trong mắt bão.”
“Đây là lần đầu tiên Picasso chứng minh tốc độ làm việc chóng mặt của mình – đặc điểm sau này sẽ trở thành dấu ấn độc đáo sự nghiệp của người nghệ sĩ. [] Các tác phẩm của Picasso không hẳn là tranh biếm họa, nhưng chúng nói lên được nhiều hơn dù với ít chất liệu hơn. Ở những phác họa này, anh đã chứng minh được khả năng bộc lộ tính cách và vị thế nhân vật dù chỉ bằng một vài đường nét sắp đặt khéo léo. Sự giản lược này, khả năng chắt lọc một cá tính hay một dáng điệu, chỉ giữ lại những thành phần cốt yếu nhất, sẽ là chìa khóa mở ra thế giới nghệ thuật của Picasso sau này, khi ông ngày càng ít để tâm tới những dấu hiệu quen thuộc của nhận thức thông thường trong khi vẫn xoay trở để neo mình vào thực tại.”

“Thói quen dựng nên quanh mình những hình ảnh tưởng tượng, đặc biệt là viễn cảnh thay thế cho thực tại nghèo nàn của bản thân, lại là một chi tiết bất biến khác trong sự nghiệp của người nghệ sĩ. Nó gợi mở ra nền tảng nhiệm màu đã tạo dựng nên toàn bộ nghệ thuật của Picasso, khiến cho những kết hợp chắp vá nhất cũng toát lên nét tượng hình thiêng liêng. [] Picasso sẽ luôn dùng nghệ thuật của mình để thao túng thực tại, đôi lúc là với tinh thần vui vẻ, [] đôi khi nghiêm túc hơn [].”

Chương 3:

“Cho dù tiền thuê nhà và thức ăn có rẻ mạt đến đâu thì ở xứ lãng tử này, đời sống hóa ra vẫn đắt đỏ.”

“Cho dù có khinh rẻ gia đình truyền thống của mình đến thế nào chăng nữa thì Picasso vẫn chẳng thế hoàn toàn cắt đứt với họ. Tính thực dụng vẫn có vai trò riêng của nó. Picasso hết lòng với bản thân và sứ mệnh của mình, cho nên anh sẵn sàng khai thác bất cứ điều gì và bất cứ ai có thể giúp anh hoàn thành nó. Nhưng anh còn được tiếp thêm sức mạnh từ chính mâu thuẫn do mình gây ra.”

Chương 4:

“‘Các tác phẩm của tôi là một tuyên ngôn vắn tắt về hủy diệt.’ Picasso đã từng tuyên bố.”

“Khuynh hướng thần bí là đặc trưng của nghệ thuật Thiên Chúa giáo, và đặc biệt là nghệ thuật Tây Ban Nha – thứ ngôn ngữ của những kẻ tử vì đạo và những thầy tu khổ hạnh, của những ảo giác và giải tỏa cực khoái. Chính khuynh hướng này là yếu tố thúc đẩy nhu cầu thay hình đổi dạng luôn luôn bức thiết trong suốt quá trình sáng tác của Picasso, [].”

“Mặc dù khăng khăng rằng nghệ thuật của mình chỉ thuần túy bản năng, rằng ‘nghệ sĩ đích thực phải phớt lờ mọi thứ, rằng kiến thức chỉ là trở ngại, bởi vì nó làm nhòa mờ tầm nhìn và hạn chế sự biểu hiện khi tước đi tính tự phát,” nhưng kỳ thực, hiếm có họa sĩ hay điêu khắc gia nào lại quen thuộc với các truyền thống nghệ thuật vĩ đại như Picasso và tự ý thức về vị trí của mình giữa các truyền thống ấy như ông.”
“Ở phía sau một bức chân dung tự họa, Picasso tự nhận mình đơn thuần là “họa sĩ của khổ đau con người”. Theo công thức này, đau khổ không chỉ đơn thuần là một sản phẩm phụ không mong muốn của nỗi bất hạnh, có thể được làm cho dịu bớt bằng thuốc hay liệu pháp chữa trị, nó còn là thứ gì đó cần phải được ấp ủ nâng niu như thể một mặc khải về những chân lý còn sâu xa hơn. Niềm vui chỉ nhất thời, chỉ có khổ đau là vĩnh viễn.”

“Sự chìm dần lặng lẽ của những quang cảnh thế giới tràn ngập nắng đa sắc màu cùng một đại dương xanh thăm thẳm đã đánh dấu một thái độ cự tuyệt với dạng nghệ thuật dựa trên cảm nhận thị giác để đón nhận thứ nghệ thuật được chắt lọc qua cái tôi chủ quan của người nghệ sĩ. Picasso lược bỏ tất cả những thứ thừa thãi cho đến khi chỉ những gì cần thiết nhất ở lại. Như một người vừa khởi tâm tu tập trút bỏ thường phục để khoác lên mình trang phục của một tu sĩ, giúp anh tách khỏi cuộc đời trong quá khứ, Picasso bước vào cái vỏ đơn độc của chập chờn sáng tối và suy niệm của chính mình. Anh quay lưng lại với những thú vui trần thế (về mặt nghệ thuật, nếu không phải là cả những thói quen hằng ngày), thờ ơ với những đại lộ và các hí viện; nhịp đập của cuộc sống dần lui xa khi chúng ta được đưa đến một miền đất nằm ngoài cả không gian lẫn thời gian.”

