Trong lĩnh vực khảo cứu, dịch thuật, Ngô Tất Tố là người có những công trình nghiêm túc, như bộ Việt Nam văn học, các bộ Hoàng Lê Nhất Thống Chí, Đường Thi, Lão Tử, Mặc Tử, Kinh Dịch..đều được ông dịch và chú giải rõ ràng.
Trong Kinh Dịch các yếu tố duy vật, tiến bộ của học thuyết Mặc Địch, các triết lý nhân sinh trong Kinh Dịch được Ngô Tất Tố trình bày một cách khách quan khoa học . Ông cho rằng, đây là một cuốn sách lạ trong văn học giới của nhân loại ,là bộ sách cổ triết học phương Đông. Nhưng Kinh Dịch không như Kinh Thi, Kinh Thư, nó là thứ sách nói hết sự lý vô cùng , vô tận của thiên hạ đời sau, chỉ một hai chữ đã là một cái đạo lý...
Khổng Tử đã từng nói: “Nếu cho tôi sống thêm vài năm nữa, thì cho dù 50 tuổi học Kinh Dịch cũng không phải là sai lầm”.
Có thể nói, Kinh Dịch là một trước tác kinh điển lâu đời nhất, kết tinh trí tuệ của văn hóa Trung Hoa cổ đại. Kinh Dịch phát hiện tính quy luật và phương pháp nhận thức, dự đoán, xử lý sự vật, và với ý nghí nghĩa phương pháp luận này, nó có ảnh hưởng quan trọng đối với nhiều lĩnh vực như triết học, khoa học xã hội, văn hóa nghệ thuật… của Trung Quốc từ xưa đến nay.
Trong Kinh Dịch có 384 hào, có nghĩa là có 384 lời khuyên hữu ích.
Lật mở từng trang sách, bạn sẽ có cảm giác nhẹ nhàng, khoan khoái, bạn hẳn sẽ không nghĩ rằng quản lý trong học thuật truyền thống lại được viết ra gần gũi, dễ hiểu đến thế. Ở đó, bạn không hề thấy bất kỳ hơi thở nào mang âm hưởng nghiên cứu Nho giáo, càng không hề thấy chỗ nào khó hiểu cả. Đáng quý hơn là, bạn sẽ thấy mỗi một điểm trong cuốn sách này đều liên quan mật thiết đến công việc của bản thân mình. Mỗi một quan điểm, mỗi một kiến giải trong đó đều giúp chúng ta thoát ra khỏi khó khăn và cản trở để trưởng thành trong công việc Newshop.vn xin mời bạn đọc đón xem cuốn Kinh Dịch Trọn Bộ (Bìa Cứng) của Ngô Tất Tố #newshop #newshop hân hạnh giới thiệu đến bạn đọc! ---------------------------------- Công ty phát hành: Nhà Sách Minh Thắng Năm Xuất Bản: 2019 Số Trang: 718 Tác Giả: Ngô Tất Tố Kích Thước: 16x24 Nhà Xuất bản: NXB Hồng Đức Bìa: Cứng