Giới thiệu [Mã BMBAU50 giảm 7% đơn 99K] Sách - Cách Mạng Pháp Và Tâm Lý Học Của Các Cuộc Cách Mạng
Mã hàng 8935270702298 Tác giả Gustave Le Người Dịch GS TS NGƯT Đào Đình Bắc NXB NXB Thế Giới Năm XB 2020 Ngôn Ngữ Tiếng Việt Trọng lượng (gr) 450 Kích thước 20.5 x 14 cm Số trang 444 Hình thức Bìa Mềm
Đây là một trong ba cuốn sách kinh điển của tác giả Le Bon, bao gồm: Tâm lý học đám đông; Những quy luật tâm lý về sự tiến hóa của các dân tộc; Cách mạng Pháp và tâm lý học của các cuộc các mạng.
Lịch sử của cuộc Cách mạng Pháp trên thực tế được cấu thành từ một loạt những biến cố lịch sử song hành và thường độc lập với nhau: lịch sử chế độ cũ nát đang tàn lụi do không có những người bảo vệ, lịch sử những hội đồng cách mạng, lịch sử những phong trào quần chúng cùng thủ lĩnh của họ, lịch sử những đạo quân, lịch sử những thiết chế mới,… Tất cả những nấc thang lịch sử đa phần thể hiện sự xung đột của các động lực tâm lý học đểu cần phải được nghiên cứu bằng những phương pháp mượn từ khoa học tâm lý. – Trích Lời dẫn
Tất cả các chính khách cần phải nghiên cứu cuốn sách của Gustave Le Bon. Tác giả này không có tiếng tăm gì về các lý thuyết kinh điển liên quan tới cuộc Cách mạng Pháp và vì thế những luận giải tâm lý của ông đã dẫn ông tới những kết luận hết sức mới. – Time Magazine
Tác giả: Gustave Le Bon (1841-1931)
Nhà tâm lý xã hội, nhà nhân chủng học người Pháp. Ông từng học ngành y và từng đi khắp châu Âu, châu Á và Bắc Phi từ những năm 1860 để nghiên cứu về nhân chủng học và khảo cổ học.
Tác phẩm thành công đầu tiên của ông là Tâm lý học đám đông (1894) và sau đó nổi tiếng nhất với nghiên cứu The Crowd: A Study of Popular Mind (1895). Các tác phẩm của ông kết hợp các lý thuyết về đặc điểm quốc gia, các chủng tộc ưu việt, hành vi bầy đàn và tâm lý đám đông.
Dịch giả: GS.TS.NGƯT Đào Đình Bắc
Sinh năm 1942, tại Lý Nhân, Hà Nam, chuyên ngành Địa mạo học (Địa lý)
Giảng viên cao cấp tại ĐH Quốc Gia Hà Nội, từng giảng dạy đại học bằng tiếng Pháp tại Algérie (1988-1991), tu nghiệp tại ĐH Paris I-VIII-XIII về Quy học đô thị, các năm 1991-1992