“Chính Picasso về sau đã miêu tả rằng các tác phẩm này ‘chỉ là một sự đa cảm đơn thuần.’ Các tác phẩm trong Thời kỳ Lam của ông bị từng bị lên án là đã lãng mạn hóa đói nghèo và tô hồng khổ đau.”

“Những điển tích đó sẽ biến thành chuyện vui một khi người ta đã đạt được tiền tài và danh vọng. Sở dĩ ta đoái tưởng những khó khăn vật lộn trong quá khứ là bởi vì cuối cùng mọi chuyện đều ổn thỏa cả. Những mẩu chuyện ấy sẽ biến thành một phần của huyền thoại mà nếu không có nó, cuộc hành trình của người anh hùng sẽ thiếu vắng đi chính cái tinh thần anh hùng chủ nghĩa. Tình bằng hữu khiến cho đói khổ dễ chịu đựng hơn; nhận thức rằng ta thuộc về một nhóm thân hữu cùng chung nghịch cảnh và sẽ sẻ chia những thứ ít ỏi mà ta cùng có đã làm nên một kiểu tinh thần đồng đội, còn những câu chuyện về cuộc vật lộn xa xôi trong quá khứ thì tạo nên một sự gắn kết (ít nhất là giữa những người còn sống sót) hãy còn tồn tại rất lâu sau khi các cựu chiến binh đều đã đi theo con đường riêng của họ.”

“Nỗi cay đắng mà Picasso cảm thấy qua sự thờ ơ của mình đã định hình tính cách của chính anh một cách sâu sắc, thúc đẩy tham vọng vốn đã rất táo tợn và củng cố niềm tin xác tín nơi anh rằng sống là phải khổ đau. Nó cũng khơi dậy trong anh một sự hoang tưởng, hay ít nhất cũng là việc thiếu niềm tin, khiến anh luôn nghi ngờ động cơ của con người ngay cả khi đã đạt được danh tiếng và dần quen thuộc với những nịnh nọt bợ đỡ.”

“Picasso luôn dành một chỗ trong trái tim mình cho người đã đối xử tốt với ông trong giờ phút khó khăn nhất, nhưng ông cũng bực tức với nhu cầu phơi bày cho cả thế giới thấy những khoảnh khắc nhục nhã nhất trong cuộc đời của bạn mình.”

“Cũng giống như Những Khoảnh khắc Cuối cùng, Cuộc sống là một trong những tác phẩm lớn được thực hiện trong các quãng nghỉ trong sự nghiệp của Picasso. Kế hoạch được lập ra một cách tỉ mỉ, hàng tá bức vẽ chuẩn bị cho phép anh thử nghiệm các chủ đề và bố cục khác nhau. Những tác phẩm được suy xét một cách cẩn trọng này hoàn toàn đối lập với những nỗ lực chóng vánh thường thấy, và là cơ hội để anh tổng kết lại sau một giai đoạn thử nghiệm. Dù Don José gần như luôn là hình mẫu tiêu cực cho Picasso, nhưng một trong những bài học của người cha mà anh ghi lòng tạc dạ đó là tầm quan trọng của một Tuyên ngôn Lớn. Tuy nhiên, dưới bàn tay Picasso, bộ máy thẩm quyền là Salon lại thường mang một thông điệp lật đổ, giễu nhại cái truyền thống mà nó đã ly khai. Những tượng đài này – bao gồm Những cô nàng ở Avignon và Cảnh Ném bom ở Guernica – cho chúng ta thấy những cung bậc lên xuống nhịp nhàng trong sự nghiệp của Picasso, của những giai đoạn tìm kiếm không ngừng nghỉ, của sức sáng tạo đến ngộp thở, những khởi đầu lầm lạc và những tình cờ hoan hỉ, tất cả dường như chỉ chực hướng đến một tuyên ngôn đỉnh cao. Lượm lặt những suy tư rời rạc, anh tạo một khoảng lặng để tổng hợp chúng, khi trực giác được thay thế bằng những phân tích có tính hệ thống hơn.

Thông thường cách tiếp cận thiên về lý tính sẽ làm cạn sức sống của một tác phẩm nghệ thuật khi sự kết hợp ngẫu nhiên giữa tâm trí, mô-típ và phương tiện biểu đạt bị thay thế bằng những ý tưởng khô khan. Picasso nhận thức rõ nguy cơ này, anh vẫn luôn cảnh báo rằng tư duy quá mức sẽ bóp nghẹt tính tự phát.”

