Sách - Bộ Sưu Tập Sử Liệu Pháp Xâm Lược Việt Nam 1847-1887

Thương hiệu: Nhiều Tác Giả | Xem thêm các sản phẩm Sách Lịch sử của Nhiều Tác Giả
Sách & Tạp Chí > Sách > Sách Lịch Sử - Văn Hoá || Sách - Bộ Sưu Tập Sử Liệu Pháp Xâm Lược Việt Nam 1847-1887
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách - Bộ Sưu Tập Sử Liệu Pháp Xâm Lược Việt Nam 1847-1887

Bộ Sưu Tập Sử Liệu Pháp Xâm Lược Việt Nam 1847-1887
NỘI DUNG SÁCH
VÀI NÉT VỀ TÁC PHẨM DƯƠNG SỰ THỦY MẠT
Trong Tìm hiểu kho sách Hán Nôm của Trần Văn Giáp, do Thư viện quốc gia Việt Nam xuất bản năm 1970 cho biết:
Dương sự thủy mạt 1 cuốn; không ghi tên tác giả; sách chép tay, giấy bản thường (28 x 16cm) 156 tờ, tờ 2 trang, chữ viết thảo xấu và nhiều chữ không đúng cách viết nên khó đọc.
Trước hết về hình thức, ngay đầu trang mặt sách, đề tên sách có chua rõ “sách chép xong ngày 26 tháng 2 năm 1962, do Hoàng Hải chép”, có đóng dấu, nhưng không nói chép từ sách nào hay từ tủ sách của người nào. Trang cuối sách (tờ 156) có ghi tên hai người kiểm duyệt: Nguyễn Khắc Xương và Nguyễn Tấn Minh. Việc kiểm duyệt làm xong ngày 8/3/1962. Cả hai người đều đỗ tú tài và làm thừa phái dưới thời Pháp thuộc. Việc kiểm duyệt tuy có vẻ cẩn thận, nhưng vẫn còn nhiều chữ chữa sai và chấm câu cũng vậy, không hoàn toàn bảo đảm.
Sách chép các việc người Pháp đến xâm lược đánh chiếm nước ta; chép các việc xảy ra từ năm Đinh Mùi, mùa xuân tháng 2, niên hiệu Thiệu Trị thứ bảy (1847) việc hai chiến thuyền Pháp vào Đà Nẵng. Phần chữ son ở đầu trang đã chua không chính xác “thuyền người Tây đến nước ta lần đầu”. Thân sách: từ tờ 1 đến 146 chép bắt đầu từ năm 1847 như đã nói trên. Tờ cuối (tờ 146) chép đến tháng 11 năm Đồng Khánh thứ ba (1887). Đoạn này chép các việc người Pháp đưa vua Hàm Nghi sang đày ở Angiêri, việc trợ cấp cho Hàm Nghi do triều đình Huế chịu trả và một vài việc về tổ chức Nha Kinh lược Bắc Kỳ.
Sau cùng từ tờ 147 đến 150 chép bản điều ước - bản dịch chữ Hán - giữa triều đình Huế và Pháp. Điều ước đề ngày 15/3/1874, gồm 22 khoản. Tờ 151 đến 156 chép một bản điều ước khác - bản dịch chữ Hán - giữa triều đình Huế và Pháp đề ngày 31/8/1874, gồm 29 khoản.
Ngoài ra, ở trên đầu một số trang có tiêu đề bằng chữ son một số việc lớn chép trong sách:
Tờ 1: Việc chiến thuyền Tây đến nước ta trước nhất. Tờ 8: thời Tự Đức chiến thuyền Tây lại đến Đà Nẵng. Tờ 13: thành Gia Định bị hãm. Tờ 29b: thành lớn ở Gia Định không giữ nổi. Tờ 30: Nguyễn Bá Nghi được sung làm Khâm sai đại thần ở Biên Hòa. Tờ 40: chia cho ở từng nơi, bọn dân theo đạo Thiên Chúa và theo giặc - gọi là tù dân. Tờ 41: thành Biên Hòa bị hãm. Tờ 45: thành Vĩnh Long bị hãm. Tờ 47: gởi sứ thần bàn việc hòa giải. Tờ 48b: cắt cho Pháp ba tỉnh: Gia Định, Định Tường, Biên Hòa và hòa ước 12 khoản - cùng Pháp và Y-pha-nho ngày 9/5 năm Nhâm Tuất (1862). Tờ 50: tha bọn tù dân. Tờ 51: tạm mở Sứ quán Pháp ở Huế. Tờ 82: quan Kinh lược Nguyễn Chánh đóng ở đất Sơn Tây. Tờ 83: triệt bỏ đoàn quân Lưu Vĩnh Phúc. Sung Nguyễn Hữu Độ làm Tĩnh biên (phó sứ). Tờ 86: quân Mãn Thanh đóng nhiều ở nội địa - giáp biên giới Trung Quốc và Việt Nam. Tờ 86: Trương Quang Đản dâng sớ xin đánh Pháp. Tờ 88: thư của Lý Hồng Chương gởi tới; thành Nam Định bị hãm. Tờ 94: quan quân nhà Thanh đóng nhiều ở Bắc Kỳ. Tờ 93: chiến thắng ở Cầu Giấy. Tờ 99: triệt quân thứ Bắc Kỳ về; quân Pháp kéo lại đánh Sơn Tây. Tờ 102: tướng Mi-lô (Pháp) đánh thua quân Thanh ở tỉnh Bắc. Tờ 103: quân Pháp đóng ở Tuyên Quang. Tờ 104: hòa ước 19 khoản, ngày 6/6/1874. Tờ 105: quân Thanh đánh thua quân Pháp ở Lạng Sơn. Tờ 110: Kinh thành Huế bị mất. Tôn Thất Thuyết đem vua Hàm Nghi chạy ra phía bắc. Tờ 114: Nguyễn Hữu Độ, Phan Đình Bình từ Bắc Kỳ về kinh bàn với quân Pháp đón lập Kiên Giang quận công lên làm vua (Đồng Khánh). Tờ 122: Toàn quyền Pháp nghĩ ba điều lệ đem thi hành. Tờ 124: vua Đồng Khánh về kinh. Tờ 125b: sai Nguyễn Hữu Độ ra Bắc Kỳ bàn bạc mọi việc. Tờ 130b: đặt trường học chữ Pháp tiếng Pháp. Tờ 131b: bàn thêm bốn điều về trộm cướp. Tờ 135b: duyệt binh trước cửa Ngọ Môn.
“Sách Dương sự thủy mạt mới xem qua phần nhiều tưởng là trích lược ở bộ Đại Nam thực lục. Nhưng xem kỹ sẽ thấy sách này có ghi chép một số việc lặt vặt không có trong thực lục. Vậy ta có thể coi sách này là một bộ dã sử về thời quân Pháp mới xâm lược nước ta, tiếc rằng không biết rõ tên người biên soạn”.
Trên trang mạng Văn hóa Nghệ An, thứ bảy, ngày 25 tháng 12 năm 2010 có đăng bài “Văn bản Dương sự thủy mạt và quan hệ của chúng với Đại Nam thực lục” của Vu Hướng Đông. Bài viết cho biết tác giả đã: “sang nghiên cứu ở Hà Nội mấy tháng, tôi lại có điều kiện tiến hành khảo sát văn bản của bộ sử liệu này và quan hệ của chúng với Đại Nam thực lục, nay xin nêu những kết quả đã khảo sát, mong được sự chỉ giáo của các nhà nghiên cứu.
Nhà phát hành: Vinabook JSC
Tác giả: Đông Hào - Trương Sỹ Hùng - Hàn Khánh
Ngày xuất bản: 2019
Kích thước: 15 x 23 cm
Nhà xuất bản: Khoa Học Xã Hội
Loại bìa: Bìa mềm
Loại sách: In trắng đen
Số trang: 232

