Giới thiệu [Mã LIFEMALL995 giảm 10% đơn 99K] Sách - Ngày hôm nay mang tên hạnh phúc
Ngày hôm nay mang tên hạnh phúc (Tặng kèm Postcard bốn mùa ngẫu nhiên)
Tác giả: Beop Sang Số trang: 307 trang Khổ: 13×19 Nhà xuất bản: Lao Động Xã Hội Công ty phát hành: Thái Hà
[ThaiHaBooks] Mỗi ngày, hãy thử lắng tai nghe những câu chuyện mà thiên nhiên mang đến. Hãy phiêu mình theo điệu nhạc do thiên nhiên tạo nên. Nếu ta ngắm nhìn phong cảnh này bằng cả năm giác quan thì cuộc sống bận rộn sẽ biến mất lúc nào không hay, cả thế giới bỗng chốc sẽ chậm lại và tất cả những gì đẹp đẽ như sự tĩnh lặng, yên bình, hạnh phúc, cảm động, sung túc sẽ bung nở rực rỡ tựa như những bông hoa tuyết. Khi ta tạm dừng dòng suy nghĩ ngổn ngang trong đầu và ghé tai nghe tiếng thở của tạo hóa thì thế giới mà ta đang sống sẽ dần thay đổi sang một góc độ hoàn toàn khác. Từng tế bào trong cơ thể ta chìm đắm vào trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn. Dường như những gì đẹp đẽ nhất, thần bí nhất những tưởng chỉ có trong truyện cổ tích chợt hiển hiện ngay lúc này. Chúng ta đang sống trong một thế giới mà tất cả đều lặp đi lặp lại từ ngày này sang tháng nọ nhưng chỉ cần ta tạm gác những suy tư sang một bên để lắng nghe tiếng thì thầm của những sinh linh bé nhỏ, yếu ớt hoặc chí ít là lặng ngắm những góc khuất trong chính bản thân mình thì cuộc sống rạng rỡ sẽ mở ra trước mắt ta dưới một góc độ hoàn toàn mới.
Cuộc sống luôn lấp lánh những điều tuyệt vời làm người ta lóa mắt. Chỉ có điều ý thức khiến ta ngần ngại nhìn thẳng vào sự thật cuộc sống mà thôi. Dạo gần đây, tôi thường hay nghe thấy những câu như thế này: “Cuộc sống này thật mệt mỏi. Bức bối quá. Đau quá. Chết mất thôi. Khổ sở quá.” Thực ra không phải gần đây tôi mới nghe thấy những lời than vãn này. Không chỉ ở thời điểm hiện tại mà ngay từ thời xa xưa con người ta đã không ngừng than vãn. Liệu ta có thể tìm ra lời giải đáp chính xác và rõ ràng cho vấn đề này không? Từ trước đến nay đã có rất nhiều bậc thánh nhân, những người thầy hướng dẫn về mặt tâm linh trả lời vấn đề đau khổ này. Mặc dù đã trải qua một thời gian dài nhưng những lời giải đó vẫn mãi là nguồn tri thức to lớn và trở thành kim chỉ nam trong cuộc sống của con người thời hiện đại. Tuy nhiên, chỉ cần nhìn thoáng qua chúng ta cũng sẽ cảm nhận được rằng lời giải của các bậc thánh nhân, các nhà hiền triết hay những người thầy hướng dẫn về mặt tâm linh thuộc đủ mọi tôn giáo, triết học là khác nhau. Chúng ta sẽ luôn ở trong trạng thái băn khoăn tự hỏi nên làm theo lời dạy nào, lời dạy nào là gần gũi với ánh sáng chân lí nhất, nên lựa chọn và tin theo tôn giáo nào. Có vẻ như ta sẽ khó có thể tìm được ra đáp án đúng. Bởi vì tất cả là do sự lựa chọn của ta mà thôi. Nếu dành thời gian nghiền ngẫm những lời giáo huấn của các bậc thánh nhân có chức sắc tôn giáo, những người thầy hướng dẫn về mặt tâm linh hay các nhà hiền triết nổi tiếng của nhân loại, chúng ta sẽ bất ngờ khi nhận ra rằng những lời dạy đó về bản chất là không khác nhau. Mặc dù có thể chúng khác nhau ở phương thức biểu đạt, nội dung, cách thực hiện và định kiến khi nhìn nhận về cuộc sống nhưng nếu đi sâu vào trọng tâm căn bản, ta sẽ nhận ra chúng ở trong mối liên kết hết sức thần bí. Việc bản chất của những lời giáo huấn tương thông nhau mặc cho những khác biệt về truyền thống tôn giáo, đất nước hay thời đại có ý nghĩa gì? Điều đó có nghĩa rằng dù được gọi bằng bất cứ tên gọi nào đi chăng nữa thì vẫn luôn tồn tại một chân lí căn bản góp phần hình thành nên nền tảng của vũ trụ và cuộc sống này.
Đôi khi những lời giáo huấn ấy được hiểu với những ý nghĩa hoàn toàn khác nhau do sự khác biệt về ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, bối cảnh văn hóa nhưng nếu nhìn kỹ vào thuộc tính của những chân lí tương đồng gặp gỡ nhau tại căn nguyên thì khắp cơ thể ta sẽ dâng lên hai dòng cảm xúc vừa xúc động sâu sắc vừa rùng mình. Mọi chuyện sẽ ra sao nếu chúng ta có thể tìm ra trọng tâm của những lời giáo huấn gặp gỡ nhau tại căn nguyên cho dù giữa chúng có sự khác biệt về truyền thống? Nếu làm được điều đó thì dù có là người theo tôn giáo nào, mang trong mình những tư tưởng triết học và giá trị quan như thế nào, tin tưởng và đi theo thầy nào cũng sẽ không còn quan trọng nữa, ai cũng có thể tin và làm theo lời giáo huấn đó. Còn gì tuyệt vời hơn việc lời giáo huấn chứa đựng những nội dung mang tính hiện thực đó có thể trực tiếp tác động nhằm giải quyết những vấn đề đau khổ mà bất kỳ ai cũng mắc phải trong cuộc sống?
Cuốn sách này được viết dựa trên những suy nghĩ như vậy, xuất phát từ quan điểm mang tính hiện thực về chân lí, cái mà ta có thể bắt gặp ở căn nguyên của những tư tưởng và lời giáo huấn, không bị trói buộc bởi bất kỳ một khuôn mẫu đặc biệt nào. Đặt trọng tâm xoay quanh hai phương diện “Phải sống như thế nào?”, “Phải suy nghĩ như thế nào?”, tôi muốn phân tích việc sống trên đời có nghĩa là phải sống với thái độ như thế nào.
Bốn thái độ sống “chấp nhận”, “buông bỏ”, “quán chiếu”, “giác ngộ” được phân tích ở đây là những nội dung mang tính trọng tâm được diễn giải một cách chung nhất không phân biệt tôn giáo, hệ tư tưởng, triết học. Nói cách khác, đó chính là phương hướng cuộ