Giới thiệu [Mã BMBAU50 giảm 7% đơn 99K] Sách Cạn Chén Tình - Tủ Sách Thiên Đường Không Tuổi
Tác giả: Mường Mán Khổ sách: 13 x 19 cm Số trang: 252 trang Năm xuất bản: 2019
Cạn chén tình Tác giả: Mường Mán
Giới thiệu bộ sách Thiên đường không tuổi gồm: Anh Chi yêu dấu (Đinh Tiến Luyện), Tình yêu có màu gì (Từ Kế Tường), Cạn chén tình (Mường Mán), Ở một nơi ai cũng quen nhau (Hoàng Ngọc Tuấn), Đâu phải cái gì cũng mong manh (Đoàn Thạch Biền), Tuổi ngọc ngày chưa xưa (Nguyễn Thị Minh Ngọc).
Trước năm 1975 sách báo dành cho lứa tuổi học trò chỉ đếm trên đầu ngón tay. Về báo có: Thiếu nhi, Ngàn thông, Tuổi ngọc. Do nhu cầu của thị trường không chỉ đòi hỏi về báo, nên song song với việc ra báo những người thực hiện tờNgàn thông đã chủ trương mở thêm tủ sách Tuổi hoa gồm ba loại: Hoa xanh, Hoa tím vàHoa đỏ.Những người làm tờ báo Tuổi ngọc chủ trương ra tủ sách Tuổi ngọc. Nhà xuất bản Đời Mới có tủ sách Trăm hoa dành cho lứa tuổi mới lớn, và tủ sách Tay ngà dành cho lứa tuổi thiếu nhi.
Sách báo dành cho lứa tuổi học trò ngày đó in với số lượng lớn, bán rất chạy tạo thành một dòng văn học riêng, quy tụ rất nhiều nhà văn tham gia viết sách, cộng tác với các tờ báo, và tủ sách dành cho lứa tuổi học trò. Bên cạnh những nhà văn tên tuổi khác, viết không chuyên cho lứa tuổi học trò, lúc đó đã hình thành một số nhà văn trẻ viết chuyên cho lứa tuổi này như: Từ Kế Tường, Mường Mán, Hoàng Ngọc Tuấn, Đinh Tiến Luyện, Đoàn Thạch Biền, Nguyễn Thị Minh Ngọc. Họ là sáu cái tên có mặt thường xuyên trên tờ tuần báo Tuổi ngọc và là tác giả của những đầu sách dành cho lứa tuổi học trò tạo thành hiện tượng của dòng văn học “tươi xanh”, được gọi bằng một cái tên quen thuộc là “Tuổi của những tháng năm đẹp nhất đời người”.
Sau năm 1975, trừ Đinh Tiến Luyện định cư nước ngoài, Hoàng Ngọc Tuấn mất, còn lại bốn nhà văn: Từ Kế Tường, Mường Mán, Đoàn Thạch Biền, Nguyễn Thị Minh Ngọc đều hoạt động trên lĩnh vực báo chí, xuất bản, phim ảnh, sân khấu... tiếp tục có những tác phẩm dành cho lứa tuổi học trò.
Tủ sách “Thiên đườngkhông tuổi”do Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành đã tạo cơ hội cho các cây bút Tuổi ngọc ngày xưa cùng hội ngộ bên nhau. Tủ sách tập hợp tác phẩm chọn lọc của sáu nhà văn: Anh Chi yêu dấu (Đinh Tiến Luyện), Tình yêu có màu gì (Từ Kế Tường), Cạn chén tình (Mường Mán), Ở một nơi ai cũng quen nhau (Hoàng Ngọc Tuấn), Đâu phải cái gì cũng mong manh (Đoàn Thạch Biền), Tuổi ngọc ngày chưa xưa (Nguyễn Thị Minh Ngọc).
Vì sao là “Thiên đường không tuổi”? Bởi lẽ đời người chỉ có một, nhưng trải qua nhiều giai đoạn, tuổi nhỏ, mới lớn, trưởng thành, ra đời, trung niên và chạm ngưỡng tuổi già sống với hoài niệm. Ai cũng sẽ có lúc náo nức để trở về với những tháng năm đẹp nhất đời người, đó là vùng trời kỷ niệm, là “Thiên đường không tuổi”.
Chủ đề tình yêu là chủ đề muôn thuở cho cả đời người, cho nhiều lứa tuổi và nhiều thế hệ, đặc biệt là lứa tuổi mới lớn và đang trưởng thành. Sáu nhà văn chuyên viết cho lứa tuổi vừa tuyệt đẹp, vừa không kém phần rắc rối, phức tạp này với mỗi người mỗi vẻ, mỗi giọng văn riêng đã định hình thương hiệu, sẽ đề cập, giải quyết câu chuyện tình yêu muôn thuở cho nhiều lứa tuổi, nhiều thế hệ từ ngày xưa, vẫn chưa xưa và hôm nay ra sao?
Bài toán quá khó, lời giải đáp không hề đơn giản. Và chỉ có một cách trả lời: Hãy đọc kỹ sáu tác phẩm của sáu tác giả, đích thực là sáu câu chuyện tình và câu trả lời thường ở trang cuối cùng.