“Trong khi xác định hành động yêu và hành động nhìn – một chủ đề mà Picasso thường khám phá trong những hình ảnh về người nghệ sĩ đang tàn phá mẫu hình của mình – nghịch lý thay, ông lại cho rằng kỳ thực chúng là những cực đối lập nhau, rằng năng lực thật sự chỉ có được thông qua mất mát. Nghệ sĩ thực thụ nhìn thấu vào bên trong, trái ngược với cái nhìn hướng ra bên ngoài đã bị đánh lừa bởi cái vỏ bề ngoài hời hợt.”

“Đơn giản là Barcelona đã trở nên quá chật hẹp trước sự trưởng thành của Picasso. Thành phố này mang đến cho anh sự thoải mái và an toàn nhưng lại chẳng có khán giả nào có thể hiểu được điều mà anh đang cố gắng đạt được. Tệ hơn thế, nó đã không thể đem đến sự kích thích cần thiết để nuôi dưỡng người nghệ sĩ trong anh. Dù trí tưởng tượng có lớn lao đến mấy, Picasso vẫn không phải là người có thể phát triển mạnh mẽ mà không cần bất cứ tác động nào từ môi trường xung quanh. Anh cần phải được khiêu khích bởi các đối thủ khác cũng thèm khát danh vọng như anh, những con người sáng láng đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau với khả năng thách thức anh bằng những ý tưởng xa lạ và đem đến cho anh những góc nhìn mới mẻ. Hơn hết, anh cần được bao bọc trong không khí sôi động của một đại đô thị nằm ngay tại trung tâm quan trọng nhất của mọi đổi mới trong văn học và nghệ thuật.”

CÂU QUOTE HAY

“Mặc dù đám đông khao khát anh hùng và mong mỏi một tầm nhìn dẫn dắt đã tuyên xưng ông là tiếng nói đại diện cho cả một thế hệ, nhưng nghệ thuật của ông về bản chất vẫn là nghệ thuật tự họa, một sự biểu hiện các vấn đề cá nhân hơn là sự phơi bày một ý thức hệ.”
_ Trích Chương 1

“Những biến đổi xuất quỷ nhập thần trong nghệ thuật của ông xuất phát từ giả định rằng có một chiều kích siêu nhiên vẫn lẩn khuất đâu đó ngoài tầm với của người trần mắt thịt, một tư duy chịu ảnh hưởng nhiều từ hình thức, nếu không nói là nội dung, của tôn giáo chính thống.”
_ Trích Chương 2

“Trong nghệ thuật, ta phải giết chết chính cha đẻ của mình.”
_ Trích Chương 2

“Picasso sinh ra đã là kẻ nổi loạn, Matisse nổi loạn vì thế thời, và miễn cưỡng mới đặng lòng làm vậy.”
_ Trích Chương 7

“Với Picasso, nghệ thuật, sâu xa hơn cả, là một thực hành nguyên thủy hòng điều khiển những sức mạnh giấu kín đang chế ngự định mệnh của con người.”
_ Trích Chương 8

“Tư tưởng cổ điển của Picasso, giống như Gauguin, không hề tao nhã tinh tế – không phải sự trỗi dậy của tột đỉnh văn minh mà là một biểu hiện của sự ngây ngô thơ trẻ.”
_ Trích Chương 8

“[Cézanne] là người thầy duy nhất của tôi!”
_ Trích Chương 9

“Quy luật chi phối quan điểm mỹ học mới là như sau: ý niệm quan trọng hơn cảm nhận.”
_ Trích Chương 10

VỀ TÁC GIẢ

Miles J. Unger

Là cây bút chuyên về nghệ thuật, sách và văn hóa cho các tạp chí lớn như The Economist và The New York Times.

Từng là trưởng ban biên tập của Tạp chí Art New England và là cây bút tiểu sử nghệ thuật nổi tiếng.

Các tác phẩm tiêu biểu:

  • Picasso và bức tranh khiến thế giới sửng sốt (2018)
  • Michelangelo: Sáu kiệt tác cuộc đời (2014)
  • Machiavelli (2011)

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hình ảnh sản phẩm

Picasso Và Bức Tranh Khiến Thế Giới Sửng Sốt
Picasso Và Bức Tranh Khiến Thế Giới Sửng Sốt

Giá DNAX

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhOMEGA PLUS+
Ngày xuất bản2022-06-01 00:00:00
Kích thước16x24cm
Dịch GiảNhiều dịch giả
Loại bìaBìa cứng
Số trang592
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Dân Trí
SKU4695300975783
Liên kết: Bộ dưỡng săn mịn da chống lão hóa Yehwadam Hwansaenggo Special Gift Set The Face Shop (7 SP)