Có Phật Trong Đời ( Tặng postcard bốn mùa ngẫu nhiên )
Công ty phát hành: Thái Hà Ngày xuất bản: 08-2018 Kích thước: 16 x 24 cm Loại bìa: Bìa mềm Số trang: 500 Nhà xuất bản: Lao Động
Đại sư Tinh Vân đã dạy: “Xả, tưởng chừng như cho người, trên thực tế lại cho chính mình.
Khi ban cho người một câu nói hay, bạn mới nhận lại của người một câu khen ngợi; tặng người một nụ cười, người ta mới quay đầu mỉm cười với bạn. Mối quan hệ giữa cho và nhận giống như nhân và quả vậy, nhân quả tương quan, cho và nhận cũng ảnh hưởng tác động lẫn nhau. Buông xả được, hẳn là người có tấm lòng giàu có; nếu trong lòng người đó không biết cách cảm ơn và kết duyên, hẳn khó có lòng bố thí. chừng nào lòng ta tràn đầy niềm hoan hỉ mới có thể trao cho người niềm hoan hỉ; lòng ta chan chứa từ tâm vô hạn, mới truyền tỏa tâm từ cho người. Bản thân mình có tài sản mới đem tài sản bố thí cho người; mình có đạo lí mới ban tặng đạo lí cho người. nếu lòng bạn chỉ chứa đựng tham sân si, nhất định sẽ chỉ nhận được tham sân si từ người mà thôi. Thế nên đừng bao giờ gây phiền não, sầu muộn cho người khác, ta gieo nhân gì nhất định sẽ gặt lấy quả đấy, đó chính là nhân quả.
Hãy học cách cho đi để nhận lấy hạnh phúc.”
-----------------
Một học giả phật học chân chính phải luôn là một hành giả. nếu học phật với tham vọng thỏa mãn nhu cầu của cơn khát tri thức đã thành bản năng của loài người tất sẽ lợi ích ít mà hý luận nhiều, ngược lại, nếu mù quáng làm bừa mà khoác lên cho việc làm của mình là phật giáo thì không những nguy hại bản thân mà còn ảnh hưởng xấu đến mọi người và cả đến đạo phật.
Bằng vào lý tưởng xây dựng phật giáo trong nhân gian, xây dựng nhân gian tịnh độ, Đại sư tinh Vân giới thiệu cho tín đồ tại gia cách thực hành những lời phật dạy ngay trong đời sống bận rộn của cơm áo gạo tiền, gian lao của danh dự lợi dưỡng sao cho vừa không trái lời phật, vừa không gây ảnh hưởng bất lợi đến mục đích theo đuổi của mình. trên xa lộ cuộc đời, người phật tử tại gia không có thời gian dừng lại để đào sâu vào những lí thuyết trừu tượng và cao siêu của phật học, song nếu biết cách áp dụng lời phật thì đấy lại chính là trường thực nghiệm phật học.
Trong tự viện, hàng đệ tử xuất gia đã có môi trường khá tốt để tu tập, thực hành bố thí, trì giới, phóng sinh... nhưng một người tại gia hành nghề đánh cá, một nông phu cần phun thuốc sâu để giữ cho mùa màng bội thu... thì phải làm gì, phải làm như thế nào để vừa sống được trong đời lại vừa có thể học và thực hành lời phật? trong trường hợp này, nếu khư khư lí thuyết thì bấy giờ giáo lý đạo phật chỉ phục vụ cho giáo lý thuần túy chứ không thể phục vụ cho cuộc đời; ngược lại, nếu người tại gia vẫn khư khư theo tập quán suy nghĩ và hành động của người tại gia thì họ không có cơ may học hành phật pháp. tìm tiếp điểm cho hai đường thẳng song song này là vấn đề mà các nhà phật học xưa nay quan tâm.