Mã sản phẩm: 8936067594621 Tác giả : Hồ Chí Minh Nhà xuất bản: Văn Học Kích thước : 13.5 x 20.5 cm Năm xuất bản : 2019 Số trang : 300 Khối lượng : 250 grams Bìa : mềm Giáo sư Phương Lựu, nhà lý luận phê bình NXB Văn Học đã đưa ra bằng chứng, tuy được viết bằng chữ Hán nhưng "Nhật ký trong tù" của Bác rất khác với thơ Đường. Trước hết, nét riêng ấy có được là do từ ngữ được sử dụng theo chiều hướng phổ thông hóa, đại chúng hóa. Bên cạnh vốn từ vựng cổ được vận dụng, Bác còn đưa vào nhiều từ ngữ bạch thoại - khẩu ngữ.
“Ngôn từ của Bác không phải là ngôn từ cổ điển. Thể loại thơ của Bác cũng 4 câu nhưng nó là tứ tuyệt tự sự - ghi nhật kí, kể chuyện. Đó là điều rất khác thơ Đường. Thơ Đường hay so sánh, đối thanh, đối ý nhưng thơ của Bác không chủ về đối. Những việc làm của Bác rất nhỏ nhưng có nhiều việc nhỏ của Bác cũng có ý nghĩa lớn. Điều đó khẳng định Bác của chúng ta rất trân trọng, yêu quý văn hóa Trung Quốc và ra sức học tập nó nhưng không bao giờ rập khuôn.” - Giáo sư Phương Lựu phân tích.
Giáo sư Phương Lựu khẳng định, cống hiến lớn nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mặt thể loại NXB Văn Học trong “Nhật kí trong tù” là sáng tạo ra thể thơ tứ tuyệt tự sự. Hiển nhiên thơ Đường có nhiều bài mang tính chất tự sự như: “Tam tại”, “Tam biệt” của Đỗ Phủ; “Trường hận ca”, “Tỳ bà hành” của Bạch Cư Dị… nhưng không phải là thơ tứ tuyệt.
Thơ Đường luật, nhất là tứ tuyệt, thì tuyệt đại bộ phận là thơ trữ tình, tả cảnh hoặc kết hợp cả hai. Ngược lại, thơ tứ tuyệt trong “Nhật kí trong tù” tuy có những bài trữ tình nhưng lại có tính chất “nhật kí” với nhiều chi tiết đời thường, ví dụ như bài: “Chia nước”, “ Viết hộ báo cáo cho các bạn tù”, “Lên xe lửa đi Lai Tân”, “Cuộc sống trong tù”…
“Nhật kí trong tù” vốn là một tập thơ chứa đựng nhiều bất ngờ, thú vị. Tính chất nôm na trong thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh lại biểu hiện một con người gần gũi, đời thường. Đằng sau cái đời thường, tâm hồn đồng cảm ấy là một nhân cách lớn, một ý chí và khát vọng tự do. Mặc dù, cách làm thơ trong tù của Người là để giải khuây, không giống với các thi sĩ làm thơ.
Ở đây, người tù làm thơ để mong thời gian trôi nhanh hơn, vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do. Bác làm thơ không giống như những nhà