Hình ảnh sản phẩm

Sách - Bộ Sưu Tập Sử Liệu Pháp Xâm Lược Việt Nam 1847-1887
Sách - Bộ Sưu Tập Sử Liệu Pháp Xâm Lược Việt Nam 1847-1887
Sách - Bộ Sưu Tập Sử Liệu Pháp Xâm Lược Việt Nam 1847-1887
Sách - Bộ Sưu Tập Sử Liệu Pháp Xâm Lược Việt Nam 1847-1887
Sách - Bộ Sưu Tập Sử Liệu Pháp Xâm Lược Việt Nam 1847-1887
Sách - Bộ Sưu Tập Sử Liệu Pháp Xâm Lược Việt Nam 1847-1887
Sách - Bộ Sưu Tập Sử Liệu Pháp Xâm Lược Việt Nam 1847-1887
Sách - Bộ Sưu Tập Sử Liệu Pháp Xâm Lược Việt Nam 1847-1887
Sách - Bộ Sưu Tập Sử Liệu Pháp Xâm Lược Việt Nam 1847-1887
Sách - Bộ Sưu Tập Sử Liệu Pháp Xâm Lược Việt Nam 1847-1887
Sách - Bộ Sưu Tập Sử Liệu Pháp Xâm Lược Việt Nam 1847-1887
Sách - Bộ Sưu Tập Sử Liệu Pháp Xâm Lược Việt Nam 1847-1887
Sách - Bộ Sưu Tập Sử Liệu Pháp Xâm Lược Việt Nam 1847-1887
Sách - Bộ Sưu Tập Sử Liệu Pháp Xâm Lược Việt Nam 1847-1887
Sách - Bộ Sưu Tập Sử Liệu Pháp Xâm Lược Việt Nam 1847-1887
Sách - Bộ Sưu Tập Sử Liệu Pháp Xâm Lược Việt Nam 1847-1887

Giá BLK
Liên kết: Sữa dưỡng trắng sáng da Yehwadam Jeju Magnolia Pure Brightening Emulsion (140ml)