Sách - Nghệ Thuật Tạo Tác Tượng Phật Trong Các Ngôi Chùa Việt Tặng Kèm Bookmark

Sách & Tạp Chí > Sách > Sách Du Lịch - Du Ký || Sách - Nghệ Thuật Tạo Tác Tượng Phật Trong Các Ngôi Chùa Việt Tặng Kèm Bookmark
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách - Nghệ Thuật Tạo Tác Tượng Phật Trong Các Ngôi Chùa Việt Tặng Kèm Bookmark

Nghệ Thuật Tạo Tác Tượng Phật Trong Các Ngôi Chùa Việt
( Tặng Postcard bốn mùa ngẫu nhiên )

Công ty phát hành: Thái Hà
Tác giả: Trang Thanh Hiền
Ngày xuất bản: 12-2019
Kích thước: 20x20 cm
Loại bìa: Bìa mềm
Số trang: 339

Nghệ thuật tạo tác tượng Phật ở Việt Nam là một trong những nghề có truyền thống lâu đời. Cho đến ngày nay, không ai biết chắc chắn nghề tạc tượng có từ bao giờ nhưng sự ra đời và phát triển của nó luôn song hành với việc thực hành nghi lễ tín ngưỡng Phật giáo nói chung. Những pho tượng Phật sớm nhất được biết đến ở Việt Nam hiện nay có niên đại khá muộn khoảng TK 11, trong khi đó sách vở thư tịch ghi chép về Phật giáo ở Việt Nam lại khá sớm. Theo đó, đạo Phật được truyền vào Việt Nam vào đầu công nguyên ở Luy Lâu, sau đó chuyển sang hai trung tâm Bành Thành, Lạc Dương ở Trung Hoa. Pho tượng Phật sớm nhất trong nghệ thuật Phật giáo Việt còn lại đến nay là tượng Adiđà chùa Phật Tích. Một trong những tác phẩm chuẩn mực nhất so với ba pho tượng có niên đại Lý còn sót lại. Nó giúp chúng ta hình dung về các nguyên tắc tạo tác tượng Phật giai đoạn này. Thời Trần, gần như không còn dấu tích nào về tượng Phật. Nghệ thuật Phật giáo thời Lê sơ thì hoàn toàn vắng bóng. Chỉ đến thời Mạc, với sự phục hưng của Phật giáo, nghệ thuật tạo tác tượng Phật đã cho ra đời những tác phẩm được xem là di sản của người Việt còn lại đến ngày nay. Lúc này, nghệ thuật tạo tác tượng Phật cũng đã khác xa với các nguyên tắc tạo hình mà chúng ta đã biết đến vào thời Lý ảnh hưởng đậm nét nghệ thuật Ấn Độ. Các tác phẩm vô cùng nổi tiếng niện đại TK 16 như Quan m chùa Hội Hạ, Di Đà Tam Tôn chùa Thầy, TK 17 như Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn chùa Bút Tháp, TK18 như mười tám vị Tổ chùa Tây Phươ cùng vô số các pho tượng khác đã làm nên một điện Phật đông đảo.

Các tác phẩm điêu khắc phong phú và vô cùng sinh động này đã phản ánh thực tế nghệ thuật Phật giáo Việt ít nhiều chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Phật giáo thời Minh Thanh Trung Quốc. Dẫu vậy, điều thú vị là dù không ngừng tiếp nhận các nguồn ảnh hưởng, trải hàng bao thế kỷ, nghệ thuật Việt qua bàn tay tài hoa của những người thợ đã đồng hóa các nguyên tắc tạo hình đó để làm nên các giá trị bản sắc Việt độc đáo. Nếu theo các ghi chép về các vị tổ nghề ở Việt Nam, thì tổ nghề tạc tượng ở làng Sơn Đồng có thần tích từ trước thời Đinh, Lê; tổ nghề làng Bảo Hà, hay Hồng Lục, Liễu Chàng truyền nghề vào khoảng TK 17. Các sách tạo tác tượng Phật còn được bảo tồn trong kho di sản Hán Nôm hiện nay có niên đại muộn hơn nữa và thường được trùng san vào TK 19. Vậy việc tạo tác các pho tượng Phật trong các ngôi chùa Việt từ xa xưa cho đến nay đã được hình thành như thế nào (?). Các cuốn sách về tạo tác tượng Phật đó liệu có phản ánh được các giá trị, các chuẩn tắc được nhìn thấy trong các tác phẩm điêu khắc Phật giáo Việt (?).

Đây cũng là mục đích được chúng tôi đặt ra trong chuyên khảo này với hy vọng làm sáng tỏ được những vấn đề về nghệ thuật tạo tác tượng Phật ở Việt Nam. Từ đó đưa ra cái nhìn về sự biến động, giao thoa, ả

Hình ảnh sản phẩm

Sách - Nghệ Thuật Tạo Tác Tượng Phật Trong Các Ngôi Chùa Việt Tặng Kèm Bookmark
Sách - Nghệ Thuật Tạo Tác Tượng Phật Trong Các Ngôi Chùa Việt Tặng Kèm Bookmark
Sách - Nghệ Thuật Tạo Tác Tượng Phật Trong Các Ngôi Chùa Việt Tặng Kèm Bookmark
Sách - Nghệ Thuật Tạo Tác Tượng Phật Trong Các Ngôi Chùa Việt Tặng Kèm Bookmark
Sách - Nghệ Thuật Tạo Tác Tượng Phật Trong Các Ngôi Chùa Việt Tặng Kèm Bookmark
Sách - Nghệ Thuật Tạo Tác Tượng Phật Trong Các Ngôi Chùa Việt Tặng Kèm Bookmark

Giá WIOTX
Liên kết: Má hồng dạng nước Hydro Cushion Blush 01 Red The Face Shop (màu Đỏ Hồng)