Sách - Combo 4 Cuốn Tứ Thư: Đại Học + Luận Ngữ + Trung Dung + Mạnh Tử - SBOOKS

THÔNG TIN TÁC PHẨMTên tác phẩm: Combo 4 Cuốn Tứ Thư: Đại Học + Luận Ngữ + Trung Dung + Mạnh TửTác giả: Chu HyThương Hiệu: SBOOKSNhà xuất bản: NXB Văn HọcNăm xuất bản: 2024Loại bìa: Bìa mềmKhổ:...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách - Combo 4 Cuốn Tứ Thư: Đại Học + Luận Ngữ + Trung Dung + Mạnh Tử - SBOOKS

THÔNG TIN TÁC PHẨM

  • Tên tác phẩm: Combo 4 Cuốn Tứ Thư: Đại Học + Luận Ngữ + Trung Dung + Mạnh Tử
  • Tác giả: Chu Hy
  • Thương Hiệu: SBOOKS
  • Nhà xuất bản: NXB Văn Học
  • Năm xuất bản: 2024
  • Loại bìa: Bìa mềm
  • Khổ: 13x20,5 cm
  • Số trang: 1004

_________________________________

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM

Tứ Thư là bộ 4 tác phẩm kinh điển của Nho giáo Trung Hoa, được Chu Hy thời nhà Tống tuyển chọn, tổng hợp những học luận quan trọng của các bậc trí giả. Bộ sách gồm 4 tác phẩm: 

1. Đại Học 

Đại học là thiên thứ bốn mươi hai trong bốn mươi chín thiên của bộ sách Lễ ký, tương truyền là của Tăng Tử.

Khổng Dĩnh Đạt đời Đường nói: “Thử Đại học chi thiên, luận học thành chi sự, năng trị kỳ quốc, chương minh kỳ đức ư thiên hạ” (Thiên Đại học này luận việc học thành, có thể trị nước, làm sáng tỏ đức với thiên hạ).

Xét về nội dung thì Đại học bao hàm cả luân lý, triết học và chính trị, dung hòa thành một thể thống nhất. Sách này nêu ra ba cương lĩnh lớn là “minh minh đức”, “thân dân” và “chỉ ư chí thiện” cùng với tám điều mục là “cách vật”, “trí tri”, “thành ý”, “chính tâm”, “tu thân”, “tề gia”, “trị quốc” và “bình thiên hạ”, đó là những cương lĩnh cơ bản và nguyên tắc chủ yếu của cái học “nội thánh ngoại vương” của Nho gia.

 

2. Trung Dung 

Giống như Đại học, Trung dung vốn cũng là một thiên trong bộ sách Lễ ký, tương truyền tác giả là Tử Tư, tức Khổng Cấp, cháu đích tôn của Khổng Tử.

Vậy trung dung là gì?

Trình Tử giải thích: “Bất thiên chi vị trung, bất dịch chi vị dung. Trung giả thiên hạ chi chính đạo; dung giả thiên hạ chi định lý” (Không thiên lệch gọi là trung, không dời đổi gọi là dung. Trung là con đường chính đáng của thiên hạ, dung là cái lẽ cố định của thiên hạ). Chu Hy giải thích: “Trung giả, bất thiên bất ỷ, vô quá bất cập chi danh; trung, bình thường dã” (Trung là không nghiêng không dựa, không thái quá mà cũng chẳng nửa vời; dung nghĩa là bình thường vậy).

Về giá trị của Trung dung, Phan Khoang cho rằng sách này “gồm hết cái uyên áo của triết lý Khổng giáo, là sách tả người quân tử tường tận hơn cả, mà giáo lý cốt yếu của đạo Khổng là cái quan niệm về người quân tử”. Tuy nhiên “vì ý tứ siêu việt, nghĩa lý u ẩn, các chương cú mới xem qua như rời rạc, nên người mới học khó mà hiểu hết được”. Bởi ý nghĩa sâu sắc đó, Trung dung tuy chỉ là một quyển sách ngắn, nhưng lại được xếp sau cùng trong trình tự đọc Tứ thư, người học phải đọc Đại học, Luận ngữ, Mạnh Tử trước rồi mới đọc tới Trung dung, có như vậy mới lĩnh hội được hết ý nghĩa của đạo trung dung và vận dụng đúng cách trong mọi tình huống của cuộc sống.

3. Luận Ngữ 

Tư Mã Thiên đánh giá:

Ta đọc sách của họ Khổng, tưởng như thấy được người. Khi sang nước Lỗ, xem miếu đường, xa phục và lễ khí của Trọng Ni, các học trò tập lễ theo đúng mùa ngay tại nhà, ta cứ nán lại không đi được. Quân vương với hiền nhân trong thiên hạ rất nhiều, đương thời vinh hiển, nhưng chết đi là xong. Khổng Tử xuất thân áo vải, truyền hơn mười đời, được mọi học giả tôn làm thầy. Từ thiên tử đến chư hầu Trung Quốc, khi nói đến lục nghệ đều lấy phu tử làm chuẩn mực, có thể nói là bậc chí thánh vậy.

Luận ngữ là tác phẩm tái hiện cuộc đời và tư tưởng của Khổng Tử chân thật nhất. Trong Luận ngữ tập chú, Chu Hy nói rằng “Khổng Tử san Thi Thư, định Lễ Nhạc, tán Chu Dịch, tu Xuân Thu”. Với tầm ảnh hưởng của Chu Hy, thuyết này đã trở thành chính thống. Và lục kinh Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch, Xuân Thu cũng gắn liền với tên tuổi Khổng Tử, trở thành các tác phẩm tiêu biểu mỗi khi nhắc đến ông.

