Giới thiệu Sách Quảng Văn - PHẨM TAM QUỐC – Dịch Trung Thiên – Bình Book
Ở ta ai cũng say mê Tam Quốc, nó thành câu nói cửa miệng “Đa nghi như Tào Tháo”, “Nóng như Trương Phi”, sách Tam Quốc có thể in mãi không dứt. Hôm nay ta có thêm cuốn sách nữa mà chỉ đọc qua lời giới thiệu của anh Đỗ Thuyên đã thấy thú. Đó là “bình” về Tam Quốc, tác giả Dịch Trung Thiên đưa ra kiến giải về: nghi án thời Tam Quốc, các phần hư cấu trong Tam Quốc diễn nghĩa...dưới phương pháp: hoàn nguyên lịch sử, so sánh hình tượng lịch sử - hình tượng văn học – hình tượng dân gian và phân tích lý giải nó. *** PHẨM TAM QUỐC Tác giả: Dịch Trung Thiên Dịch giả: Vĩnh Chi – Tố Hinh Nhà phát hành: Quảng Văn Khổ sách: 16x24 cm Số trang: 688 trang Cân nặng: 500gr Năm phát hành: 2022 Nhà xuất bản: Nhà xuất bản dân trí *** Tam Quốc là một thời kỳ vô cùng đặc biệt, mang ý nghĩa chuyển tiếp quan trọng trong lịch sử Trung Quốc. Nó đặc biệt ở chỗ đây là thời kỳ loạn lạc, anh hùng xuất hiện lớp lớp, đầy tính “kịch” và vô cùng thú vị. Liệt kê những tên tuổi anh hùng quen thuộc trong giai đoạn này sẽ là một danh sách dài dằng dặc. Tào Tháo hùng tài đại lược, Gia Cát Lượng cúc cung tận tụy, Chu Du oai hùng phóng khoáng, Lưu Bị kiên nhẫn ngoan cường. Họ đều là anh hùng của thời đại ấy, cũng đều là anh hùng của dân tộc Trung Hoa, bởi vì họ đều muốn biến chia rẽ thành thống nhất, biến thời loạn thành thời thịnh trị, mong xã hội hài hòa, thiên hạ thái bình. Họ đều cho rằng sứ mệnh lịch sử này nên do bản thân họ gánh vác quyết không chịu chắp tay nhường cho người khác. Do đó, giữa họ có mâu thuẫn, có xung đột, có va chạm, có chiến tranh, thậm chí một mất một còn đằng đằng sát khí. Kết quả của việc tranh giành Trung Nguyên là một nhà thâu tóm, kết quả của tranh đấu quyết liệt là thiên hạ thống nhất. Đó chính là Tây Tấn. Ba nước Ngụy, Thục, Ngô chỉ tồn tại hơn nửa thế kỷ, cộng thêm thời kỳ “tiền Tam Quốc”, tổng cũng chỉ chín mươi năm ngắn ngủi. Thời gian ngắn ngủi như thế, trong lịch sử Trung Quốc thật sự chỉ là “một cái búng tay”. Người ta thậm chí chưa kịp nghiêm túc ngẫm lại và tỉ mỉ bình phẩm, thì chớp mắt đã hoàn toàn đổi khác. Lịch sử thường được viết bởi bên thắng cuộc, việc biên soạn sách sử trong dân gian thì khó tránh khỏi mỗi người một ý, hoặc phiến diện. Do đó, ba nước Ngụy, Thục, Ngô vừa diệt vong, ghi chép trong sách sử đã mỗi nơi mỗi khác, kiến giải của các học giả cũng chưa đi đến nhất trí. Theo Phẩm Tam Quốc của Dịch Trung Thiên, chúng ta phải làm rõ hình tượng lịch sử trước, phải “hoàn nguyên” bộ mặt vốn có của lịch sử. Hai là phải “so sánh”, tức là xem xem ba loại hình tượng này rốt cuộc có gì khác nhau. Ba là phải “phân tích”, tức là làm rõ vì sao hình tượng lịch sử lại trở thành hình tượng văn học và hình tượng dân gian. Tác giả hy vọng thông qua ba công việc này để đọc và bình phẩm Tam Quốc cho mọi người. Phẩm Tam Quốc là những quan điểm của Dịch Trung Thiên trước những nghi vấn (từ con người, sự kiện đến hình thái quốc gia) trong thời đại Tam Quốc, cung cấp cho độc giả một góc nhìn để “đọc sử”, để suy ngẫm về thời kỳ đặc biệt này. Sách gồm 48 chương, được chia thành 4 phần theo trình tự thời gian, lần lượt bàn về quá trình hình thành và diệt vong của 3 nước Ngụy, Thục, Ngô.