Tên Nhà Cung Cấp: Thái Hà Tác giả: Nguyễn Khắc Phê Nhà xuất bản: NXB Hội Nhà văn Năm XB: 2018 Trọng lượng (gr): 460 Số trang: 437 Hình thức: Bìa Mềm SỐ PHẬN KHÔNG ĐỊNH TRƯỚC ... Số phận không định trước không chỉ là câu chuyện của nhà văn Nguyễn Khắc Phê, mà còn là số phận éo le của nhiều người khác nữa trong đại gia đình ruột thịt của anh, có đến 17 người... Nói là “Số phận không định trước” nhưng, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù bất ngờ, buồn đau, bi đát đến mấy, anh và các thành viên trong gia đình đại quan triều Nguyễn cũng đã “cắn răng” chấp nhận đối diện, sống với nó để vượt qua chướng ngại... Nhiều điều thú vị lần đầu được tác giả “công bố”: chuyện về ông bố, Nguyễn Khắc Niêm, từ nho sĩ “thần đồng” ở làng Gôi Vị, Hương Sơn, Hà Tĩnh trở thành đại quan triều Nguyễn, nổi tiếng với Tứ tôn châm, rồi là nạn nhân của “Cải cách”...; chuyện về người mẹ, người Mự không biết chữ mà thuộc gần hết Truyện Kiều; chuyện chưa kể hết về anh chị em, chuyện anh Phê, thủa nhỏ, từ Hương Sơn, Hà Tĩnh trốn ra Hà Nội “Kiếm sống và kiếm chữ”; chuyện “Những trang viết đầu tay”, tiểu thuyết đầu tay, người tình đầu... tay... Hấp dẫn hơn nữa là những chuyện “đánh”, “đấm” trong văn đàn; chuyện bị ngành chức năng “huýt còi” khi ra tiểu thuyết Mười ngày và cả mười năm (NXB Thanh niên,1997), chuyện “đóng cửa” Tạp chí Sông Hương (Huế) vì in bài thơ Người đàn ông 43 tuổi của Trần Vàng Sao và bức vẽ... của họa sĩ Bửu Chỉ với “trò chơi” trí tuệ “Đặt tên cho tranh”, khi Nguyễn Khắc Phê là Tổng biên tập tạp chí ấy (1990-1991)... Nỗi đau, sự sợ hãi của người cầm bút Việt Nam ta thật khó tả xiết. Tuy nhiên hai vụ “tai tiếng” kể trên lại có... hậu vui vẻ... (Nhà báo Bùi Ngọc Quỳnh – Báo Tuổi trẻ, ngày 22/12/2016)
Sức hấp dẫn của tác phẩm Nguyễn Khắc Phê nói chung, tự truyện Số phận không định trước nói riêng, là sự chân thành, giản dị, sâu lắng, tinh tế, không kể đến sức chứa khổng lồ của những sự kiện, những số phận... Một điều cũng thú vị là trước nhiều vấn đề, trước nhiều biến cố của dân tộc hoặc trong gia đình tác giả, Nguyễn Khắc Phê đã đưa ra những cách nhìn nhận khác nhau (nói theo ngôn ngữ các nhà phê bình là “điểm nhìn đa chiều”) và dành quyền “phán xét” cho bạn đọc và... thời gian! (Nhà giáo Nga Vũ – Báo Người lao động, 1/2017)