Sách Nguồn Gốc Trật Tự Chính Trị: Từ Thời Tiền Sử Đến Cách Mạng Pháp

Thương hiệu: Francis Fukuyama | Xem thêm các sản phẩm Lịch Sử Thế Giới của Francis Fukuyama
Nguồn Gốc Trật Tự Chính Trị: Từ Thời Tiền Sử Đến Cách Mạng Pháp Nhà xuất bản : Nhà Xuất Bản Tri thức. Công ty phát hành : Omega Plus. Tác giả : Francis Fukuyama. Kích thước : 16 x...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách Nguồn Gốc Trật Tự Chính Trị: Từ Thời Tiền Sử Đến Cách Mạng Pháp

Nguồn Gốc Trật Tự Chính Trị: Từ Thời Tiền Sử Đến Cách Mạng Pháp


Nhà xuất bản : Nhà Xuất Bản Tri thức.
Công ty phát hành : Omega Plus.
Tác giả : Francis Fukuyama.
Kích thước : 16 x 24 cm.
Số trang : 785.
Ngày xuất bản : .
Loại bìa : Bìa cứng.

Bộ sách về lý thuyết chính trị được đáng giá cao của nhà kinh tế chính trị người Mỹ Francis Fukuyama gồm có 2 tập:

Tập 1 - Nguồn gốc trật tự chính trị: Từ thời tiền sử đến cách mạng Pháp

Tập 2 - Trật tự chính trị và suy tàn chính trị: Từ cách mạng công nghiệp tới toàn cầu hóa

Bộ sách này ra đời nhằm xem xét nguồn gốc lịch sử của các thể chế chính trị cũng như quá trình suy thoái chính trị. Tập 1 bàn về quá khứ bắt đầu với các nền chính trị của những bậc tổ tiên từ thời Tiền sử, câu chuyện trải dài từ các xã hội bộ lạc đến nhà nước hiện đại đầu tiên ở Trung Hoa, từ sự khởi đầu của pháp quyền ở Ấn Độ và Trung Đông đến quá trình phát triển của trách nhiệm giải trình chính trị tại châu Âu, và kết thúc ở mốc Cách mạng Pháp nổ ra. Tập 2 sẽ đưa câu chuyện đến thời hiện đại, đặc biệt chú ý đến tác động của các thể chế phương Tây đối với các thể chế ở các xã hội ngoài phương Tây khi các xã hội này tìm cách hiện đại hóa. Và sau đó là mô tả cách phát triển chính trị xảy ra trong thế giới đương đại.

------

Nguồn Gốc Trật Tự Chính Trị: Từ Thời Tiền Sử Đến Cách Mạng Pháp

Cuốn sách ra đời năm 2011 dưới ngòi bút của nhà kinh tế–chính trị Francis Fukuyama, nói về tính ổn định của nhà nước. Tác giả vận dụng lịch sử chính trị so sánh để triển khai một lý thuyết về tính ổn định của một hệ thống chính trị. Theo Fukuyama, một nhà nước ổn định cần mang tính hiện đại và mạnh mẽ, cần tuân thủ pháp luật áp dụng hiện hành và có trách nhiệm giải trình.

Cuốn sách còn nhằm mục đích lý giải tại sao việc xây dựng nhà nước hiện đại và xây dựng các thiết chế ở những quốc gia như Afghanistan, Iraq, Somalia, Haiti, Timor-Leste, Sierra Leone và Liberia lại không được như kỳ vọng. Từ hệ quả của cuộc tấn công vào Iraq năm 2003 của Mỹ, chính quyền nước này dường như thật sự bất ngờ trước sự sụp đổ của nhà nước Iraq sau những cuộc cướp bóc và xung đột dân sự.

Một nội dung lớn trong cuốn sách chính là “trở thành Đan Mạch”, nghĩa là, tạo ra những xã hội ổn định, hòa bình, thịnh vượng, đầy đủ và trung thực. Fukuyama chỉ ra rằng tại thời điểm ông đặt bút viết tác phẩm này, 90 xã hội “nguyên thủy” đương thời/đang tồn tại đã và đang dính líu vào chiến tranh, hàm ý trật tự chính trị phải được ưu tiên hơn so với các cấu trúc xã hội nguyên thủy nếu muốn đạt được sự ổn định. Việc định hình các quốc gia (nằm ngoài thế giới phương Tây) theo hình mẫu dân chủ kiểu phương Tây đã thất bại – lý do là gì? Người đọc hãy theo chân Fukuyama tìm hiểu căn nguyên cho điều đó qua hai chặng: tìm kiếm nguồn gốc thật sự của trật tự chính trị, và lần theo lịch sử của Trung Hoa, Ấn Độ, châu Âu và một vài quốc gia Hồi giáo từ góc nhìn ba hợp phần.

