Quyền Lập Pháp Lập pháp là một trong ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, một thiết chế được sinh ra trong lòng nhân loại một cách muộn màng nhất nhưng lại được giao trọng trách nặng nề nhất và...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Quyền Lập Pháp_AL

Quyền Lập Pháp   Lập pháp là một trong ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, một thiết chế được sinh ra trong lòng nhân loại một cách muộn màng nhất nhưng lại được giao trọng trách nặng nề nhất và cũng khó khăn nhất trong việc tạo nên hiệu năng cho mọi quyết sách của quốc gia. Quyền lập pháp được Hiến pháp của các quốc gia dân chủ trao cho cơ quan đại diện được nhân dân bầu ra thực hiện. 

Mặc dù không theo nguyên tắc phân quyền nhưng trong các Hiến pháp Việt Nam vẫn có một thiết chế do dân bầu ra có nhiệm vụ quan trọng nhất là làm luật. Khác với trước đây, Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam là bản Hiến pháp đầu tiên quy định rõ quyền lập pháp thuộc về Quốc hội (Điều 69). Quyền lập pháp không chỉ giản đơn được hiểu là quyền ban hành các đạo luật, mà cần phải được hiểu rộng hơn nữa, bao gồm tất cả các hoạt động của Quốc hội, từ việc thảo luận, tranh luận, thông qua các dự thảo luật, đến quyền thành lập và giám sát các cơ quan nhà nước khác.

Lịch sử phát triển quyền lập pháp gắn liền với nền văn minh và dân chủ của xã hội loài người – quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Không thể tưởng tượng được rằng, một quốc gia dân chủ phát triển mà lại không có sự hiện diện của thể chế thực hiện quyền lập pháp. Với tư cách là một nền dân chủ đang phát triển, Việt Nam cũng có một thể chế thực hiện quyền lập pháp được gọi là Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Cuốn sách chuyên khảo “Quyền lập pháp theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013.” do Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Dung (Chủ biên) sẽ là tài liệu hữu ích dành cho những ai đang quan tâm đến chủ đề này; đặc biệt là nhà hoạch định chính sách và giới chuyên gia nghiên cứu về Luật hành chính – Hiến pháp; những độc giả, sinh viên quan tâm tới hành trình ra đời, phát triển lý luận về quyền lập pháp trên thế giới cũng như Việt Nam…

Cuốn sách là sự tổng hợp từ nhận thức, khái niệm cho đến những đặc điểm, cơ cấu, hình thức của hoạt động Quốc hội theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013. Những điều đó đã và đang được tổng hợp thành một phần văn hóa chính trị của Việt Nam được gọi theo ngôn ngữ hiện đại là văn hóa nghị trường – những thứ mà chúng ta cần phải học hỏi, cần phải trao đổi và cần phấn đấu làm cho bằng được trong tương lai.

TRÍCH ĐOẠN HAY:

Mặc dù lập pháp là một trong những chức năng cơ bản của Nhà nước, gắn liền với sự ra đời và phát triển của Nhà nước nhưng mô hình của lập pháp cũng những thành tựu của lập pháp có được như ngày nay là bắt đầu từ cách mạng dân chủ tư sản, mà khởi đầu bằng tư tưởng của những nhà lý thuyết phân quyền J. Locke và S. Montesquieu và của rất nhiều tác giả khác sau này.

Lịch sử phát triển quyền lập pháp gắn liền với nền văn minh và dân chủ của xã hội loài người – quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Không thể tưởng tượng được rằng, một quốc gia dân chủ phát triển mà lại không có sự hiện diện của thể chế thực hiện quyền lập pháp. Với tư cách là một nền dân chủ đang phát triển, Việt Nam cũng có một thể chế thực hiện quyền lập pháp được gọi là Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nếu như những năm trước đây của công cuộc vừa xây dựng vừa đấu tranh giành độc lập dân tộc, rồi tiếp theo đó nền kinh tế tập trung kế hoạch của xã hội chủ nghĩa với tư duy cũ, Quốc hội – lập pháp là thể chế thể hiện sự quyết tâm, đoàn kết một lòng xung quanh sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, góp phần rất lớn cho công cuộc giải phóng giành độc lập cho dân tộc, thì những năm sau này của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Quốc hội đã trở thành diễn đàn sôi động quyết định những vấn đề nóng bỏng của quốc gia đại sự, nơi các quan chức cấp cao nhất của Nhà nước phải giải trình các quyết sách của mình trước quốc dân. Người dân náo nức chờ đón những phiên chất vấn của Quốc hội, mong muốn chờ đợi những thay đổi mỗi khi Quốc hội kết thúc khóa họp. Nhưng những năm gần đây, Quốc hội dường như có những bước đi chững lại. Dân chủ là một trong những mô hình tổ chức nhà nước khó khăn nhất, nhưng đỡ tệ hại hơn những hình thức còn lại, trừ những hình thức tệ hại mà loài người đã trải qua, theo cách nói của Thủ tướng nước Anh sau Đại chiến thế giới thứ hai, W. Churchil, Quốc hội là một thể chế cấu thành khó khăn nhất của nhà nước dân chủ. Là một thiết chế mới nhất trong lịch sử của Việt Nam, Quốc hội phải vừa làm và vừa phải học. Từ một nền kinh tế tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Quốc hội Việt Nam đã trưởng thành, từ một thể chế động viên khích lệ tinh thần đại đoàn kết toàn dân trong hai cuộc chiến tranh giành độc lập đến tham luận, rồi tranh luận trong một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có rất nhiều việc phải làm, nhiều việc phải còn ngỡ ngàng. Thậm chí trong Hiến pháp cũng như trong các văn bản dưới Hiến pháp về Quốc hội hiện còn có những quy định rất mâu thuẫn, chồng chéo. Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vừa sửa, mấu chốt nằm ở chỗ chúng ta phải thực sự cầu thị. 

