Giới thiệu Sách - Nhân Học Đối Diện Với Những Vấn Đề Của Thế Giới Hiện Đại [AlphaBooks]
Công ty phát hành: Alphabooks Tác giả: Claude Lévi-Strauss Nhà xuất bản: NXB Đà Nẵng Năm xuất bản: 2020 Số trang: 160
Giới thiệu sách: Kể từ sau công trình nổi tiếng Race et histoire (Chủng tộc và lịch sử, Huyền Giang dịch) được Hội khoa học lịch sử Việt Nam xuất bản năm 1996, khoảng mười năm trở lại đây có thêm ba công trình của ông được dịch ra tiếng Việt. Claude Lévi-Strauss vẫn là con khủng long kỳ vĩ của ngành nhân học, dân tộc học. Mùa xuân năm 1986, Claude Lévi-Strauss (1908-2009) tới Nhật Bản lần thứ tư, theo lời mời của quỹ Foundation Ishizaka, thuyết trình ba buổi ở Tokyo về chủ đề nhân học. Ông chọn tiêu đề chung cho ba bài giảng là L’Anthropologie face aux problèmes du monde moderne (Nhân học đối diện với những vấn đề của thế giới hiện đại), đó cũng là tên cuốn sách này. L’Anthropologie face aux problèmes du monde moderne (xuất bản năm 2011, sau khi Claude Lévi-Strauss mất) thuộc bộ sách “La Librairie du XXIe siècle” (ra đời năm 1989) do nhà sử học Maurice Olender chủ trì, với hơn 200 đầu sách của các học giả lớn được ấn hành.
Claude Lévi-Strauss không ngừng ưu tư về các vấn đề xã hội, về mối quan hệ giữa chủng tộc, lịch sử và văn hóa - những vấn đề nền tảng trong trước tác của ông. Trong tác phẩm này, ông tập trung bàn về: 1) Sự cáo chung của văn hóa bá quyền phương Tây; 2) Ba vấn đề lớn của thế giới đương đại: giới tính, sự phát triển kinh tế và tư duy huyền thoại; 3) Công nhận sự đa dạng văn hóa: những điều chúng ta học được từ nền văn minh Nhật Bản. Trong khi nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân học như là một “chủ nghĩa nhân đạo dân chủ” mới, Claude Lévi-Strauss khảo vấn về “Sự cáo chung của văn hóa bá quyền phương Tây”, về mối quan hệ giữa thuyết tương đối văn hóa và phán xét đạo đức. Khi khảo sát về những vấn đề của một xã hội toàn cầu hóa, ông khảo vấn cả những thực tiễn kinh tế, các vấn đề liên quan đến thụ tinh nhân tạo, mối quan hệ giữa tư duy khoa học và tư duy huyền thoại Qua ba chủ đề nêu trên, Claude Lévi-Strauss thể hiện những lo lắng ưu tư của mình về những mối tương đồng của các hình thức khác nhau của sự “bùng nổ tư tưởng” và sự hình thành chủ nghĩa cực đoan… Nhận xét về các công trình Nhân học đối diện với những vấn đề của thế giới hiện đại, nhà sử học Maurice Olender viết trong “Lời tựa” rằng: “Tác phẩm của Claude Lévi-Strauss được cả thế giới công nhận và hiện nay đã trở thành điểm khảo nghiệm tư tưởng hướng về tương lai.” Cuốn sách này được xuất bản trong khuôn khổ hợp tác giữa Omega+ với dự án Vietnamica thuộc Hội đồng Nghiên cứu châu u