Giới thiệu [Mã BMBAU50 giảm 7% đơn 99K] Sách Những trầm tích địa danh
Tác giả: Nguyễn Thanh Lợi Khổ sách: 16x24 cm Số trang: 320 trang Năm xuất bản: 2018
Địa danh như những tấm bia lịch sử - văn hóa, nó ghi lại những dấu ấn từ tự nhiên, lịch sử cho đến những hoạt động của con người ở những vùng đất khác nhau trên thế giới này. Hay nói cách khác, đó là tấm “bản đồ” bằng ngôn ngữ về lịch sử - văn hóa của loài người được thể hiện thông qua địa danh. Ở đâu có con người sinh sống, thì ở đó có địa danh. Những trầm tích văn hóa này ẩn chứa biết bao điều thú vị, đòi hỏi sự khám phá, giải mã của các nhà khoa học đến từ các chuyên ngành khác nhau, từ sử học, khảo cổ, dân tộc học, địa lý cho đến ngôn ngữ học, văn hóa học, nghệ thuật học...
Cuốn sách nhỏ này tập hợp các bài viết về địa danh của tác giả trong nhiều năm qua, phần nhiều đã đăng tải trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo. Nội dung chủ yếu đề cập đến các địa danh mà tác giả có điều kiện nghiên cứu lâu nay. Các địa danh có nguồn gốc từ quê hương, bản quán, được các lưu dân đi khai phá, sinh sống ở vùng đất mới như một cách lưu giữ “ký ức lịch sử” được thể hiện trong bài Địa danh có nguồn gốc từ nguyên quán. Bài Địa danh kỵ húy trong lịch sửlà cái nhìn về một vấn đề ít được quan tâm nghiên cứu ở nước ta: địa danh kỵ húy.
Các địa danh có nguồn gốc từ các dân tộc được nhìn nhận, xem xét dựa trên các cứ liệu về lịch sử, địa lý, văn hóa nhằm bổ sung cho các kiến thức về ngôn ngữ khi nghiên cứu địa danh gốc dân tộc thông qua bài viết Về một số địa danh gốc Chăm; Địa danh ở Đắk Lắk; Lược khảo nghiên cứu về địa danh Khmer ở Nam bộ; Địa danh Tha La; Về tên gọi núi Bà Đen.