Cuốn sách chuyên khảo này là sự tổng hợp từ nhận thức, khái niệm cho đến những đặc điểm, cơ cấu, hình thức của hoạt động Quốc hội. Những điều đó được đánh giá thành một phần văn hóa chính trị của Việt Nam được gọi theo ngôn ngữ hiện đại là văn hóa nghị trường – những thứ mà chúng ta cần phải học hỏi, cần phải trao đổi và cần phấn đấu làm cho bằng được trong tương lai.

Trong cuốn sách “Chuyên luận thứ hai về chính quyền dân sự”, Chương IX, J. Locke nói rõ quyền lập pháp như là công cụ nhà nước bảo vệ quyền sở hữu: mục đích cao cả của con người gia nhập vào xã hội là việc thụ hưởng quyền sở hữu của họ trong hòa bình và an toàn, còn công cụ và phương tiện cao cả của điều này là luật pháp được thiết định trong xã hội. [Luật] xác thực đầu tiên và làm nền tảng cho cộng đồng quốc gia, là việc thiết lập cơ quan quyền lực lập pháp, cũng như là luật tự nhiên đầu tiên và làm nền tảng cai quản ngay cả cơ quan lập pháp là sự bảo toàn xã hội và của mỗi cá thể (ở mức mà nó phù hợp với lợi ích công). Cơ quan lập pháp này không những có quyền lực tối cao của cộng đồng quốc gia, mà còn là quyền lực thiêng liêng và không thể hoán đổi một khi cộng đồng đã đạt nó vào trong khung cảnh đó. Không thể có bất kỳ quyền lực nào có đủ sức mạnh thay đổi được.

Montesquieu viết: “Khi mà quyền lập pháp và quyền hành pháp nhập lại trong tay một người hay một Viện Nguyên lão thì không còn tự do nữa; vì người ta sợ rằng, chính ông ta hay viện ấy sẽ đặt ra những luật độc tài để thi hành một cách độc tài. Cũng không có gì là tự do, nếu quyền tư pháp không tách khỏi quyền lập pháp và quyền hành pháp. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền lập pháp thì người ta sẽ độc đoán với quyền sống và quyền tự do của công dân; quan tòa sẽ là người đặt ra luật. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền hành pháp, thì ông quan tòa sẽ có cả sức mạnh của kẻ đàn áp. Nếu một người hay một tổ chức của quan chức, hoặc của quý tộc, hoặc của dân chúng nắm luôn cả ba thứ quyền lực nói trên thì tất cả sẽ mất hết”.

Tự do sẽ không có nếu quyền lập pháp và quyền hành pháp chập vào một bàn tay. Vì người nắm quyền lực sẽ đặt ra những quy tắc thuận tiện cho mình cai trị và sẽ không ban hành các quy tắc gây bất lợi cho mình. Quyền lập pháp nhập với quyền tư pháp thì tự do cũng sẽ bị đe dọa. Nếu một người vừa có quyền lập pháp vừa có quyền tư pháp thì sẽ: làm luật cho những trường hợp hay cá nhân mà ông ta muốn hại, chẳng hạn một nhà độc tài làm ra những đạo luật riêng nhằm bỏ tù những kẻ chống đối mình; sẽ không đem thi hành đạo luật cho những cá nhân mà ông ta bênh vực hay biệt đãi, chẳng hạn một nhà độc tài đóng vai trò thẩm phán sẽ không phạt tù những kẻ thân thuộc đã phạm tội. Như vậy, luật không còn là luật nữa vì không có giá trị tổng quát mà thay đổi tùy theo ý muốn chủ quan của nhà cầm quyền.

Tự do theo quan niệm của Rousseau không phải là thứ tự do vật chất để con người muốn làm gì thì làm như cách nghĩ của Hobbes, cũng không phải là tự do tinh thần để con người tự phán đoán, định đoạt lấy mình như suy nghĩ của Locke. Với Rousseau, một người tự do là thái độ và hành vi của người đó tuân theo những khuôn mẫu do mình tự đặt ra, mặc dù sự tuân theo này đôi khi đòi hỏi phải kìm chế những khát vọng, những nhu cầu lôi kéo người đó về những chiều hướng đối lập. Tự do là tuân theo những quy luật nhưng đó không phải là những quy luật từ ngoài áp đặt lên ý chí của con người. Tự do là tự chấp thuận những định luật, khi đó, người ta đã đồng nhất với quy luật và không còn cảm thấy bị bó buộc hay cản trở bởi quy luật.
 

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hình ảnh sản phẩm

Quyền Lập Pháp_AL
Quyền Lập Pháp_AL

Giá WOJ

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhAlpha Books
Loại bìaBìa mềm
Số trang356
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Hà Nội
SKU8109175120490
Liên kết: Mặt nạ siêu cấp ẩm phục hồi da The Solution Double Up Soothing Care Face Mask The Face Shop