1. Lược Sử Triết Học
Cuốn lược sử triết học hấp dẫn mà bạn đang cầm trên tay không chỉ giới thiệu những triết gia vĩ đại nhất của truyền thống triết học phương Tây mà còn khám phá những tư tưởng cuốn hút của họ về thế giới cũng như cách lý tưởng nhất để sống với thế giới. Gói gọn trong bốn mươi chương nội dung, Nigel Warburton đưa chúng ta lướt qua một loạt tư tưởng quan trọng trong lịch sử triết học. Những mẩu chuyện thú vị xoay quanh cuộc sống cũng như cái chết của các triết gia “đa sự” được ông đề cập trong tác phẩm này - từ những triết gia cổ đại bàn luận về tự do hay linh hồn, cho đến Peter Singer, người khơi gợi suy ngẫm tới những vấn đề nhức nhối về triết lý cũng như luân lý đang ám ảnh thời đại mà chúng ta đang sống.
Qua sự dẫn dắt của ngòi bút Warburton, triết học không khô khan như ta tưởng mà có sự thú vị và cuốn hút đầy trí tuệ. Hơn thế, ông đã truyền cảm hứng cho tất cả chúng ta cùng suy ngẫm, bàn thảo, biện luận và đặt ra thêm những câu hỏi mới. Lược sử Triết học đã phác họa những nét khái quát nhất về công cuộc đốt đuốc đi tìm tri thức triết học suốt chiều dọc lịch sử nhân loại. Và nay, nó đang mời gọi chúng ta hãy bước tiếp cuộc hành trình đó.
2.Tính Siêu Việt Của Tự Ngã - Phác Thảo Một Mô Tả Hiện Tượng Học
Tính siêu việt của Tự ngã - Phác thảo một lối mô tả hiện tượng học được viết vào năm 1934 và công bố lần đầu vào năm 1936, là thành quả đầu tay của Jean-Paul Sartre sau quá trình nghiên cứu hiện tượng học Husserl tại Đức. Trong đó, ông không những đã kế thừa xuất sắc các lập trường hiện tượng học được Husserl khai triển trong hai tác phẩm nền tảng là Ý niệm dẫn đạo cho một môn hiện tượng học và Các nghiên cứu logic học, mà còn phê phán lý thuyết của Husserl về cái Tôi siêu nghiệm, rồi triển khai quan niệm của chính ông về Tự ngã.
Nhan đề "Tĩnh siêu việt của Tự ngã" mà Sartre dùng có hai mục đích: Một là, ông muốn cho thấy rằng Tự ngã là cái siêu việt chứ không phải là "cư dân" của ý thức. Hai là, ông muốn kêu gọi độc giả vượt ra khỏi quan niệm phổ biến trong đời sống văn hóa và trí tuệ coi Tự ngã là cái siêu nghiệm, theo nghĩa nó được bao gồm trong ý thức, mà Husserl đã viện đến.
Công trình này không những giúp Sartre có được một vị trí trong phong trào hiện tượng học mà còn đặt nền tảng cho các lý thuyết triết học hiện sinh của ông sau này, nhất là cho kiệt tác Tồn tại và Hư vô (1943).
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Nhã Nam |
---|---|
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Thế Giới |
SKU | 4537156389525 |
aristotle socrates émile hay là về giáo dục hồ chí minh bàn về tự do chu dịch huyền giải tư tưởng hồ chí minh thần thoại sisyphus chính trị alain de botton thế giới như tôi thấy suy ngẫm cuối cùng vào buổi tối chủ nghĩa khắc kỷ zarathustra phong cách hồ chí minh lý minh tuấn năng lực tinh thần triết học cái ác một chỉ dẫn cho người bị bối rối khắc kỷ từ zeno đến marcusaurelius dịch học tinh hoa nỗi lo âu về địa vị triết học giáo dục kant zarathustra đã nói như thế nhà tư tưởng lớn nỗi lo âu về địa vị - alain de botton 60 phút adam smith trong 60 phút