Luận ngữ ra đời vào khoảng thời Chiến Quốc (475-221 trước Công nguyên). Về tựa sách, Thích danh của Lưu Hy thời Đông Hán giải thích: “Luận là luân, có nghĩa là luân lý. Ngữ là tường thuật, tường thuật những điều bản thân muốn nói ra”. Phó Huyền thời Tây Tấn giải thích đơn giản hơn: “Khi xưa Trọng Ni mất, bọn học trò như Trọng Cung truy luận lời phu tử, gọi là Luận ngữ”.

Về chiều sâu của tác phẩm, Trình Di đời Tống nói: “Di này đọc Luận ngữ từ năm mười bảy, mười tám tuổi, bấy giờ đã hiểu thông câu chữ. Nhưng càng đọc lâu, càng nhận thấy ý nghĩa thật sâu xa”. Vậy nên: đọc Luận ngữ, đòi hỏi sự nghiền ngẫm lâu dài!

 

4. Mạnh Tử 

Chí nguyện của Mạnh Tử là kế nghiệp Khổng Tử, do đó với chế độ thống trị đương thời, thái độ của ông cơ bản là ủng hộ. Tuy Mạnh Tử ủng hộ chế độ nhà Chu, nhưng quan điểm căn bản về chính trị, về kinh tế thì rất khác với quan điểm truyền thống. Theo quan điểm truyền thống, tất cả chế độ chính trị và kinh tế được đặt ra vì quý tộc. Theo quan điểm của Mạnh Tử thì tất cả được đặt ra vì nhân dân. Quan điểm tất cả được đặt ra vì nhân dân là tư tưởng căn bản về triết học chính trị và triết học xã hội của Mạnh Tử.

Mạnh Tử cho rằng tất cả chế độ chính trị và kinh tế đặt ra đều vì dân, nên trong thiên Tận tâm - hạ, ông nói: Dân quý nhất, thứ nữa là xã tắc, cuối cùng mới đến vua. Cho nên: được lòng dân thì làm thiên tử, được lòng thiên tử thì làm chư hầu, được lòng chư hầu thì làm đại phu.

Mạnh Tử vẫn chủ trương duy trì thiên tử, chư hầu, đại phu, những người trị dân này tồn tại, như “nhà Chu ban tước lộc”; nhưng lý do để những người trị dân tồn tại, hoàn toàn là bởi “được lòng dân”. Nếu kẻ gọi là vua không được lòng dân thì sẽ đánh mất đi lý do để mình trở thành vua, tức không còn là vua nữa. Tuy Mạnh Tử vẫn cho rằng trong xã hội vẫn nên có quân tử với bình dân, nên phân biệt kẻ trị người với người bị trị, nhưng sự phân biệt này hoàn toàn vì mục đích phân công để hỗ trợ lẫn nhau.

 

_________________________________

SBOOKS CAM KẾT:

- Mọi đơn hàng đều được đóng gói tỉ mỉ và cẩn thận.

- Sbooks luôn có chương trình tốt cho mọi đơn hàng.

- Đổi trả sản phẩm trong vòng 7 ngày nếu lỗi từ nhà sản xuất.

_________________________________

SỨ MỆNH:

- Sbooks được hình thành bởi sứ mệnh lan tỏa trí tuệ đến với mọi người.

- Sbooks luôn hi vọng mỗi sản phẩm được quý khách hàng lựa chọn sẽ mang lại nhiều giá trị cho bản thân.

*****************

Sbooks biết rằng người đọc có rất nhiều sự lựa chọn nhưng lại dành sự lựa chọn đó cho Sbooks, Sbooks xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến người đọc. Chúc Quý Khách Hàng có 1 ngày mua sắm vui vẻ ^^!!!

 

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hình ảnh sản phẩm

Sách - Combo 4 Cuốn Tứ Thư: Đại Học + Luận Ngữ + Trung Dung + Mạnh Tử - SBOOKS
Sách - Combo 4 Cuốn Tứ Thư: Đại Học + Luận Ngữ + Trung Dung + Mạnh Tử - SBOOKS
Sách - Combo 4 Cuốn Tứ Thư: Đại Học + Luận Ngữ + Trung Dung + Mạnh Tử - SBOOKS
Sách - Combo 4 Cuốn Tứ Thư: Đại Học + Luận Ngữ + Trung Dung + Mạnh Tử - SBOOKS
Sách - Combo 4 Cuốn Tứ Thư: Đại Học + Luận Ngữ + Trung Dung + Mạnh Tử - SBOOKS
Sách - Combo 4 Cuốn Tứ Thư: Đại Học + Luận Ngữ + Trung Dung + Mạnh Tử - SBOOKS
Sách - Combo 4 Cuốn Tứ Thư: Đại Học + Luận Ngữ + Trung Dung + Mạnh Tử - SBOOKS
Sách - Combo 4 Cuốn Tứ Thư: Đại Học + Luận Ngữ + Trung Dung + Mạnh Tử - SBOOKS
Sách - Combo 4 Cuốn Tứ Thư: Đại Học + Luận Ngữ + Trung Dung + Mạnh Tử - SBOOKS
Sách - Combo 4 Cuốn Tứ Thư: Đại Học + Luận Ngữ + Trung Dung + Mạnh Tử - SBOOKS

Giá F3

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhSBOOKS
Ngày xuất bản2024-05-25 14:03:56
Loại bìaBìa mềm
Số trang1004
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Văn Học
SKU5948687582877
Liên kết: Kem dưỡng trắng chống lão hóa Yehwadam Heaven Grade Ginseng Rejuvenating Cream (50ml)