Bởi mục tiêu của cuốn sách là tìm hiểu cách thức các thiết chế và nhà nước phát triển ở các quốc gia khác nhau nên nó còn đóng vai trò là một nghiên cứu lịch sử so sánh. Có thể nói, Nguồn Gốc Trật Tự Chính Trị: Từ Thời Tiền Sử Đến Cách Mạng Pháp là sự mở rộng, nối tiếp tác phẩm Political Order in Changing Societies (Trật tự chính trị trong các xã hội biến đổi) của Samuel P. Huntington, sánh ngang về quy mô với Súng, Vi trùng và Thép của Jared Diamond. Fukuyama lập luận dựa vào lịch sử các nước như Trung Hoa, Ấn Độ và khu vực Trung Đông trước khi tập trung vào những đường hướng đa dạng mà các nước châu Âu đã đi.

Chứa đựng khối lượng kiến thức khổng lồ và đa ngành, đa diện – lịch sử, sinh học tiến hóa, khảo cổ học và kinh tế học, công trình vừa lỗi lạc vừa gây phấn khích này của Fukuyama giới thiệu tới độc giả những cái nhìn mới mẻ về nguồn tốc của các xã hội dân chủ và đặt ra những vấn đề thiết yếu về bản chất của chính trị và sự bất mãn chính trị.

Các cột mốc mà tác phẩm đạt được:

- New York Times Notable Book năm 2011

- Globe and Mail Best Books of the Year 2011

- Kirkus Reviews Best Nonfiction năm 2011

Đánh giá/ Nhận xét của chuyên gia

- “Tham vọng và cực kỳ nên đọc.” ― The New Yorker

- “Cuốn sách nên có mặt ở mọi thư viện, trên mọi giá sách.” ― David Keymer, Library Journal

- “Tác phẩm mới của nhà lý thuyết chính trị Francis Fukuyama là một thành quả trọng yếu, có thể xếp chung giá với các công trình của một số nhà tư tưởng chuyên đề như Jean-Jacques Rousseau và John Locke, hay các nhà triết học đạo đức hiện đại các nhà kinh tế học như John Rawls và Amartya Sen… Nó mở ra một viễn cảnh, nó góp một tiếng nói vào những vấn đề nóng bỏng về chính trị hiện thời.” ― Earl Pike, The Cleveland Plain Dealer

- “Một chiến thắng về học thuật, đồ sộ về quy mô, vững vàng về lý luận, và giàu tính khuyến nghị. Nói tóm lại, đây là một tác phẩm kinh điển.” ― Ian Morris, Slate

- “Đầy tham vọng, uyên bác và hùng hồn – đây quả là một thành tựu quan trọng đến từ một trong các học giả hàng đầu thời đại chúng ta.” ― Michael Lind, The New York Times Book Review

- “Cực kỳ hấp dẫn… Với lượng kiến thức uyên bác ấn tượng, Fukuyama chu du khắp nơi từ Trung Quốc, Ấn Độ, thế giới Islam giáo tới nhiều vùng ở châu Âu để truy tìm những cấu phần chính của trật tự chính trị tốt, cũng như cách thức và lý do mà trật tự ấy có mặt ở nơi này hay không có mặt ở nơi khác… Fukuyama vẫn là cây bút có khả năng khái quát như chúng ta đã biết từ thời The End of History, đồng thời sở hữu cái nhìn chính xác về mặt chi tiết. Thông thường, ít có cuốn sách nào về lý thuyết chính trị mà người đọc muốn đọc một mạch từ đầu chí cuối, Nguồn gốc trật tự chính trị thuộc về số ít đó.” ― The Economist

Thông tin tác giả

FRANCIS FUKUYAMA (1952)

Nhà triết học, nhà kinh tế chính trị và tác giả người Mỹ. Ông nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Harvard và từng làm việc trong bộ phận hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao Mỹ. Fukuyama hiện là giáo sư Kinh tế Chính trị Quốc tế và Giám đốc Chương trình Phát triển Quốc tế tại Trường Paul H. Nitze về Nghiên cứu Quốc tế Cấp cao, thuộc Đại học Johns Hopkins, Washington, DC.

Các tác phẩm tiêu biểu:

- The Origins of Political Order (Nguồn gốc trật tự chính trị)

- Political order and Political decay (Trật tự chính trị và Suy tàn chính trị)

- The End of History and the Last Man (Sự cáo chung của lịch sử và Con người cuối cùng)

- Identity: The Demand for Dignity and the Politics of Resentment (Bản sắc: Nhu cầu phẩm giá và Chính trị phẫn nộ)

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hình ảnh sản phẩm

Sách Nguồn Gốc Trật Tự Chính Trị: Từ Thời Tiền Sử Đến Cách Mạng Pháp
Sách Nguồn Gốc Trật Tự Chính Trị: Từ Thời Tiền Sử Đến Cách Mạng Pháp

Giá IMX

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhPhương Nam Book
Loại bìaBìa cứng
Số trang785
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Tri Thức
SKU3824589888048
Liên kết: Son dưỡng mềm môi có màu Dr. Belmeur Advanced Cica Touch Lip Balm The Face Shop