Thông tin chi tiết Công ty phát hành KNBOOKS Tác giả: Will Durant Ngày xuất bản 10-2018 Dịch Giả Nguyễn Hiến Lê Số trang 526 MÔ TẢ SẢN PHẨM Lịch Sử Văn Minh Ả Rập – dịch giả Nguyễn Hiến Lê
Thế giới Ả Rập còn gọi là dân tộc Ả Rập hoặc các quốc gia Ả Rập, hiện gồm có 22 quốc gia nói tiếng Ả Rập thuộc Liên đoàn Ả Rập. Lãnh thổ của các quốc gia Ả Rập trải dài từ Đại Tây Dương tại phía tây đến biển Ả Rập tại phía đông, và từ Địa Trung Hải tại phía bắc đến Sừng châu Phi và Ấn Độ Dương tại phía đông nam. Tổng dân số thế giới Ả Rập là khoảng 422 triệu người theo số liệu năm 2012, trên một nửa trong số đó dưới 25 tuổi.
Trong thời Trung đại, thế giới Ả Rập đồng nghĩa với các đế quốc Ả Rập trong lịch sử. Chủ nghĩa dân tộc Ả Rập trỗi dậy vào nửa cuối của thế kỷ 19, cùng với các phong trào dân tộc chủ nghĩa khác bên trong Đế quốc Ottoman. Liên đoàn Ả Rập được thành lập vào năm 1945 nhằm đại diện cho lợi ích của nhân dân Ả Rập và đặc biệt là theo đuổi thống nhất chính trị các quốc gia Ả Rập; một kế hoạch được gọi là chủ nghĩa liên Ả Rập
Trong tôn giáo, đa số dân chúng trong thế giới Ả Rập trung thành với Hồi giáo, và tôn giáo này có vị thế chính thức tại hầu hết các quốc gia trong số đó. Luật Shariah hiện diện một phần trong hệ thống tư pháp tại một số quốc gia (đặc biệt là bán đảo Ả Rập), trong khi các quốc gia khác có tư pháp thế tục. Đa số các quốc gia Ả Rập tin theo Hồi giáo Sunni, riêng Iraq và Bahrain có cộng đồng Hồi giáo Shia chiếm đa số, còn Liban, Yemen và Kuwait có một thiểu số Shia lớn. Tại Ả Rập Xê Út, các nhóm Ismail cũng tồn tại trong vùng Al-Hasa ở miền đông và thành phố Najran ở miền nam. Hồi giáo Ibadi được hành đạo tại Oman, tín đồ Ibadi chiếm khoảng 75% số người Hồi giáo tại Oman.
Ngoài ra còn có các tín đồ Cơ Đốc giáo trong thế giới Ả Rập, đặc biệt là tại Ai Cập, Syria, Liban, Iraq, Jordan và Palestine. Các cộng đồng Copt, Maronite và Assyria cô lập lần lượt tồn tại trong thung lũng sông Nin, Levant và miền bắc Iraq. Các cộng đồng người người Assyria, Armenia, Syriac-Arame và Cơ Đốc giáo Ả Rập phân bổ khắp Iraq, Syria, Liban và Jordan, nhiều cộng đồng bị thu hẹp do các xung đột khác nhau trong khu vực.
Trong quá khứ, chế độ nô lệ trong thế giới Hồi giáo phát triển từ những thực tiễn về chế độ nô lệ trong thế giới Ả Rập thời kỳ tiền Hồi giáo.
Văn minh Ả Rập vô cùng phong phú, có một cuốn sách mà bạn sẽ tìm thấy được những giá trị ở đó là “Lịch sử văn minh Ả Rập”.
Lịch sử văn minh Ả Rập – cuốn sách theo chiều dài lịch sử Ả Rập
Nếu quý độc giả là người muốn được khám phá thế giới quanh mình thì không nên bỏ qua cuốn sách “Lịch sử văn minh Ả Rập”. Như một cuốn nhật ký xâu chuỗi lại những giá trị văn hóa về tôn giáo, nghệ thuật, tín ngưỡng, con người,… trải dài qua các giai đoạn lịch sử từ năm 569-632 Mahomet đến 1260-1277 Baibars làm chúa Mameluk.
Với 475 trang sách, có thể nhiều độc giả sẽ cho cuốn sách Văn minh Hồi giáo này dài quá, nhưng các học giả sẽ chê nó ngắn quá, thiếu sót. Chỉ tại những điểm tuyệt đỉnh của lịch sử, xã hội mới sản xuất được cùng trong thời gian những vĩ nhân trong chính giới, giáo giới, trong văn học, hóa học, triết học và y học nhiều như Hồi giáo trong bốn thế kỷ từ Haroun al – Rashid tới Averroès … Nhưng một phần lớn, nhất là về chính trị, thơ ca và nghệ thuật riêng của dân tộc Ả Rập là đáng quý và đáng trân trọng vô cùng!
Mở đầu cuốn sách là sự lý giải về bộc phát của bán đảo Ả Rập là biến cố lạ lùng nhất trong lịch sử thời Trung cổ; hậu quả của nó là một nửa thế giới ở chung quanh Địa Trung Hải bị người Ả Rập xâm chiếm và cải giáo (biến đổi tín ngưỡng). Không có bán đảo nào lớn bằng bán đảo Ả Rập: chiều dài nhất được hai ngàn hai trăm cây số. Về phương diện địa chất, bán đảo đó tiếp tục sa mạc Sahara, là một phần của cái đai cát đi ngang qua Ba Tư, tới tận sa mạc Gobi.
Còn rất nhiều điều thú vị về văn minh Ả Rập mà bạn chưa từng biết đến, tôi nghĩ cuốn sách sẽ là cơ hội để bạn tiếp cận nền văn minh này mà không phải tìm các nguồn từ đâu cả.